Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 52 - 59)

3.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án

3.1.2. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán tại phiên tòa

- Phần xét hỏi

Thực tiễn trình tự xét hỏi hiện nay cho thấy, Thẩm phán và các thành viên HĐXX muốn xét hỏi khách quan, toàn diện vụ án nên đã thực hiện rất sâu để làm rõ những tình tiết của vụ án. Và do đó, Thẩm phán và HTND đấu tranh với tội phạm và bảo vệ cáo trạng đã truy tố bị cáo thay cho VKS. Với quá trình cải cách tư pháp hiện nay, trình tự xét hỏi được quy định của BLTTHS khơng cịn phù hợp và quyền của Thẩm phán tại phiên tòa chưa được thể hiện rõ nét vì Thẩm phán quá chú trọng trách nhiệm xét hỏi nên không thể phát huy được quyền của Thẩm phán là yêu cầu KSV phải có trách nhiệm làm rõ những tình tiết của vụ án qua việc xét hỏi của KSV. Mặt khác, do nhận thức sợ KSV xét hỏi không đầy đủ, không đấu tranh một cách thuyết phục bị cáo nên Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra sức xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng thay cho KSV một các tích cực. Vì vậy, hầu hết tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự KSV thường chỉ có ý kiến ngắn gọn để kết thúc phần xét hỏi là “Qua việc xét hỏi tại phiên tòa, xét thấy HĐXX đã làm rõ những tình tiết của vụ án nên KSV khơng tham gia xét hỏi gì thêm”. Như vậy,

47

rõ ràng sự bất hợp lý trong trình tự xét hỏi ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quyền của Thẩm phán khi xét hỏi tại phiên tịa.

Ví dụ như có xem phiên tịa xét xử sơ thẩm phần xét hỏi vụ án Trần Thúy Liễu “Giết người” (Long An) mà nạn nhân là chồng của bị cáo - nhà báo Hoàng Hùng, được trực tiếp trên mạng mới thấy rõ thực trạng này của Thẩm phán khi thực hiện quyền xét hỏi. Thẩm phán chủ tọa chăm chút các tình tiết vụ án quá thận trọng đến mức làm thay chức năng buộc tội của kiểm sát khi đặt những câu hỏi như: “ Bị cáo cầm quẹt tay nào? Bịt xăng bị cáo cất giấu ở đâu? Bị cáo thực hiện hành vi đốt một mình phải khơng? Người bị hại có đánh bị cáo nhiều khơng mà khiến bị cáo phải có suy nghĩ phải giết chồng? Bị cáo thắt các nút thắt nơi lan can để làm gì, mấy nút? Bị cáo làm gì khi Hồng Hùng kêu cứu?....”

Phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn Hải ‘Giết người, Cướp tài sản”(Long An) mà nạn nhân là 02 cô gái nhân viên Bưu điện Cầu Voi, Long An. Do bị cáo Hải kêu oan tại phiên tòa nên tại phần xét hỏi chủ tọa phiên tòa hỏi cặn kẽ, rành mạch từng tình tiết của vụ thay cho Viện kiểm sát một cách hăng say đến nỗi không một vị Hội thẩm nào phải hỏi thêm gì. Vì vậy, khi Thẩm phán đề nghị kiểm sát viên xét hỏi thì vị kiểm sát viên cứ vơ tư phát biểu “Qua phần xét hỏi của chủ tọa tơi xét thấy đã q rõ các tình tiết vụ án nên tơi khơng xét hỏi gì thêm”.

Qua đó, cho thấy một thực trạng là kiểm sát viên rất chủ quan, tự tin vào cáo trạng và tin tưởng vào tài năng của Thẩm phán có kinh nghiệm để bảo vệ cáo trạng thay cho Viện kiểm sát ngay ở phần xét hỏi và xem như đó khơng phải chức năng của kiểm sát. Như vậy, phiên tòa sẽ do Thẩm phán bảo vệ cáo trạng còn Kiểm sát viên chỉ là người kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa đối với Hội đồng xét xử mà qn đi chức năng chính là cơng tố.

48

Vì vậy, thực trạng xét xử cho thấy qua cách xét hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa người xem đã biết bị cáo có tội hay không nên không cần phải tiếp tục xem phần tranh luận cho mất thời gian. Thực trạng này cũng cần phải được xem xét sửa đổi trình tự xét hỏi tại phiên tòa để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thể hiện rõ hơn quyền điều khiển phiên tòa và quyền phán quyết khi xem xét đánh giá khách quan, toàn diện chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa.

- Phần tranh luận

Quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được BLTTHS quy định khá chặt chẽ để điều khiển sự tranh luận và đối đáp giữa KSV và những người tham gia tố tụng. Điều 218 BLTTHS quy định Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Nhưng BLTTHS không quy định đối với trường hợp KSV khơng chịu tranh luận và đối đáp thì Thẩm phán chủ tọa có quyền như thế nào vì vậy đa số KSV khơng muốn tham gia đối đáp thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa cũng nhanh chóng kết thúc phần tranh luận để chuyển sang phần nghị án. Vì vậy, quyền của Thẩm phán khi điều khiển phần tranh luận cũng không được phát huy mà bị hạn chế xuất phát từ sự né tránh đối đáp của KSV đối với luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Do sự nhàm chán và thiếu năng động của Kiểm sát viên ở phần xét hỏi nên đến phần tranh luận thường diễn ra một cách tẻ nhạt và nhanh chóng nhất trong khi đó là phần quan trong nhất để Kiểm sát viên đối đáp để bảo vệ thành công cáo trạng và thuyết phục Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo có tội và áp dụng mức hình phạt tương xứng như Kiểm sát viên đề nghị. Thực tiễn xét xử cho thấy, ở phần tranh luận Thẩm phán chủ tọa phiên tịa u cầu Kiểm sát viên trình bày quan điểm, sau đó nếu khơng ai tranh luận hay Kiểm sát viên không tham gia tranh luận để đối đáp với bị cáo, người bào chữa cho bị cáo thì Thẩm phán

49

chủ tọa cũng nhanh chóng tun bố kết thúc phần tranh luận để chuyển sang phần nghị án.

Chính những phiên tịa diễn ra với phần tranh luận nhanh chóng như thế nên đã xảy ra một số vụ án oan sai trong thời gian qua như Bùi Minh Hải với bản án chung thân về tội “Hiếp dâm, Giết người”, những kỳ án “vườn điều”, “vườn mít”(Bình Phước), kỳ án “05 chàng trai tân” và mới đây là vụ tái thẩm đối với Nguyễn Thanh Chấn(Bắc Giang) về tội “Giết người” qua 10 năm chấp hành bản án chung thân và 02 lần tự sát…

Trong báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của ngành Kiểm sát đã nhìn nhận thực trạng chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp nhất là phần tranh luận và đối đáp tại phiên tòa. Kiểm sát viên còn lúng túng khi phải đối đầu với những vụ án có Luật sư. Các Kiểm sát viên khơng chú trọng đến việc làm rõ những tình tiết quan trọng của vụ án chỉ làm rõ nhân thân; phần đề nghị chỉ chú trọng đề nghị hình phạt chính cịn phần hình phạt bổ sung, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng…thường đề nghị chung chung để cho Hội đồng xét xử xem xét nên khi gặp Luật sư tranh luận thì lúng túng, khơng tranh luận hoặc khơng có khả năng tranh luận nên cách trình bày và diễn đạt có phần khơng linh loạt và đầy đủ với những vấn đề mà Luật sư nêu ra tại phiên tịa.

Ví dụ trong phần tranh luận một vụ án bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”(Thạnh Hóa, Long An), đại diện Viện kiểm sát phát biểu “ Về trách nhiệm dân sự tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng cho đại diện người bị hại theo quy định pháp luật. Về vật chứng vụ án, tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét theo quy định tại Điều 41 BLHS”. Luật sư bào chữa cho bị cáo đã tranh luận “ Tôi đề nghị đại diện Viện kiểm

50

sát tranh luận rõ thân chủ tôi phải bồi thường theo quy định pháp luật là bồi thường theo đúng yêu cầu của người bị hại hay bồi thường theo số tiền nào? Và tôi đề nghị đại diện Viện kiểm sát nêu rõ xử lý tang vật vụ án theo đúng quy định tại Điều 41 BLHS là hồn trả xe mơ tô cho thân chủ tôi hay tịch xe của thân chủ tôi?”. Lúc này, vị đại diện Viện kiểm sát luống cuống và lúng túng nên khơng đối đáp gì với Luật sư mà chỉ né tránh “Vấn đề này khi Hội đồng xét xử nghị án sẽ xem xét và quyết định đúng theo quy định pháp luật, Viện kiểm sát không ý kiến”.

Với thực trạng nêu trên cũng như trước yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp thì thủ tục tranh luận tại phiên tịa phải cần được đổi mới và quy định pháp luật đối với phần tranh luận cũng cần được sửa đổi cho phù hợp.

Trong khi thực tiễn ở một số phiên tịa hình sự sơ thẩm trên thế giới thì phần tranh luận chính là phần sơi nổi nhất, hấp dẫn nhất và phiên tịa sơ thẩm chính là để cho Kiểm sát viên bảo vệ cáo trạng của mình một cách thuyết phục nhất đối với Hội đồng xét xử và cả người xem.

- Phần nghị án

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, một số trường hợp khi cần thiết phải tuyên bố bị cáo không phạm tội thì áp lực của Thẩm phán là khơng ít. Bởi lẽ, đa số HTND đều là kiêm nhiệm nên trong mối quan hệ công tác luôn ngại đụng chạm với VKS. Do đó, khi xem xét và tuyên bố bị cáo khơng phạm tội thì HTND ln có sự e dè nhất định và địi hỏi Thẩm phán phải bản lĩnh và có kinh nghiệm để thuyết phục HTND. Tuy nhiên, không phải mọi vụ án, mọi trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đều đưa ra những căn cứ theo quy định pháp luật để phân tích thuyết phục HTND. Trong khi BLTTHS khơng dự liệu hết các tình huống cụ thể nhất là trong trường hợp quan điểm giữa các HTND và Thẩm phán trái ngược nhau. Và do đó, khi có sự trái quan điểm mà

51

ảnh hưởng đến việc tuyên bố phạm tội hay khơng phạm tội thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa chỉ có quyền bảo lưu ý kiến và lưu vào trong hồ sơ vụ án24

. Ví dụ như vụ án Nguyễn Quang Trung “ Cản trở giao thông đường bộ”(Thành phố Tân An)25

thể hiện sự thiếu bản lĩnh của Thẩm phán khi khơng phân tích và thuyết phục được HTND khi nghị án. Cụ thể: Phương Văn Khoa là Giám đốc Công ty TNHH Thiên Long thi cơng cơng trình đường Châu Thị Kim. Khoa thuê Nguyễn Qaung Trung làm nhiệm vụ ghi chép, theo dõi ký nhận vật tư cơng trình làm cơ sở để Khoa quyết tốn. Khi thi cơng, Khoa kêu xe đổ thêm 03 đống đá để san bằng mặt bằng nền đường. Sau khi tiếp nhận đá, Trung ở lại hiện trường chờ Khoa đến kêu xe san mặt bằng, nhưng đến chiều tối vẫn không thấy Khoa và xe đến nên Trung bỏ về nhà. Đến 23 giờ 30 phút, Lê Tuấn Anh điều khiển xe mô tô đâm vào đống đá và tử vong. Tòa sơ thẩm đã xử phạt Nguyễn Quang Trung 09 tháng tù về tội “Cản trở giao thông”.

Trong vụ án này Trung chỉ là người làm thuê khơng phải là người quản lý cơng trình và cũng khơng được Khoa phân cơng bị cáo đặt biển báo hay tín hiệu để báo trên đường có chướng ngại vật. Bị cáo chỉ được thuê làm giờ hành chính nên chưa đủ cơ sở buộc tội. Dù có văn bản thỉnh thị cấp trên và thấy chưa đủ căn cứ kết tội bị cáo nhưng khi nghị án, Thẩm phán thiếu bản lĩnh và e ngại đụng chạm với VKS nên HĐXX đã tuyên bố bị cáo có tội và xử phạt tù bị cáo. Vụ án trên đã bị hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại nhưng đến nay Cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án do khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 107 BLTTHS.

Thực trạng xét xử cho thấy, có những vụ án khi cho bị cáo hưởng án treo không đúng căn cứ một số Thẩm phán chủ tọa phiên tịa đã giải trình lý

24 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự

52

do HTND biểu quyết đa số nên Thẩm phán chủ tọa chỉ có quyền bảo lưu ý kiến trogn biên bản nghị án.

Vụ Nguyễn Văn Bình cùng nhiều người khác góp tiền cá cược bóng đá với Huỳnh Tiến Quang. Sau khi có kết quả thắng thua, Quang bỏ trốn, khơng thanh tốn tiền cho các bị cáo khác. Hành vi của bị cáo Huỳnh Tiến Quang bị tòa sơ thẩm xử phạt về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 248 BLHS là hồn tồn có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo Quang 01 năm 03 tháng tù cho hưởng án treo là không đúng căn cứ theo quy định tại Điều 60 BLHS vì Quang đã có tiền án về tội “Đánh bạc” lại tiếp tục phạm tội mang tính tái phạm.

53

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)