2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà
2.1.2. Quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một tác nghiệp của Thẩm phán trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Khoản 1 Điều 179 BLTTHS quy định về các trường hợp Thẩm phán có thể ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Thẩm phán có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm khắc phục những sai sót của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình điều tra, truy tố vụ án hình sự. Tuy nhiên quy định của pháp luật (Điều 179 BLTTHS) về việc trả hồ sơ của Tòa án để điều tra bổ sung vẫn cịn có những điểm chưa rõ ràng, chặt chẽ và đầy đủ. Điều này thể hiện rõ nét bởi không phải lúc nào việc trả hồ sơ của Thẩm phán cũng được Viện kiểm sát chấp nhận. Ngun nhân của tình trạng này có rất nhiều, có ngun nhân từ sự nhận thức khơng đúng của Thẩm phán thụ lý vụ án, có nguyên nhân từ sự nhận thức không đúng từ Viện kiểm sát mà cụ thể là Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và như đã được tác giả luận văn vừa đề cập, có nguyên nhân từ quy phạm pháp luật (Điều 179 BLTTHS).
Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa khi chuẩn bị xét xử vụ án hình sự phát hiện được một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 179 BLTTHS thì Thẩm phán sẽ thực hiện quyền trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
Tuy nhiên, thực tế Viện kiểm sát không phải lúc nào cũng hiểu đúng quy định này nên dẫn đến khơng ít trường hợp khi Thẩm phán ra quyết định
24
trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát khơng tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán mà chuyển hồ sơ trở lại Toà án với lý do là “Tồ án trả hồ sơ khơng có căn cứ nên Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và yêu cầu Toà án đưa vụ án ra xét xử”. Có trường hợp những yêu cầu
cần làm rõ được Thẩm phán nêu trong Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra không thực hiện vì những lý do khác nhau. Nguyên nhân, do các cơ quan tiến hành tố tụng có cách đánh giá chứng cứ khác nhau dẫn đến tranh chấp về điều khoản truy tố của cùng tội danh hay các tội danh khác nhau. Ngoài ra, việc Thẩm phán trả hồ sơ sơ do còn đồng phạm khác hoặc người phạm tội khác nhưng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không thống nhất với quan điểm của Thẩm phán dẫn đến tình trạng hồ sơ vụ án bị chuyển trả nhiều lần làm vụ án phải bị kéo dài thời hạn tố tụng. Một trường hợp khác mà Thẩm phán có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung là do có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng như: Đối với bị can là người chưa thành niên nhưng khi lấy lời khai khơng có người giám hộ; chưa làm rõ nhân thân của bị can để xác định đúng khung của tội danh cần truy tố. Do đó, khi Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ thì Viện kiểm sát thường cho rằng dù có vi phạm tố tụng nhưng khắc phục được nên không chấp nhận việc trả hồ sơ của Thẩm phán. Ngồi ra, do Thẩm phán có lúc chưa nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án nên trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần với nhiều lý do khác nhau cũng gây ảnh hưởng khơng ít đến tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Thực trạng này ảnh hưởng khơng ít đến việc thực hiện quyền của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Về số lần Thẩm phán có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS quy định Tòa án được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Để thống nhất giữa các ngành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số
25
01/2010 ngày 27/8/2010 của VKSNDTC- BCA- TANDTC đã quy định như sau: “Để không trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, Viện kiểm sát, Tịa án phải nghiên cứu tồn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung và phải kịp thời ra quyết định, không được để hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.
Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán khi thực hiện quyền ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung một cách kịp thời và chính xác, tránh kéo dài thời gian tố tụng của vụ án. Ngồi ra, Thơng tư liên tịch số 01/2010 ngày 27/8/2010 cũng quy định những trường hợp không được trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm tránh được việc Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không cần thiết và kéo dài thời hạn tố tụng, cụ thể:
- Không được trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc thiếu chứng cứ khơng thể thu thập được. Ví dụ như có 03 người làm chứng nhưng nay chỉ xác định được 02 người hoặc hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã mất.
Với hướng dẫn này thì có trường hợp bị can, bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 Điều 104 với tình tiết định khung là dùng hung khí nguy hiểm là cây đánh người bị hại với thương tích chưa đến 11% nhưng Cơ quan điều tra lại không thu thập và truy tìm được vật chứng mà vẫn khởi tố theo lời khai của người bị hại và bị can thừa nhận đã dùng cây vuông đánh người bị hại. Trong trường hợp này nếu Thẩm phán không ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm để Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra thì khi xét xử Tịa án khơng thể tuyên bố bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” được vì vật chứng quan trọng khơng thu thập được nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì bị cáo dù thừa nhận dùng cây vng đánh người bị hại nhưng không làm
26
rõ được “hung khí” mà bị cáo sử dụng có khả năng gây tổn hại sức khỏe cho bị cáo hay không bởi vì cây vng ấy khơng xác định được là cây rắn chắc hay bị mối mọt ăn mục dễ gãy cũng như không làm rõ được trọng lượng và kích thước cây, điều này cũng đồng nghĩa rằng khơng thể xác định được vật mà bị cáo sử dụng có phải là hung khí nguy hiểm hay khơng. Thực tế, hầu hết các Thẩm phán đều trả hồ sơ điều tra bổ sung trong những trường hợp này vì không đủ căn cứ tuyên bị cáo phạm tội.
- Trường hợp Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ cho thấy hành vi của bị can (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác nhưng chứng cứ trong hồ sơ cho thấy có thể xét xử bị can (bị cáo) về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can (bị cáo) ít hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố thì Thẩm phán khơng thực hiện quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung bởi vì theo quy định tại Điều 196 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử thì Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một Điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Thẩm phán không cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát trong trường hợp xét thấy bị cáo phạm tội khác mà tội đó nhẹ bằng hoặc nhẹ hơn là Thẩm phán đã vận dụng đúng quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự .
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng nếu thấy trong vụ án còn có đồng phạm khác chưa bị khởi tố thì Thẩm phán khơng cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung mà có thể đưa vụ án ra xét xử và HĐXX thực hiện quyền khởi tố vụ án tại phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự “khi phát hiện có người phạm tội” để giảm bớt việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Trường hợp đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu Cơ quan điều tra khơng có
27
quyết định tách vụ án thì Thẩm phán cũng khơng có quyền tách vụ án hoặc nhận định trong bản án để tách ra được. Hơn nữa, nếu khơng có quyết định tách vụ án thì sẽ khơng có căn cứ để xem xét khởi tố vụ án khác hoặc người phạm tội khác được. Do dó, theo tác giả luận văn thì hướng dẫn này chưa phù hợp theo quy định tại Điều 117 và Điều 196 BLTTHS vì vậy Thẩm phán cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra ra Quyết định tách vụ án mới kết thúc điều tra và chuyển vụ án sang Viện kiểm sát truy tố.
- Đối với trường hợp có vi phạm tố tụng nhưng khơng xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; hướng dẫn của Thơng tư nói trên nhằm khắc phục sự vi phạm tố tụng của Cơ quan điều tra và tránh được tình trạng kéo dài thời hạn tố tụng vụ án hình sự. Thực tế khi Thẩm phán phát hiện có vi phạm tố tụng họ đều trao đổi với kiểm sát viên để khắc phục nhưng đối với những vi phạm tố tụng mà do người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự phát hiện và yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì khơng có Thẩm phán hay HĐXX nào nhận định “dù có vi phạm tố tụng nhưng khơng xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nên khơng chấp nhận lời trình bày cũng như yêu cầu trả hồ sơ của người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự”. Từ phân tích này cho chúng ta thấy rằng hướng dẫn của thơng tư nói trên thiếu tính hợp lý và sự chặt chẽ để Thẩm phán hay Hội đồng xét xử thực hiện quyền hạn của mình khi xét xử vụ án.
- Một trường hợp khác là bị can (bị cáo) là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra nhưng đến khi truy tố, xét xử bị can (bị cáo) đã đủ 18 tuổi đã làm cho các cơ quan tố tụng xử lý khơng ít lúng túng. Trong thực tiễn khơng ít trường hợp Thẩm phán đã khơng trả hồ sơ điều tra bổ sung khi gặp tình huống này nên đến khi xét xử bị cáo hoặc người bào chữa khiếu nại cho rằng quá trình điều tra do bị cáo là người chưa thành niên mà lại khơng có
28
người bào chữa chỉ định, khơng có người đại diện hợp pháp nên Cơ quan điều tra đã mớm cung cung hoặc ép cung sẽ rất khó khăn cho việc xét xử và xử lý tình huống nêu trên và Thẩm phán khơng thể khách quan khi xem xét vụ án. Trong những trường hợp như vậy người bào chữa thường đề nghị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung để đảm bảo quyền và lợi ích của bị cáo. Chúng tơi cho rằng đề xuất này có cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn bởi vì trong những trường hợp như vậy quyền và lợi ích của người bị buộc tội không được đảm bảo và nguy cơ xâm hại nghiêm trọng quyền lợi của bị cáo rất có khả năng xảy ra.
Có quan điểm cho rằng, nên sửa luật theo hướng chỉ có HĐXX mới có thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chỉ trả hồ sơ điều tra sau khi đã xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa còn Thẩm phán khơng có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng nếu không cho Thẩm phán quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung từ giai đoạn chuẩn bị xét xử thì mặc dù phát hiện ra những thiếu sót cả về nội dung và tố tụng, Thẩm phán vẫn phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, để rồi Hội đồng xét xử buộc phải xét hỏi, nghe tranh luận và mới được ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như vậy sẽ tốn kém thời gian, tiền của, công sức và vụ án kéo dài thêm rất nhiều vì vậy cần thiết cho Thẩm phán được quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung15
. Tác giả luận văn đồng tình với quan điểm này bởi vì quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là phù hợp với yêu cầu về tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới. Chính việc Thẩm phán mạnh dạn thực hiện quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã góp phần hạn chế án bị sửa, hủy khi có kháng cáo hoặc có kiến nghị
15 Nguyễn Quang Lộc (2013), “Bàn về chế định Trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tịa án nhân dân, tr.4.
29
của Tòa án đã xét xử vụ án. Thực tế, trung bình mỗi năm Tịa án các cấp đã trả khoảng gần 4.000 vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung hạn chế gần 4.000 vụ án bị cải sửa, hủy mỗi năm16
.
Cũng có quan điểm cho rằng cần phải bỏ Điều 179 BLTTHS để Thẩm phán không được trả hồ sơ điều tra bổ sung vì theo quy định của Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự ngồi việc thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nên quy định quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Thẩm phán là không cần thiết. Tác giả luận văn
khơng đồng tình với quan điểm này vì thực tế hiện nay, khi Thẩm phán ra
quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát đều là hoạt động giúp cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra củng cố chứng cứ và hạn chế việc tuyên bố bị cáo không phạm tội; hoặc có những trường hợp khi Thẩm phán trả hồ sơ điều tra bổ sung thì vụ án được Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, hạn chế được những vụ bồi thường oan sai do sự cẩu thả và nóng vội của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra và truy tố vụ án hình sự.
Có thể nói, về quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán theo quy định của Điều 179 BLTTHS nếu nhìn nhận từ nhiều giác độ khác nhau thì cịn rất nhiều vấn đề có thể đưa ra để tranh luận. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì chúng tơi cho rằng các nhà làm luật cần lưu ý những phát hiện khoa học cũng như những phát hiện thực tiễn để sớm có hướng điều chỉnh cho chế định này được hoàn thiện hơn.
16 Theo báo cáo ngành Tòa án: Từ năm 2002 đến năm 2007 Tòa án các cấp đã trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung với 15.328 vụ án.
30