Quyền triệu tập những người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 40 - 41)

2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà

2.1.5. Quyền triệu tập những người tham gia tố tụng

Để xác định những tình tiết của vụ án một cách chính xác và khách quan, khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng gồm bị cáo, người bị hại, người có quyền nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người giám định, người phiên dịch người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của người tham gia tố tụng, HĐXX cũng có quyền hỗn phiên tịa để triệu tập thêm người làm chứng hoặc những người tham gia tố tụng khác.

Khi triệu tập những người tham gia tố tụng nếu họ không chấp hành theo giấy triệu tập của Tịa án chỉ có bị cáo và người làm chứng có thể bị áp giải và dẫn giải theo quy định tại Điều 50 và Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự. Đối với những người tham gia tố tụng cịn lại thì Thẩm phán khơng thể áp dụng chế tài với họ nếu như họ không chấp hành theo giấy triệu tập của Thẩm phán. Tuy nhiên, BLTTHS có quy định những trường hợp Tòa án có quyền xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng, cụ thể:

Khi bị cáo trốn tránh và việc truy nã khơng có kết quả hoặc bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tịa thì Thẩm phán có quyền xem xét để tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.

35

Một trường hợp khác có thể xét xử vắng mặt bị cáo là nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ17

.

Trường hợp vụ án có người bào chữa nhưng khi người bào chữa vắng mặt có gửi bản bào chữa thì Thẩm phán vẫn có quyền xem xét và tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo18

.

Ngoài ra, nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thì HĐXX có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự để tiến hành xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng này19

.

Khi xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng thì Tịa án phải niêm yết bản sao bản án để cho những người tham gia tố tụng có điều kiện kháng cáo và làm căn cứ để tính thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án.

Trong những trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì việc xét xử vắng mặt trong trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài và khơng thể triệu tập đến phiên tịa là chưa phù hợp. Bởi vì, bị cáo đang ở nước ngồi khơng thể triệu tập thì việc Tịa án phát hành bản án, việc bị cáo nhận bản án và quyền kháng cáo của bị cáo sẽ không được bảo đảm.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)