2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà
2.1.4. Quyền ra Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án
Thẩm phán thực hiện quyền tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự bằng cách ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ khi có căn cứ quy định tại Điều 180 của BLTTHS. Tuy nhiên, sự dẫn chiếu của Điều 180 BLTTHS còn chưa chặt chẽ và khoa học nên khi Thẩm phán thực hiện quyền ra quyết định tạm đình chỉ thì phải tự đối chiếu những trường hợp ở giai đoạn điều tra sang giai đoạn
33
chuẩn bị xét xử. Do Điều luật không quy định cụ thể và khơng có văn bản hướng dẫn thực hiện nên theo tác giả Thẩm phán có quyền xử lý như sau:
- Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử;
- Trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và việc giám định vẫn tiếp tục cho đến khi có kết quả;
- Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can ở đâu thì Thẩm phán đề nghị Cơ quan điều tra truy nã và khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
- Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của BLTTHS hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa Thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án;
- Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án khơng liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo khác thì Thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo.
Trong những căn cứ đình chỉ vụ án hình sự tại Điều 180 BLTTHS thì chúng tơi cho rằng căn cứ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” khơng cịn phù hợp bởi vì trong quá
trình khởi tố, điều tra và truy tố người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự rất quan trọng nên khi có nghi ngờ về độ tuổi thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã ra ngay quyết định trưng cầu giám định để xác định chính xác độ tuổi của những người này. Do đó, khi hồ sơ vụ án hình sự đã được chuyển sang Tòa án nếu Thẩm phán muốn xác định chính xác độ tuổi bị can, bị cáo theo tác giả Thẩm phán nên trả
34
hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát giám định tuổi bị can, bị cáo. Sau khi có kết quả giám định nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự. Tuy nhiên về vấn đề này cũng chưa được quy định trong Điều 179 BLTTHS nên Thẩm phán cũng rất khó xử lý và chúng tôi cho rằng nên bổ sung căn cứ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự” vào Điều 179 thay vì để ở Điều 180 như hiện nay.