Bối cảnh thực hiện Cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 59 - 63)

3.2.1. Sự cần thiết Cải cách tư pháp ở Việt Nam

Tại kỳ họp lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhắc đến khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và định hướng cải cách nền tư pháp nước nhà. Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức và sự quan tâm đối với cơng tác tư pháp. Từ đó, cơng tác tư pháp có nhiều thay đổi tích cực, chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn địnhcho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, Nghị quyết đã đánh giá những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào những vấn đề bức xúc nhất. Cơng tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế trong đó chính sách hình sự và tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung; vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Địi hỏi của cơng dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thực sự là chổ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Chính vì vậy, nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới cơng tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính. Do đó Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị ra đời và đặt mục tiêu “ Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ

54

công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”26

.

Từ đó Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm: Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trogn việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính; Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp, Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nên tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.

3.2.2. Định hướng Cải cách tư pháp

Trước những đòi hỏi yêu cầu cấp bách của thực tiễn nền tư pháp Việt Nam, vấn đề cải cách tư pháp được đặt ra tại các Đại hội của Đảng và được ghi nhận trong các Nghị quyết 8 TW khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 TW khóa VIII, Nghị

55

quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân đất nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Qua đó các Nghị quyết đã thể hiện rõ chủ trương cải cách tư pháp như sau: Khẳng định chức năng của hệ thống Tư pháp: Hoạt động tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

Yêu cầu chung đối với hệ thống tư pháp, cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phải thể hiện cơng lý, tính độc lập, tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động; là lực lượng nòng cốt, là chổ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong đời sống hàng ngày.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp với Tòa án là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp. Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ tống tư pháp phải bảo đảm giữ vững các nguyên tắc phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp; trong hoạt động tố tụng, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trên cơ sở thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, khắc phục tình trạng tố tụng cắt khúc, đùn dẩy trách nhiệm, yêu cầu phân định rõ thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp.

* Về tổ chức: Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử; phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND các cấp; từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo hướng chủ yếu xét xử sơ thẩm; TAND cấp tỉnh chủ yếu

56

xét xử phúc thẩm, TANDTC thực hiện chức năng giám đốc thẩm và hướng dẫn đường lối xét xử, xóa bỏ thẩm quyền và thủ tục xét xử sơ chung thẩm của TANDTC và Tòa án Quân sự TW.`

* Về hoạt động:

- Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực sự dân chủ, kết quả; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật; có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định.

- Nghiên cứu quy định và áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, phạm tội quả tang, hậu quả pháp lý ít nghiêm trọng.

- Đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo xét xử vừa đúng đắn vửa nhanh chóng.

* Về quản lý Tòa án:

- Tổng kết kinh nghiệm trong quản lý Tòa án; gắn việc theo dõi hướng dẫn nghiệp vụ chuyên mơn với việc nhận xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.

- Nghiên cứu phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán thuộc Tòa án các cấp theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.

+ Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các trường hợp oan sai do người có thẩm quyền tố tụng gây ra.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, các chức danh tư pháp trong sạch, vững mạnh. + Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đổi mới chế độ, chính sách đảm bảo điều kiện cho cán bộ tư pháp hoạt động hiệu quả.

57

+ Đổi mới và củng cố mối quan hệ giữa hệ thống tư pháp với nhân dân theo hướng huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân vào cơng tác tư pháp, tăng cường phiên tịa xét xử lưu động.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)