2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà
2.1.3. Quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
Theo quy định tại Điều 177 BLTTHS thì sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân cơng chủ toạ phiên tồ có quyền quyết định, áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án quyết định. Như vậy, trừ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án quyết định, Thẩm phán chủ toạ phiên tồ có quyền áp dụng các biện pháp: Cấm đi khỏi nơi cư trú; Bảo lĩnh; Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
- Về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định tại Điều 91 BLTTHS: Luật tố tụng hình sự khơng quy định rõ loại tội áp dụng biện pháp này mà chỉ ghi nhận điều kiện áp dụng biện pháp là bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng và khi bị áp dụng thì bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án. Thực tế khi Thẩm phán áp dụng biện pháp này với bị can, bị cáo đang bị tạm giam thì trước hết Thẩm phán phải thay đổi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng bằng cách đề xuất Chánh án hoặc Phó chánh án hủy bỏ biện pháp tạm giam và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên tại Điều 91 BLTTHS cũng như Nghị quyết của HĐTP TANDTC chưa quy định và hướng dẫn chặt chẽ để Thẩm phán thực hiện việc áp dụng biên pháp này nên biện pháp này không được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Cũng có Thẩm phán sau khi đề xuất huỷ bỏ biện pháp tạm giam với Chánh án hoặc Phó Chánh án và khi Chánh án hoặc Phó Chánh án ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm rồi Thẩm phán không ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú. Sở dĩ Thẩm phán không ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo là bởi vì dù họ có làm giấy cam đoan nhưng khi bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì Thẩm phán khơng biết áp dụng chế tài nào đối với bị can, bị cáo. Vì vậy, biện pháp này ít được Thẩm phán áp dụng trên thực tế khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
31
mình theo quy định của luật tố tụng hình sự. Chúng tơi cho rằng thực trạng này thật đáng tiếc vì sự nhận thức của các Thẩm phán khá khiêng cưỡng về quy định của Điều 91 BLTTHS để từ đó họ thối thác sự áp dụng pháp luật một cách linh hoạt làm cho quyền và lợi ích của người bị áp dụng pháp luật khơng được đảm bảo. Có thể nói biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng rộng rãi hơn nếu như Thẩm phán nhận thức đúng đắn về chế tài mà họ có quyền áp dụng đối với những bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan: Bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan trong quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Về biện pháp bảo lĩnh, theo quy định tại Điều 92 BLTTHS thì:
Đây là biện pháp ngăn chặn dùng để thay thế cho biện pháp tạm giạm nên khi bị can, bị cáo có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nhưng nếu có điều kiện để áp dụng là sự bảo lãnh của ít nhất là hai cá nhân là người thân thích của họ (có xác nhận của chính quyền địa phương) hoặc tổ chức (có sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức) mà bị can, bị cáo là thành viên được bảo lĩnh thì Thẩm phán sẽ thực hiện quyền áp dụng biện pháp bảo lãnh cho bị can, bị cáo. Trong thực tế thì đây là biện pháp ngăn chặn được Thẩm phán áp dụng tương đối nhiều khi họ nghiên cứu hồ sơ và xem xét về việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Sau khi xem xét đơn xin bảo lĩnh của gia đình bị can, bị cáo Thẩm phán chấp nhận đơn và đề xuất cho Chánh án, Phó Chánh án ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam và đưa ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
Nếu bị can hoặc bị cáo vi phạm điều kiện bảo lãnh thì Thẩm phán căn cứ quy định của pháp luật để xử lý bằng cách đề xuất Chánh án, Phó Chánh án áp dụng lại biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo còn việc xử lý cá nhân hay tổ chức đã đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì Thẩm phán khơng có thẩm quyền vì luật khơng quy định về quyền xử lý những người này cho
32
Thẩm phán vì vậy tác giả cho rằng đây cũng là một lỗ hổng của pháp luật cần được khắc phục.
- Về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, theo quy định tại Điều 93 BLTTHS:
Đây cũng là biện pháp ngăn chặn dùng để thay thế cho biện pháp tạm giạm nên khi bị can, bị cáo có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nhưng nếu có điều kiện (có tiền hoặc tài sản) để áp dụng biện pháp này thì sẽ được Thẩm phán áp dụng. Tuy nhiên do trong Điều luật không quy định số tiền đặt cho các loại tội cụ thể là bao nhiêu, tài sản có giá trị là tài sản gì, giá trị tài sản như thế nào mới được áp dụng nên trong thực tế từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực đến nay đã 10 năm nhưng số lượng vụ án, bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm khơng rõ và ngành Tịa án khơng thực hiện việc thống kê về việc áp dụng biện pháp này trong nhiều năm liền trên phạm vi tồn quốc. Có một điều chắc chắn là biện pháp này hầu như rất ít được Thẩm phán áp dụng trong thực tế, bởi lẽ, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng biện pháp này, vả lại khi áp dụng biện pháp này thì sẽ có những hậu quả phức tạp nhưng chưa được Điều luật điều chỉnh rõ ràng. Thực trạng đó có thể dẫn đến việc áp dụng biện pháp này hạn hữu trong khi biện pháp nghiêm khắc như tạm giam có thể bị lạm dụng tràn lan làm cho quyền và lợi ích của bị can, bị cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng.