CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
4.2.2.3. Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư
Hình 11: DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA VIETINBANK CẨN THƠ GIAI ĐOẠN 2009- 2011
Qua số liệu Bảng 6a, Bảng 6b vàđồ thịHình 11 ta thấy dư nợ đối với từng lĩnh vực đầu tư đều tăng qua các năm. Cụ thể như sau:
-Dư nợ đối với lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh: luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng dư nợ, với tốc độ tăng khá cao qua các năm, trên 77%, trong khi tốc độ doanh số cho vay đối với lĩnh vực này chỉ tăng khoảng 11-22% qua
các năm. Nguyên nhân là do doanh sốthu nợ trong năm thấp cộng với dư nợ năm
trước để lại. 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ lĩnh vực này vẫn tăng trưởng ở mức
cao so với cùng kỳ năm 2011, tăng 41,22% và chiếm 51,62% tổng doanh số dư nợ, tỷ lệ cao nhất trong các lĩnh vực.
- Dư nợ đối với lĩnh vực cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: trong 3
năm qua dư nợ lĩnh vực này luôn biến động. Năm 2010, dư nợ tăng479.188 triệu
đồng, tăng 272,46% so với 2009, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ. Nguyên nhân do doanh số cho vay cùng kỳ tăng mạnh đến 205,86% bởi vì trong
năm trở lại đây, lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại nên tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực này tăng
mạnh cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Tuy nhiên đến năm 2011 dư nợ giảm 136.522 triệu đồng, giảm 20,84% so với 2010. Đến 6 tháng đầu năm
Phân tích tình hình hoạt độngtín dụng tại NH TMCP cơng thương VN CN Cần Thơ
2012 dư nợ tiếp tục giảm 15,18% so với cùng kỳ năm 2011.Nguyên nhân doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Âu, thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của Việt Nam nên các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thuỷ sản không phát triển sản xuất.
- Dư nợ đối với lĩnh vực cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: cũng tương
tự như dư nợ đối với lĩnh vực cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản, dư nợ đối với lĩnh vực cho vay dịch vụ và kinh doanh khác cũng tăng mạnh trong năm 2010 với giá trị tăng 150.109 triệu đồng, tăng 39,67%. Nguyên nhân do năm
2010 nền kinh tế đãđược phục hồi sau khó khăn năm 2008 nên các dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh. Tuy nhiên từ 2011 đến nay dư nợ lĩnh vực này đang
giảm dần theo đà giảm của tăng trưởng kinh tế.
-Dư nợ đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng: trong năm 2010 dư nợ chỉ tăng
20.522 triệu đồng, tăng 7,2% so với năm 200. Tỷ lệ tăng thấp là do trong năm tuy
cho vay tăng 46,31% nhưng thu nợ cũng rất cao, tăng 40,22% nên làm cho dư nợ tăng thấp. Tuy nhiên sang năm 2011, mặc dù cho vay chỉ tăng rất thấp 0,88% nhưng do thu nợ thấp làm cho dư nợ trong năm tăng cao, tăng 26,74 và tốc độ
tăng này được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2012. Sỡ dĩ điều này xảy ra là do thơng thường các khoản vay tiêu dùng có thời hạn dài, nên thời điểm giải ngân
và thu nợ có thể chênh lệch nhau.
Nhìn chung, dư nợ phân theo lĩnh vực đầu tư đều tăng trưởng qua các năm và dần chiếm tỷ trọng đều nhau trong tổng dư nợ. Riêng năm 2011 do ảnh hưởng khó
khăn của nền kinh tế nên hai lĩnh vực đầu tư cho vay chế biến, cho vay dịch vụ và kinh doanh khác có tăng trưởng âm. Đặc biệt dư nợ cho vay nuôi trồng và chế biến
thủy sản tăng trưởng mạnh nên chi nhánh cần chú ý hơn đến các khoản vay này.