Giải pháp đối với đào tạo, phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV toyota đà nẵng (Trang 117 - 118)

2.2.3 :Tình hình tài chính trong thời gian qua

2.2.3.2 .Kết quả hoạt động kinh doanh

3.3 Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH

3.3.3 Giải pháp đối với đào tạo, phát triển nghề nghiệp

Đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật, kỹ năng quản lý là nhân tố quan trọng quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp trong q trình cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư vào con người là đầu tư mang ý nghĩa chiến lược, trong nhiều trường hợp hiệu quả hơn hẳn so với việc đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngồi ra, đào tạo nhân viên cũng phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác với thái độ tốt hơn, khai thác những khả năng tiềm ẩn của họ. Đây cũng là động lực và là cơ sở để tạo cơ hội thăng tiến cho từng cá nhân người lao động, giúp người lao động thỏa mãn nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu tự hồn thiện mình. Thăng

chức và tạo điều kiện thăng tiến cho cấp dưới là những phần thưởng và sự ghi nhận của tổ chức đối với những người đó chứng tỏ họ hồn thành trách nhiệm được giao.

Hiện nay, công ty đã quan tâm đến công tác đào tạo và phát hiện nhưng vấn đề còn hạn chế. Cụ thể là rất ít người được đào tạo thêm hay đào tạo lại.

Công ty cần chú trọng hơn tới công tác này theo định hướng sau:

Thứ nhất, kết hợp hài hòa giữa nhu cầu đào tạo của công ty và nhu cầu của người lao động để từ đó lập kế hoạch đào tạo cụ thể, hợp lý, tránh sự lãng phí và tránh sự khơng thỏa mãn do bắt buộc của người được cử đi đào tạo, cịn người có nhu cầu thì khơng được đi đào tạo.

Thứhai,để tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo, công ty nên tạo điều kiện cả về cơng việc lẫn kinh phí đào tạo như: giảm bớt khối lượng công việc cho người lao động được đi đào tạo hoặc bố trí người khác làm thay, giữ nguyên lương cho người được đi đào tạo.

Đối với việc thun chuyển cơng tác thì cơng ty phải xem xét kỹ về các yếu tố của người định thuyên chuyển như: khả năng, năng lực hiện tại, hồn cảnh gia đình, bản thân, tuổi tác, giới tính, xem xét đến khó khăn của họ khi đảm nhận cơng việc mới. Làm như vậy thì người lao động làm việc một cách tự nguyện và khơng bị ép buộc từ đó làm tốt cơng việc mới được giao.

Người lao động được đào tạo sẽ giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình, có tính tự giác hơn trong cơng việc cũng như nâng cao khả năng thích ứng cơng việc trong tương lai. Bên cạnh đó nó cũng nhằm đáp ứng được yêu cầu của người lao động để giúp họ nâng cao trình độ nghề nghiệp, có khả năng nắm bắt cơng việc nhanh và có cơ hội được thăng tiến bản thân. Vì vậy để tạo được động lực cho người lao động thì cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một yếu tố lớn nhằm kích thích về mặt tinh thần cho người lao động, đồng thời người lao động có sự gắn bó lâu dài với cơng ty hơn qua hoạt động đào tạo này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV toyota đà nẵng (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)