CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009- 2019
Qua số liệu Bảng 4a, Bảng 4b và Hình 4 ta thấy các khách hàng vay vốn chủ yếu ở bốn thành phần kinh tế, trong đó cơng ty TNHH và cơng ty Cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm. Các thành phần kinh tế khách
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NH TMCP cơng thương VN CN Cần Thơ
chiếm tỷ trọng thấp có tốc độ tăng chậm qua các năm, cụ thể:
- Doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước: doanh nghiệp Nhà nước là
thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau công ty TNHH trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh và luôn tăng qua các năm. Tuy số lượng các
DNNN không nhiều nhưng doanh số cho vay chiếm tỷ trọng khá cao và có chiều
hướng gia tăng trong những năm gần đây là tất yếu vì đa số các DNNN là các
doanh nghiệp lớn đã thực hiện cổ phần hóa nên tình hình hoạt động của các DNNN tốt hơn, có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động. Hơn nữa các DNNN ln
có được các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nên doanh số cho vay loại hình này đều tăng qua các năm và khơng có sự biến động lớn như các thành phần kinh tế khác. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay thành phần này giảm 37.561% so
với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân do thành phần kinh tế này trên đại bàn
đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế đang suy yếu.
- Doanh số cho vay công ty TNHH và công ty Cổ phần: luôn là đối tượng
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh (từ 54,42%
đến 63,15%) và luôn tăng qua các năm tuy 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ tăng
không cao so với 6 tháng đầu năm 2011, đặc biệt trong năm 2010 có tốc độ tăng cao nhất so vớicác thành phần kinh tế còn lại, tăng 73,19%. Các khách hàng lớn của ngân hàng như là Công ty TNHH nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty Cổ phần xi
măng Tây Đơ, Cơng ty TNHH Cấp thốt nước Cần Thơ… ln có nhu cầu vay
vốn để mở rộng đầu tư. Ngoài ta, loại hình cơng ty TNHH và cơng ty Cổ phần hiện nay là loại hình kinh doanh phổ biến nhất với số lượng thành lập ngày càng
tăng và có phần tự chủ năng động hơn những thành phần kinh tế khác nên ln
có nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên
thương trường.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân: từ năm 2009 doanh số cho vay
loại hình này tăng đều qua3năm(khoảng 31%), ngoại trừ 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay cá thể. Sở dĩ có điều này là do với nền kinh tế mở như hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế với mục đích lợi nhuận. Đa phần các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp này cần vốn mở rộng quy mô sản xuất sau cuộc
khủng hoảng năm 2008. Nắm được tình hình này, chi nhánhđã nâng cao cơng tác
cấp giới hạn tín dụng và cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ nhằm đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ cấp giới hạn tín dụng, cho vay và thẩm định.
- Doanh số cho vay cá thể, hộ gia đình: đây là thành phần chiếm tỷ trọng
doanh số cho vay thấp nhất. Tuy doanh số có tăng qua các năm nhưng ngàycàng giảm trong tổng doanh số cho vay, từ 13,3% năm 2009 xuống còn 10,15% năm 2010, 9,68% năm 2011 và giảm 75,997% trong 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011, nguyên nhân một phần do chi nhánh chưa đẩy mạnh việc tiếp cận đến các đối tượng ở nông thôn, ngân hàng chưachú trọng nhiều đến cá nhân và hộ gia đình,chưa triển khai nhiều gói sản phẩm cho đối tượng kháchhàng này. Từphân tích trên ta thấy, xét về tỷ trọng thì giữa các thành phần kinh tế này vay vốn không đều nhau. Điều này bởi do ảnh hưởng phần lớn của cơ cấu số
lượng các thành phần kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần quan
tâm, tiếp cận sâu hơn những thành phần kinh tế đang chiếm tỷ trọng nhỏ như cá thể, hộ gia đình hay DNTN để ngày càng mở rộng quy mơ tín dụng. mặc dù doanh số cho vay của các thành phần kinh tế có sự biến động, nhưng các con số
này đều tăng trưởng qua các năm với tốc độ khá cao. Tuy nhiên tốc độ này có dấu hiệu chậm lại trong năm 2011. Đây là một dấu hiệu không tốt do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính bắt đầu vào cuối năm 2011 ở nước ta.