CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1.7. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 Năm 2009 năm 2010 Năm 2011 Cho vay SXKD Cho vay chế biến Cho vay Dich vụ và KD khác
Cho vay tiêu dùng (Triệu đồng)
Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009- 2011
Qua số liệuBảng 5a, Bảng 5b và Hình 8 ta thấy doanh số thu nợ theo từng lĩnh vực đầu tư năm sau đều cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng của từng khoản mục chênh lệch nhau tương đối lớn, cụthể như sau:
- Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: doanh số thu nợ
lĩnh vựcnày chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, năm 2009 đạt tỷ trọng 49,19%, và năm 2010 chiếm khoảng 35,21%, tuy nhiên tốc độ tăng doanh số thu nợ năm2010 thấp so với các lĩnh vực còn lại, chỉ tăng 6,58% so với năm 2009. Nguyên nhân là do doanh số cho vay để sản xuất kinh doanh trong năm
2010 tăng không nhiều so với năm 2009 (chỉ tăng 11,8%) nên doanh số thu nợ của lĩnh vực này cũng tăng không đáng kể chứ không phải do công tác thu hồi nợ của ngân hàng không tốt. Tuy nhiên đến năm 2011 tốc độ này được cải thiện hơn với giá trị tăng 268.014 triệu đồng, tăng 14,93% so với năm 2010 và giữ tốc độ
này sang 6 tháng đầu năm 2012 trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.
- Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: Doanh
số thu nợ lĩnh vực này tăng mạnh qua các năm và tỷ lệ thuận với doanh số cho
vay, năm 2010 tăng 668,413 triệu đồng, tăng 143,83%, năm 2011 tăng 2.111.261 triệu đồng, tăng 186,32% so với năm trước. Do đó, doanh số thu nợ lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao vào hai năm 2010 và 2011 trong tổng doanh số thu nợ, năm
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NH TMCP cơng thương VN CN Cần Thơ
2009 chỉ đạt tỷ trọng 13,57% thì sang năm 2010 tỷ trọng tăng lên 22,22%, và đến
năm 2011 con số này tăng lên 40,98%. Điều này chứng tỏ, hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản của thành phố đã khởi sắc lại và ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn sau thời gian khó khăn. Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số này giảm 64,888 triệu đồng, tỷ lệ giảm 5,13% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại thị trường
xuất khẩu thủy sản khu vực Euro.
- Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: liên tục
tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng biến động nên tỷ trọng của doanh số này cũng thay đổi qua các năm,tỷ trọng doanh số thu nợlĩnh vực này đứng thứba vào
năm 2009, 2011và 6 tháng đầu năm 2012 trong tổng doanh số thu nợ, riêngnăm
2010 tỷ trọng này tăng lên đúngthứ haido tăng 102,65% so với năm 2009.Tốc độ
tăng doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nàyvào năm 2010 lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh số cho vay vào cùng thời điểm, chỉ 59,11%. Điều này cho thấycông tác thu nợ của ngân hàng đối với linh vực kinh doanh này ngày càng đạt hiệu quả cao, và hiện nay đời sống của người dân đa phần tốt hơn nên nhu cầu về các dịch vụ hiện đại cũng tăng lên tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh này ngày càng phát triển.
- Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng: Doanh số này tăng mạnh vào năm 2010, tăng 40,22% và giảm vào năm 2011 khi mà thời điểm cuối năm
2011 nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung, doanh số thu nợ đối tượng nàyđang có xu hướng giảmlà mộttín hiệu khơng tốt cho ngân hàng.
Tóm lại, chỉ riêng doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng giảm
vào năm 2011 và cho vay chế biến giảm 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ
của các lĩnh vực đầu tư khác đều tăng mạnh qua các năm. Do đó, ngân hàng cần phát huy tốt những mặt mạnh trong công tác cho vay các lĩnh vực này, đồng thời rà soát loại những khoản cho vay vì mục đích sản xuất kinh doanh vì đây là
khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của ngân hàng.