Quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 26 - 29)

2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà

2.1.1. Quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 176 BLTTHS thì “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân cơng làm chủ toạ phiên tồ có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà”.

Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hình sự bởi vì đối với Thẩm phán, trước khi được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án họ khơng biết gì về vụ án. Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán chủ toạ phiên toà và cũng như Thẩm phán tham gia HĐXX (nếu có) sẽ nắm bắt được các nội dung và tình tiết về vụ án được phản ánh trong hồ sơ qua các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập được. Khi Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự Thẩm phán nắm vững được bản chất của vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội nhờ đó Thẩm phán có định hướng trong việc xác định sự thật của vụ án. Hơn nữa, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án để xác định việc điều tra, truy tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có đúng khơng, có vi phạm pháp luật khơng. Ngồi ra, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán có điều kiện kiểm tra việc điều tra có bảo đảm thủ tục tố tụng hay không, xác định được thẩm quyền xét xử, thời hạn chuẩn bị xét xử... Bên cạnh đó, Thẩm phán cịn quyết định các vấn đề tố tụng khác như trả hồ sơ điều tra bổ sung, xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc ra quyết định đình chỉ tạm đình chỉ vụ án.

21

Theo quy định của BLTTHS thì nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng là nhiệm vụ của Thẩm phán chứ không phải chỉ là quyền của Thẩm phán. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại của những người tham gia tố tụng là quyền của Thẩm phán, chúng tơi khơng đồng tình với quan điểm này. Bởi lẽ, khi Chánh án thực hiện việc phân công Thẩm phán giải quyết vụ án (Thẩm phán chủ toạ phiên tồ hoặc Thẩm phán tham gia HĐXX) thì rõ ràng Thẩm phán phải được quyền tiếp cận hồ sơ và nghiên cứu để giải quyết vụ án được chính xác và đúng pháp luật. Mặc dầu vậy trong thực tế chỉ có Thẩm phán chủ toạ phiên tồ mới thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách hệ thống và xuyên suốt nên gánh nặng việc nghiên cứu và đưa ra các quyết định đè lên Thẩm phán chủ toạ phiên toà. Các Thẩm phán tham gia HĐXX ít khi thực hiện việc này, do đó nếu xác định việc nghiên cứu hồ sơ vụ án là nhiệm vụ của Thẩm phán thì thực tế thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán nói chung là chưa đầy đủ và khơng hồn thành nhiệm vụ. Vì vậy, phải xác định việc nghiên cứu hồ sơ vụ án vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của Thẩm phán thì dù là Thẩm phán chủ toạ hay Thẩm phán tham gia HĐXX khi được phân công giải quyết vụ án Thẩm phán sẽ thực hiện một cách nghiêm túc và đầy trách nhiệm việc nghiên cứu hồ sơ để làm nền tảng cho Thẩm phán xử lý tốt vụ án hình sự. Và cũng trên cơ sở nghiên cứu tốt hồ sơ vụ án thì Thẩm phán mới thực hiện tốt việc giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tịa.

Trên thực tế có những vụ án Thẩm phán được quyền tiếp cận hồ sơ từ giai đoạn điều tra và truy tố. Đó là những trường hợp phức tạp hoặc những trường hợp chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự. Trong những trường hợp này thì Cơ quan điều tra và Viện

22

kiểm sát tổ chức họp liên ngành với Tòa án để trao đổi, tham khảo ý kiến để có sự thống nhất trong việc xử lý vụ án hình sự và trong trường hợp này thì Thẩm phán sớm được tiếp cận tóm tắt những nội dung các tình tiết, những chứng cứ quan trọng của vụ án để các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất về tội danh, điều khoản áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội cho đến quan điểm xử lý chung về vụ án.

Để đảm bảo giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan, khi thực hiện quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải làm rõ: Thẩm quyền xét xử, vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ hay không, thẩm quyền của cấp tỉnh hay cấp huyện. Sau khi đã xác định được đúng thẩm quyền xét xử, Thẩm phán cần làm rõ về thủ tục tố tụng có đảm bảo hay khơng, có vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra không và những vi phạm đó có cần thiết phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bồ sung không. Tiếp đến, Thẩm phán cần xem xét giải quyết về biện pháp ngăn chặn: có cần thiết áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không. Sau khi đã xem xét đầy đủ về mặt thủ tục tố tụng, Thẩm phán bắt đầu nghiên cứu sâu về nội dung vụ án và xem xét vụ án đã đầy đủ chứng cứ để xét xử hay chưa, với hành vi của bị can, bị cáo đã thực hiện thì vệc định tội và viện dẫn pháp luật của bản cáo trạng đã đúng chưa. Trong khi nghiên cứu về nội dung vụ án Thẩm phán xem xét luôn cả việc vụ án có căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hay khơng. Khi đã nghiên cứu xem xét tồn diện vụ án thì Thẩm phán xem xét việc giải quyết vật chứng khi xét xử thế nào và cần phải ra quyết định gì.

Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán có quyền giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của của những người tham gia tố tụng. Các khiếu nại và yêu cầu nào của người tham gia tố tụng thuộc thẩm quyền luật định của mình thì Thẩm phán sẽ giải quyết, cịn những khiếu nại, yêu cầu

23

nào không thuộc thẩm quyền của Thẩm phán thì sẽ thuộc về Chánh án, Phó Chánh án. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi thấy trong BLTTHS không quy định rõ những trường hợp giải quyết khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Thẩm phán mà hầu hết việc giải quyết khiếu nại và yêu cầu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án, Phó Chánh án.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)