Quyền xét hỏi

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 42)

2.2. Quyền của Thẩm phán tại phiên toà sơ thẩm

2.2.2. Quyền xét hỏi

Tịa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

37

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định…Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa20

.

HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự21

.

Do BLTTHS quy định trình tự xét hỏi như trên làm cho Kiểm sát viên không chủ động xét hỏi mà chờ chủ tọa nhắc nhở mới hỏi và có hỏi cũng chỉ hỏi mang tính chất bổ sung còn việc hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ tình tiết trong vụ án là trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và HĐXX. Vì vậy, những người tham gia tố tụng có tâm lý và nhận thức rằng HĐXX xét hỏi để bảo vệ cáo trạng thay cho Viện kiểm sát việc xét xử tại phiên tịa chỉ là hình thức.

Ngồi ra, với trình tự xét hỏi như trên dễ làm cho Hội đồng xét xử tích cực xét hỏi để nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và vơ hình chung đã trở thành công cụ bảo vệ cáo trạng cho Viện kiểm sát khi ra sức chứng minh tội phạm tại phiên tịa sơ thẩm. Vì vậy, phần cơng tố của Kiểm sát viên không được thể hiện mà Kiểm sát viên lắng nghe và theo dõi diễn biến phần xét hỏi của HĐXX để thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm là HĐXX đã làm sáng tỏ hết các tình tiết của vụ án chưa, nếu chưa thì Kiểm sát viên sẽ hỏi thêm một vài vấn đề mà theo Kiểm sát viên HĐXX chưa làm rõ khi xét hỏi tại phiên tòa.

20 Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự 21 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự

38

2.2.3. Quyền xử phạt hành chính tại phiên tồ

Theo quy định tại Điều 198 BLTTHS thì “Những người vi phạm trật tự phiên tịa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ”.

Theo khoản 1 Điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (PLXLVPHC) năm 2002(sửa đổi năm 2007 và 2008) thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa chỉ có quyền áp dụng các hình thức phạt chính và bổ sung mà khơng có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Luật xử lý vi phạm hành chính (LXLVPHC) năm 2012 có hiệu lực 01/7/2013 cũng không quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Trong khi đó, bản chất của “buộc rời khỏi phịng xử án” theo quy định của Điều 189 BLTTHS là biện pháp khắc phục hậu quả và rất cần thiết trong việc đảm bảo giữ nghiêm trật tự phiên tòa. Đây là một điểm vướng, vì thực tế, biện pháp này rất cần thiết cho Thẩm phán trong việc thực hiện quyền của mình. Thiết nghĩ, đây là vấn đề quan trọng vừa liên quan đến cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của Thẩm phán vừa liên quan đến quyền con người nên cần phải được xác định cụ thể, nhằm tạo ra sự áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 40 PLXLVPHC được sửa đổi bổ sung năm 2008 thì quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có thẩm quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 2.000.000đ;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại Điều 48 của LXLVPHC có hiệu lực 01/7/2013 thì lại quy định về mức phạt tiền của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa chỉ có “phạt tiền đến 1.000.000đ” là bất hợp lý.

39

Trong thực tiễn xét xử và báo cáo tổng kết của ngành Tòa án nhân dân hồn tồn khơng đề cập đến việc thống kê có bao nhiêu trường hợp Thẩm phán chủ tọa đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án. Trong khi thực tiễn xét xử của ngành Tòa án tỉnh Long An trong thời gian 20 năm (từ 1993 đến năm 2013) chỉ có 01 trường hợp xử phạt hành chính để xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tịa án. Điều này có thể thấy là do mức xử phạt trong lĩnh vực này quá thấp, khơng đủ tính răn đe nên Thẩm phán hầu như ít sử dụng quyền này khi xét xử.

Hiện nay, Dự thảo PLXLVPHC các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND đang được Quốc hội lấy ý kiến rộng rãi. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy Dự thảo PLXLVPHC cũng chưa đáp ứng được việc nâng cao tính nghiêm minh của hoạt động tố tụng. Cụ thể, khoản 1 Điều 29 Dự thảo PLXLVPHC các hành vi cản trở hoạt động của TAND) thì khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000đ đối với cá nhân, 500.000đ đối với tổ chức thì khơng cần phải lập biên bản mà có thể ra quyết định xử lý hành chính tại chổ. Trường hợp hành vi hành chính cản trở hoạt động của TAND được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 32 Dự thảo PLXLVPHC lại quy định:” Khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân phải bị xử lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo, người có thẩm quyền xử lý phải xem xét và ra ngay quyết định xử lý mà không phải lập biên bản về hành vi đó”. Và tại khoản 1 Điều 33 Dự thảo PLXLVPHC quy định:” Khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tịa án nhân dân có hình thức xử lý hành chính là phạt tiền, người có thẩm quyền xử lý hành chính phải lập biên bản về hành vi đó”. Rõ ràng khoản 1 Điều 32 và khoản 1 Điều 33 PLXLVPHC hoàn tồn khơng nhất qn với khoản 1 Điều 29 với nhau về

40

việc có cần thiết phải lập biên biên bản hay khơng khi xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp như trên.

2.2.4. Quyền trong khi nghị án

Mục đích của việc nghị án là HĐXX đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã được thẩm định tại phiên tịa. Bên cạnh đó, HĐXX xem xét, cân nhắc và đánh giá ý kiến của Kiểm sát viên, luật sư và những người tham gia tố tụng. Sau khi đã xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác thì HĐXX ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án.

Yêu cầu của việc nghị án: Việc nghị án phải đảm bảo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số. Khi nghị án HĐXX phải đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bằng sự công tâm, khách quan. Ngoài ra, trong khi nghị án thì các vấn đề của vụ án phải được xem xét đầy đủ và toàn diện như: xem xét về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự nếu có và án phí hình sự và dân sự sơ thẩm.

Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền với nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, quyết định theo đa số theo quy định tại các Điều 15, Điều 16 và Điều 17 BLTTHS. Trong suốt quá trình xem xét và nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán thực chất là người nắm rõ các tình tiết trong vụ án và trực tiếp đối chiếu các quy định pháp luật để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Tuy nhiên, Điều 222 BLTTHS lại quy định “Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án” là chưa phù hợp. Bởi vì, thực tế đa số Hội thẩm nhân dân đều là kiêm nhiệm và trình độ pháp luật Hội thẩm cịn hạn chế và trình độ chun mơn cũng chưa đạt được u cầu của nền tư pháp nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Do đó, nếu Thẩm phán chủ tọa

41

phiên tòa chưa đạt đến sự bản lĩnh nghề nghiệp thì chỉ có quyền bảo lưu ý kiến và như vậy việc quyết định số phận con người lại không do Thẩm phán mà do Hội thẩm quyết định sẽ dẫn đến việc sai lầm trong áp dụng pháp luật hoặc oan sai trong xét xử hình sự.

42

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA THẨM PHÁN

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thẩm vụ án hình sự

3.1.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên tòa tòa

Do BLTTHS quy định chưa được cụ thể và do nhận thức của Thẩm phán, HTND và KSV về quy định của BLTTHS chưa được thống nhất và đồng bộ nên thực trạng việc thực hiện quyền của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cịn bộc lộ nhiều hạn chế.

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng

Điều 176 BLTTHS quy định nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng là nhiệm vụ của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Điều 39 và Điều 40 BLTTHS quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm được phân cơng giải quyết, xét xử vụ án hình sự là nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử cho thấy chỉ có chủ tọa phiên tịa mới thực hiện một cách nghiêm túc việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Các Thẩm phán tham gia xét xử với Thẩm phán chủ tọa phiên tịa và Hội thẩm hầu như khơng thực hiện tốt việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Có trường hợp trước khi xét xử, Thẩm phán tham gia xét xử và Hội thẩm chỉ đọc qua bản cáo trạng là có thể tham gia xét xử. Thực trạng trên xuất phát từ nhận thức của Thẩm phán tham gia xét xử và HTND cho rằng luật tố tụng hình sự đã quy định đó là nhiệm vụ của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Mặt khác khi bản án hình sự bị sửa, bị hủy thì

43

ngành Tòa án cũng chỉ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của chủ tọa phiên tịa mà khơng xem xét trách nhiệm của Thẩm phán tham gia xét xử cũng như trách nhiệm của Hội thẩm. Do đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa bị áp lực trong khi giải quyết vụ án và việc nghiên cứu hồ sơ cần được hiểu là quyền của Thẩm phán.

Ngoài ra, việc giải quyết khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng không được BLTTHS quy định cụ thể Thẩm phán có những quyền như thế nào khi xử lý những khiếu nại và yêu cầu đó. Trong khi hầu hết những khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng đều có liên quan đến hoạt động của Điều tra viên, KSV. Chính vì vậy, Thẩm phán khơng có điều kiện thực hiện và phát huy quyền của mình khi xem xét những khiếu nại, yêu cầu chính đáng của những người tham gia tố tụng. Trái lại, có trường hợp Viện kiểm sát lại dùng quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự để gây khó khăn kéo dài vụ án.

Ví dụ như vụ Nguyễn Văn Dơng “Hủy hoại tài sản”22

có nội dung như sau: Bị cáo Nguyễn Văn Dông do mâu thuẫn với người bị hại nên đã có hành vi xơ ngã trụ điện của người bị hại trước nhà bị cáo kéo theo ngã trụ điện liền kề bị hư hỏng được Hội đồng định giá đã xác định giá trị thiệt hại là 674.800đ. Bị cáo Dông khiếu nại việc định giá là chưa chính xác bởi trụ điện do người bị hại tự đổ, hồn tồn khơng theo đúng quy cách, chất lượng của ngành điện lực quy định. Tòa sơ thẩm khơng có giải quyết triệt để khiếu nại của bị cáo đơi với Viện kiểm sát nên có văn bản trả lời khiếu nại của bị cáo không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Sau khi xét hỏi, Hội đồng xét xử sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát với lý do cần xác định lại giá trị của tài sản bị xâm hại. Viện kiểm sát có văn bản trả lời việc Tịa trả hồ sơ là khơng có căn cứ và chuyển lại Tịa. Tại phiên xét xử lần hai, Tòa sơ

44

thẩm xét xử tiếp tục xét xử ở phần xét hỏi và tuyên bố bị cáo không phạm tội. Viện kiểm sát đã có kháng nghị đề nghị hủy án sơ thẩm với lý do tại phiên tịa sơ thẩm, Hội đồng xét xử khơng cho kiểm sát viên đọc bản cáo trạng truy tố bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vụ án đã bị cấp phúc thẩm hủy vì lý do vi phạm thủ tục nhưng sau đó Cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án do hành vi bị cáo không cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Thực tiễn xét xử cho thấy, trường hợp sau khi nhận quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Thẩm phán vẫn cịn tình trạng VKS hồn trả lại với lý do Thẩm phán trả hồ sơ chưa đúng căn cứ hoặc không tiến hành điều tra bổ sung vì cho rằng VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Chính vì vậy, quyền của Thẩm phán bị hạn chế do chưa được VKS tôn trọng và chấp hành trong khi đây là quyền quan trọng của Thẩm phán vì kết quả điều tra bổ sung ảnh hưởng rất lớn đến phán quyết của Thẩm phán và HĐXX khi xét xử vụ án hình sự.

Ví dụ như vụ án Nguyễn Quốc Yên “Hiếp dâm trẻ em”23. Vụ án như sau: Nguyễn Quốc Yên có hành vi hiếp dâm chị Trần Thị Bích Ngọc. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát căn cứ vào giấy khai sinh của chị Ngọc để khởi tố và truy tố Nguyễn Quốc Yên về tội “Hiếp dâm” theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự. Tuy nhiêm theo lời khai của người bị hại và một số người làm chứng thì khi bị xâm hại người bị hại Trần Thị Bích Ngọc chưa đủ 18 tuổi. Tịa án sơ thẩm đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để xác định lại độ tuổi của người bị hại nhưng Viện kiểm sát lại có văn bản căn cứ vào giấy khai sinh đã đủ xác định tuổi của bị hại nên hồn trả lại cho Tịa án. Tòa án sơ và phúc thẩm cũng căn cứ vào giấy khai sinh để xét xử đối với Nguyễn Quốc Yên theo

45

khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự. Vụ án trên đã bị Tịa Hình Sự TAND Tối Cao hủy để điều tra xét xử lại. Sau khi giám định xương của người bị hại thì kết quả giám định đã xác định người bị hại chưa đủ 18 tuổi nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy tố, xét xử lại Nguyễn Quốc Yên về tội ‘Hiếp dâm” theo khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự.

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Các biện phán ngăn chặn hiện nay được BLTTHS quy định tương đối đầy đủ về hình thức nhưng về nội dung các biện pháp này thì chưa được quy định chặt chẽ nên ảnh hưởng khơng ít đến việc Thẩm phán thực hiện quyền

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)