Quyền trong khi nghị án

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 46 - 48)

2.2. Quyền của Thẩm phán tại phiên toà sơ thẩm

2.2.4. Quyền trong khi nghị án

Mục đích của việc nghị án là HĐXX đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã được thẩm định tại phiên tịa. Bên cạnh đó, HĐXX xem xét, cân nhắc và đánh giá ý kiến của Kiểm sát viên, luật sư và những người tham gia tố tụng. Sau khi đã xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác thì HĐXX ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án.

Yêu cầu của việc nghị án: Việc nghị án phải đảm bảo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số. Khi nghị án HĐXX phải đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bằng sự công tâm, khách quan. Ngoài ra, trong khi nghị án thì các vấn đề của vụ án phải được xem xét đầy đủ và toàn diện như: xem xét về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự nếu có và án phí hình sự và dân sự sơ thẩm.

Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền với nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, quyết định theo đa số theo quy định tại các Điều 15, Điều 16 và Điều 17 BLTTHS. Trong suốt quá trình xem xét và nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán thực chất là người nắm rõ các tình tiết trong vụ án và trực tiếp đối chiếu các quy định pháp luật để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Tuy nhiên, Điều 222 BLTTHS lại quy định “Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án” là chưa phù hợp. Bởi vì, thực tế đa số Hội thẩm nhân dân đều là kiêm nhiệm và trình độ pháp luật Hội thẩm cịn hạn chế và trình độ chuyên môn cũng chưa đạt được yêu cầu của nền tư pháp nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Do đó, nếu Thẩm phán chủ tọa

41

phiên tòa chưa đạt đến sự bản lĩnh nghề nghiệp thì chỉ có quyền bảo lưu ý kiến và như vậy việc quyết định số phận con người lại không do Thẩm phán mà do Hội thẩm quyết định sẽ dẫn đến việc sai lầm trong áp dụng pháp luật hoặc oan sai trong xét xử hình sự.

42

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA THẨM PHÁN

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)