Quyền điều khiển phiên toà

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 41 - 42)

2.2. Quyền của Thẩm phán tại phiên toà sơ thẩm

2.2.1. Quyền điều khiển phiên toà

Xuất phát từ nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục được quy định tại Điều 184 BLTTHS và mơ hình pha trộn giữa tranh tụng và thẩm vấn, tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện quyền điều khiển phiên tòa một cách liên tục và xuyên suốt từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi tuyên bản án.

17

Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 18 Điều 190 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 19 Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

36

- Phần thủ tục: Từ khi HĐXX vào phòng xử án, chủ tọa thay mặt HĐXX cho phép mọi người ngồi và công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau đó, chủ tọa yêu cầu Thư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập. Tiếp đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa điều khiển phần thủ tục như kiểm tra căn cước những người được triệu tập và giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và tuyên bố kết thúc phần thủ tục.

- Phần xét hỏi: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trực tiếp xét hỏi và đề nghị các thành viên của HĐXX tham gian xét hỏi. Sau đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên và Luật sư bào chữa cho bị cáo, Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự khác tham gia xét hỏi. Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền nhắc nhở những người tham gia xét hỏi nếu họ đặt những câu hỏi mang tính dẫn cung, mớm cung cũng như nhắc nhở họ cần đặt câu hỏi ngắn gọn, trọng tâm. Thẩm phán chủ tọa phiên tịa cũng có quyền nhắc nhở thái độ, ngôn phong của những người tham gia xét hỏi để tránh sự miệt thị, không tôn trọng những người tham gia tố tụng.

- Phần tranh luận: Thẩm phán điều khiển phần tranh luận và đối đáp của kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong khi tranh luận, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền nhắc nhở các bên đi sâu vào trọng tâm và có quyền yêu cầu kiểm sát viên phải đối đáp với tất cả các lập luận của những người tham gia tố tụng.

Thực hiện quyền điều khiển phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đòi hỏi Thẩm phán phải bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm và có thuật ứng xử và tài hùng biện.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)