Kiến nghị đối với hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 63 - 68)

3.3. Giải pháp hoàn thiện

3.3.1. Kiến nghị đối với hệ thống pháp luật

BLTTHS năm 2003 thực sự chưa thực sự quy định rõ về quyền của Thẩm phán một cách rõ nét nhất để đáp ứng với nhu cầu cải cách hiện nay. Do đó, cần thiết phải sửa đổi nhằm làm tăng quyền của Thẩm phán để thực sự nâng cao vai trò trung tâm của Tòa án và Tòa án phải thực sự là trọng tâm của hoạt động xét xử.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cần quy định rõ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại và các yêu cầu của những người tham gia tố tụng là quyền của Thẩm phán để tăng quyền lực của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án hình sự nhất là các khiếu nại đối với những vi phạm của Điều tra viên và Kiểm sát viên như luật tố tụng hình sự của một số nước tiến bộ trên thế giới đã quy định như đã tìm hiểu ở Chương 1.

Vì vậy, Điều 176 BLTTHS cần được sửa đổi như sau: “Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa có quyền nghiên cứu hồ sơ; quyền giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tịa. Thẩm phán có quyền giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên và Kiểm sát viên.

2…”

Để quy định cụ thể quyền của Thẩm phán trong việc giải quyết các khiếu nại của những người tham gia tố tụng nhằm phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, cần thiết phải bỏ khoản 2 Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự để Viện kiểm sát chỉ có quyền thực hành cơng tố trong hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tịa án. Do đó, cần thiết phải

58

sửa đổi Điều 137 Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để bỏ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực xét xử án hình sự. Từ đó, Điều 23 BLTTHS được sửa đổi như sau:

“Điều 23. Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự

1. Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án.

2. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, khơng làm oan người vơ tội.”

Ngồi ra, cần quy định rõ quyền của Thẩm phán khi trả hồ sơ điều tra bổ sung khi phát hiện bị cáo phạm tội khác nặng hơn hoặc có đồng phạm khác thay cho căn cứ đã quy định trong khoản 1 Điều 179 BLTTHS.

Vì vậy cần sửa đổi khoản 1 Điều 179 BLTTHS như sau: Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:

a)…

b) Khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác nặng hơn hoặc có đồng phạm khác…”

c)….

Về các biện pháp ngăn chặn thì ngồi biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án có thẩm quyền quyết định thì các biện pháp mà chủ tọa phiên tịa có thẩm quyền giải quyết là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo và biện pháp bảo lĩnh theo quy định tại Điều 92 và Điều 93 BLTTHS.

Cần bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú quy định tại Điều 91 BLTTHS vì biện pháp này hiện nay khơng cịn phù hợp với Luật cư trú và không phù hợp với hoạt động sinh sống thực tế của nhân dân.

59

Tuy nhiên, cần xây dựng các biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị mang tính chế tài thiết thực và đủ sức răn đe để nâng cao tính thiết thực của các biện pháp trên.

Do đó, Điều 92 BLTTHS cần được sửa đổi như sau: “ 1…

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan có thể bị Thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa ra quyết định buộc nộp từ 50 đến 100 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan. Trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.

Điều 93 BLTTHS cần được sửa đổi như sau: “1…

5. Chỉ áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đối với các loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để đảm bảo được quy định như sau:

Từ 10 đến 20 lần mức lương tối thiếu do Nhà nước quy định đối với loại ít nghiêm trọng; Từ trên 20 lần đến 50 lần mức lương tối thiếu do Nhà nước quy định đối với loại tội nghiêm trọng; Từ trên 50 lần đến 100 lần mức lương tối thiếu do Nhà nước quy định đối với loại tội rất nghiêm trọng.

Trình tự, thủ tục để đảm bảo, việc tạm giữ, hoàn trả, khơng hồn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Để tránh dẫn chiếu nhầm lẫn giữa Điều 180 và Điều 160 BLTTHS và loại bỏ trường hợp Thẩm phán ra quyết định chỉ trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 BLTTHS “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự”. Vì vậy, đảm bảo quyền của Thẩm phán trong việc ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Điều 180 BLTTHS cần được sửa đổi như sau:

“ Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán có quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau:

60

- Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử.

- Trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và việc giám định vẫn tiếp tục cho đến khi có kết quả.

- Chưa xác định được bị can hoặc khơng biết rõ bị can ở đâu thì Thẩm phán đề nghị Cơ quan điều tra truy nã và khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

2. Thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án khơng liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.”

Để tăng tính tơn nghiêm nơi pháp đình và tăng quyền uy của Thẩm phán, cần sớm hoàn thiện Dự thảo và ban hành Pháp lệnh XLVPHC các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND theo hướng tăng nặng mức phạt đối với các hành vi như vi phạm trật tự phiên tòa, gây rối trật tự phiên tịa và hành vi khơng chấp hành giấy triệu tập của Tòa án. Điều này sẽ hạn chế việc hỗn phiên tịa nhiều lần do những người tham gia tố tụng không tôn trọng giấy triệu tập cũng như hoạt động xét xử của Tịa án.

Nhằm thể hiện tính trung tâm của Tòa án và nâng cao quyền của Thẩm phán phần xét hỏi cần được sửa đổi như sau:

61

“Điều 207. Trình tự xét hỏi 1 …

2. Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước sau đó đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân có quyền yêu cầu Kiểm sát viên hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.

3. Khi xét hỏi, những người xét hỏi có quyền đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án”.

Như vậy, các Điều khoản 1, khoản 2 Điều và khoản 4 Điều 209, Điều 210 và khoản 1, khoản 2 Điều 211 sẽ bỏ các cụm từ Hội đồng xét xử” để thay thế bằng cụm từ “Người xét hỏi” cho phù hợp với trình tự xét hỏi đã được sửa đổi tại Điều 207 BLTTHS như đã trình bày ở phần trên.

Để nâng cao tính độc lập và quyền của Thẩm phán trong việc xét xử vụ án hình sự và chọn lọc những quy định của tố tụng hình sự của một số nước tiến bộ trên thế giới, khoản 1 Điều 222 cần được sửa đổi như sau:

“Điều 222. Nghị án

1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán có quyền trình bày quan điểm của mình trước để các thành viên Hội đồng xét xử tham khảo rồi tiến hành biểu quyết, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Nếu ý kiến của Thẩm phán là ý kiến thiểu số thì Thẩm phán có quyền quyết định cuối cùng trong trường hợp Hội thẩm xác định có tội nhưng Thẩm phán lại xác định bị cáo khơng phạm tội”.

62

Để hồn thiện pháp luật, tác giả đã trình bày một số kiến nghị sửa đổi một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao và mở rộng quyền của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án hình sự đáp ứng vào tiến trình cải cách tư pháp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)