Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần minh quang (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009- 2011

Qua số liệuBảng 4a, Bảng 4bvà Hình 3, ta có nhận xét như sau:

- Doanh số cho vay ngăn hạn: luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số

cho vay trung và dài hạn và tăng với tỷ lệ tương đối đều qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu, là vì nguồn vốn mà chi nhánh huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Nên ngân hàng ưu tiên cho vay cũng ngắn hạn để dễ thu hồi vốn và lãi thông qua việc đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng ngắn hạn như: cho vay cửa hàng,

thương hiệu; cá nhân kinh doanh tại chợ để bổ sung vốn lưu động; ứng trước tiền

bán chứng khoán, cho vay vốn lưu động theo phương thức hạn mức tuần hoàn

đối với doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh… Bên cạnh đó, với nền

kinh tế không ổn định như hiện nay, áp lực về nguồn vốn trung và dài hạn rất

lớn, nên không chỉ riêng ngân hàng Công Thương Cần Thơ, mà các ngân hàng khác cũng rất hạn chế cho vay trong thời gian dài.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn: luôn chiếm tỷ trọng thấp (khoảng

9%-19%) qua các năm, năm 2011 giảm 293.513 triệu đồng so với năm 2010 và tiếp tục giảm 26.820 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu

sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn. Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy sự khó khăn về việc thu lãi đối với khách

hàng vay trung và dài hạn, các khoản nợ xử lý rủi ro đều rơi vào các khoản vay này. Những nguyên nhân chính này khiến cho các khoản vay trung và dài hạn

trong năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010.

Nhìn chung, với đà phục hồi kinh kế sau cuộc khủng hoảng năm 2008 làm tốc độ cho vay trung và dài hạn năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009, tăng từ 362.962 triệu đồnglên 1.187.507 triệu đồng, tăng 227,17%.Đến năm 2011 lại bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh kế nên đã giảm xuống còn 893.994 triệu đồng,

giảm 24,72%. Tuy đây là những khoản vay chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại là

những khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước được đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay, nên cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần minh quang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)