Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần minh quang (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

4.2.1.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Năm 2009 năm 2010 Năm 2011 DNNN Cty TNHH, Cty CP DNTN Cá thể, hộ gia đình (Triệu đồng)

Hình 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIETINBANK CẨN THƠ GIAI ĐOẠN 2009- 2011

Qua số liệu Bảng 5a, Bảng 5b và Hình 7 ta thấy doanh số thu nợ giữa các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng qua các năm, riêng chỉ có doanh số thu nợ doanh nghiệp Nhà nước giảm trong năm 2010, cụ thể như sau:

- Doanh số thu nợ DNNN: chiếm tỷ trọngbiến động qua các năm. Số tiền thu nợ trong năm 2010 giảm 45.968 triệu đồng, giảm 7,03 % so với năm 2009 trong khi doanh số cho vay trong năm này tăng tới 39,94%. Nguyên nhân phần lớn do những khách hàng này có nhiều trường hợp phát sinh nợ quá hạn. Tuy

nhiên đến năm 2011, tỷ trọng của thành phần kinh tế DNNN là 13,57%, doanh số

thu nợ tăng so với năm 2010 là 466.926 triệu đồng, tăng 76,84% và sang 6 tháng

đầu năm 2012 doanh số này giảm 10.746 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm

2011.

- Doanh số thu nợ công ty TNHH, công ty Cổ phần: chiếm tỷ trọng cao

nhất và biến động qua các năm.Tỷ trọng doanh số thu nợ thành phần kinh tế này

tăng từ 48,06% năm 2009 lên 63,04% năm 2010. Doanh số thu nợ tăng

1.569.431 triệu đồng, tăng 95,34%, điều này phù hợp với sự gia tăng của doanh số cho vay đối với đối tượng này. Nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NH TMCP cơng thương VN CN Cần Thơ

của các doanh nghiệp này đã đi vào ổn định và có kinh nghiệm hơn trong việc

quản lý. Thêm vào đó, cơng tác thẩm định và thu hồi nợ của ngân hàng tốt nên doanh số thu nợ tăng lên. Đến năm 2011 tỷ trọng doanh số thu nợ thành phần

kinh tế này không thay đổi nhiều so với năm 2010, tỷ trọng 63,63%. Doanh số thu nợ tăng 1.821.984 triệu đồng, tăng 56,66% và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu

năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng rất thấp, chỉ 2,33% so với 6 tháng đầu năm 2011.

- Doanh số thu nợ DNTN: năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2010 tỷ lệ tăng không cao, tăng 15,66%. Đến năm 2011 tỷ lệ tăng khá cao, 40,55%, tuy nhiên giá trị tăng không lớn trong khi các thành phần kinh tế khác tăng lớn hơn nên tỷ trọng thu nợ của thành phần này thấp và có chiều hướng giảm qua các

năm (giảm từ 18,57% năm 2009 xuống 14,42% năm 2010, 13,06% năm 2011 và

12,05% 6 tháng đầu năm 2012). Điều này phù hợp với sự gia tăng của doanh số chovay đối vớithành phần kinh tếnày.

- Doanh số thu nợ cá thể, hộ gia đình: cũng như doanh số cho vay, doanh

số thu nợ đối tượng này có tỷ trọng ngày càng giảm và thấp nhất trong tổng doanh số thu nợ, nhưng doanh số thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước. Đạt

được sự tăng trưởng như trên là do nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc quản lý,

thu hồi nợ và có sự am hiểu khách hàng. Bên cạnh đó, ngồi những rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đa số người vay đều sử dụng vốn đúng mục đích cam kết nên đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đặc biệt, 6 tháng đầu

năm 2012 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số thu nợ của thành

phần kinh tế này vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định.

Nhìn chung, khả năng thu nợ của ngân hàng tương đối cao, xấp xỉ bằng doanh số cho vay. Khi phân tích từng đối tượng khách hàng thì doanh số thu nợ

đối với các khoản vay của DNNN giảm trong năm 2010 trong khi doanh số cho

vay đối tượng này lại tăng qua các năm. Sang năm 2011 doanh số này đã tăng cao, tăng 466.926 triệu đồng, tương đương 76,84% so với năm 2010 nhưng tốc

độ tăng bị chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần minh quang (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)