Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên tòa

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 48 - 52)

3.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án

3.1.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên tòa

tòa

Do BLTTHS quy định chưa được cụ thể và do nhận thức của Thẩm phán, HTND và KSV về quy định của BLTTHS chưa được thống nhất và đồng bộ nên thực trạng việc thực hiện quyền của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cịn bộc lộ nhiều hạn chế.

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng

Điều 176 BLTTHS quy định nghiên cứu hồ sơ vụ án và giải quyết khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng là nhiệm vụ của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Điều 39 và Điều 40 BLTTHS quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự là nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử cho thấy chỉ có chủ tọa phiên tịa mới thực hiện một cách nghiêm túc việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Các Thẩm phán tham gia xét xử với Thẩm phán chủ tọa phiên tịa và Hội thẩm hầu như khơng thực hiện tốt việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Có trường hợp trước khi xét xử, Thẩm phán tham gia xét xử và Hội thẩm chỉ đọc qua bản cáo trạng là có thể tham gia xét xử. Thực trạng trên xuất phát từ nhận thức của Thẩm phán tham gia xét xử và HTND cho rằng luật tố tụng hình sự đã quy định đó là nhiệm vụ của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Mặt khác khi bản án hình sự bị sửa, bị hủy thì

43

ngành Tịa án cũng chỉ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa mà không xem xét trách nhiệm của Thẩm phán tham gia xét xử cũng như trách nhiệm của Hội thẩm. Do đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa bị áp lực trong khi giải quyết vụ án và việc nghiên cứu hồ sơ cần được hiểu là quyền của Thẩm phán.

Ngoài ra, việc giải quyết khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng không được BLTTHS quy định cụ thể Thẩm phán có những quyền như thế nào khi xử lý những khiếu nại và yêu cầu đó. Trong khi hầu hết những khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng đều có liên quan đến hoạt động của Điều tra viên, KSV. Chính vì vậy, Thẩm phán khơng có điều kiện thực hiện và phát huy quyền của mình khi xem xét những khiếu nại, u cầu chính đáng của những người tham gia tố tụng. Trái lại, có trường hợp Viện kiểm sát lại dùng quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự để gây khó khăn kéo dài vụ án.

Ví dụ như vụ Nguyễn Văn Dông “Hủy hoại tài sản”22

có nội dung như sau: Bị cáo Nguyễn Văn Dơng do mâu thuẫn với người bị hại nên đã có hành vi xô ngã trụ điện của người bị hại trước nhà bị cáo kéo theo ngã trụ điện liền kề bị hư hỏng được Hội đồng định giá đã xác định giá trị thiệt hại là 674.800đ. Bị cáo Dông khiếu nại việc định giá là chưa chính xác bởi trụ điện do người bị hại tự đổ, hồn tồn khơng theo đúng quy cách, chất lượng của ngành điện lực quy định. Tịa sơ thẩm khơng có giải quyết triệt để khiếu nại của bị cáo đôi với Viện kiểm sát nên có văn bản trả lời khiếu nại của bị cáo không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Sau khi xét hỏi, Hội đồng xét xử sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát với lý do cần xác định lại giá trị của tài sản bị xâm hại. Viện kiểm sát có văn bản trả lời việc Tịa trả hồ sơ là khơng có căn cứ và chuyển lại Tòa. Tại phiên xét xử lần hai, Tòa sơ

44

thẩm xét xử tiếp tục xét xử ở phần xét hỏi và tuyên bố bị cáo khơng phạm tội. Viện kiểm sát đã có kháng nghị đề nghị hủy án sơ thẩm với lý do tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử không cho kiểm sát viên đọc bản cáo trạng truy tố bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vụ án đã bị cấp phúc thẩm hủy vì lý do vi phạm thủ tục nhưng sau đó Cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án do hành vi bị cáo không cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Thực tiễn xét xử cho thấy, trường hợp sau khi nhận quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Thẩm phán vẫn cịn tình trạng VKS hồn trả lại với lý do Thẩm phán trả hồ sơ chưa đúng căn cứ hoặc không tiến hành điều tra bổ sung vì cho rằng VKS vẫn giữ ngun quan điểm truy tố. Chính vì vậy, quyền của Thẩm phán bị hạn chế do chưa được VKS tôn trọng và chấp hành trong khi đây là quyền quan trọng của Thẩm phán vì kết quả điều tra bổ sung ảnh hưởng rất lớn đến phán quyết của Thẩm phán và HĐXX khi xét xử vụ án hình sự.

Ví dụ như vụ án Nguyễn Quốc Yên “Hiếp dâm trẻ em”23. Vụ án như sau: Nguyễn Quốc Yên có hành vi hiếp dâm chị Trần Thị Bích Ngọc. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát căn cứ vào giấy khai sinh của chị Ngọc để khởi tố và truy tố Nguyễn Quốc Yên về tội “Hiếp dâm” theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự. Tuy nhiêm theo lời khai của người bị hại và một số người làm chứng thì khi bị xâm hại người bị hại Trần Thị Bích Ngọc chưa đủ 18 tuổi. Tòa án sơ thẩm đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để xác định lại độ tuổi của người bị hại nhưng Viện kiểm sát lại có văn bản căn cứ vào giấy khai sinh đã đủ xác định tuổi của bị hại nên hồn trả lại cho Tịa án. Tòa án sơ và phúc thẩm cũng căn cứ vào giấy khai sinh để xét xử đối với Nguyễn Quốc Yên theo

45

khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự. Vụ án trên đã bị Tịa Hình Sự TAND Tối Cao hủy để điều tra xét xử lại. Sau khi giám định xương của người bị hại thì kết quả giám định đã xác định người bị hại chưa đủ 18 tuổi nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy tố, xét xử lại Nguyễn Quốc Yên về tội ‘Hiếp dâm” theo khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự.

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Các biện phán ngăn chặn hiện nay được BLTTHS quy định tương đối đầy đủ về hình thức nhưng về nội dung các biện pháp này thì chưa được quy định chặt chẽ nên ảnh hưởng khơng ít đến việc Thẩm phán thực hiện quyền này. Hầu hết đều áp dụng biện pháp tạm giam nhưng biện pháp này lại thuộc thẩm quyền của Chánh án, Phó Chánh án nên quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Thẩm phán cịn bị hạn chế.

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nên Thẩm phán ít khi áp dụng những biện pháp như đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú và bảo lãnh. Thực tiễn xét xử cho thấy, khi hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển sang nếu bị cáo đã bị tạm giam thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa tham mưu Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh tiếp tục tạm giam cho đến khi xét xử. Trường hợp bị cáo đã được tại ngoại và bị cấm đi khỏi nơi cứ trú thì Thẩm phán được phân cơng chủ tọa vẫn tiếp tục cho tại ngoại đến khi xét xử và thi hành án trừ trường hợp xét xử án điểm hoặc xét xử lưu động thì Thẩm phán chủ tọa tham mưu Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh tạm giam để đảm bảo xét xử mà không áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác.

- Ban hành quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ

Khi ban hành Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự, Thẩm phán chỉ dẫn chiếu những căn cứ đình chỉ, tạm đình chỉ quy định cho Cơ quan điều tra là chủ yếu. Bởi lẽ, BLTTHS hiện hành không quy định rõ những căn

46

cứ đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử của Tịa án. Chính vậy, Thẩm phán lúng túng và việc dẫn chiếu Điều luật thường khơng dễ tìm được sự đồng thuận từ VKS.

Trong thực tiễn khi áp dụng Điều 180 để ra Quyết định tạm đình chỉ khi có căn cứ Điều 160 BLTTHS là rất khiêng cưỡng cho Thẩm phán vì Điều 160 BLTTHS lại quy định về tạm đình chỉ điều tra và nội dung lại quy định về thẩm quyền của Cơ quan điều tra. Do đó, thực trạng xét xử địi hỏi phải có Điều luật riêng để Thẩm phán thực hiện quyền ra Quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ một cách tự tin hơn để hiện quyền năng của Thẩm phán hơn.

Một phần của tài liệu Quyền của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)