Bản chất pháp lý của lãi do chậm thanh toán 26 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 31 - 36)

Qua việc phân tích nêu trên, có thể thấy cơ sở kinh tế về lãi, lãi suất là nền tảng cho chế định lãi. Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề lãi do chậm

thanh toán ở các nước khơng hồn tồn giống nhau, nhưng hầu như đều có quy định.

Cơng ước Viên 1980 có quy định: “nếu một bên khơng tiến hành thanh tốn

tiền hàng hoặc bất kỳ một khoản nợ nào thì bên kia có quyền tính lãi trên khoản nợ đó”36. Tương tự, Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng quy định: “trong trường hợp

chậm thanh toán một khoản tiền, bên có quyền được phép yêu cầu lãi suất của khoản tiền này”37; Bộ nguyên tắc Unidroit cũng quy định: “Trong trường hợp khơng

được thanh tốn một khoản tiền đến hạn, bên có quyền được quyền yêu cầu bên kia khoản tiền lãi cho khoản tiền này…”38.

Pháp luật nước ta cũng có quy định cho phép một bên có quyền tính lãi trong trường hợp bên kia chậm thanh toán và quy định này xuất hiện từ rất sớm. Trước

đây, theo Điều 588 Bộ luật Hồng Đức: “Mắc nợ mà q hạn khơng trả, thì phải tội

trượng, tùy theo việc nặng nhẹ. Nếu cố bướng khơng chịu trả, thì phải giáng hạ hai bậc và bồi thường gấp đôi”39. Sau này, LTM 1997 cũng quy định “bên vi phạm hợp

đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh tốn phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền địi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó…”40. Cho đến nay, Điều 306 LTM 2005 cũng có quy định tương tự về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán.

Vậy, quy định về lãi do chậm thanh tốn có phải là một nghĩa vụ độc lập hay chỉ là một hình thức phạt vi phạm của hợp đồng?

Theo quy định của LTM 1997, phạt vi phạm “là việc bên có quyền lợi bị vi

phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp

36 Tham khảo tlđd 3. 37 Tham khảo tlđd 2. 38 Tham khảo tlđd 4, tr.382. 39 Vũ Văn Mẫu, tlđd 28, tr.58. 40 Điều 233 Luật Thương mại 1997.

đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”41. Như vậy, phạt vi phạm được các bên áp dụng trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Pháp luật hiện hành lại có quy định khác về chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Theo quy định tại Điều 300 LTM 2005 thì “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu

cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Quy định này cho chúng ta thấy, phạt vi phạm là một chế tài thỏa thuận và chỉ

phạt vi phạm khi một bên có sự vi phạm hợp đồng. So với quy định trong LTM 1997, chế tài phạt vi phạm đã có những quy định mới khi pháp luật chỉ chấp nhận khi các bên có thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là phạt vi phạm khơng cịn là vấn đề do pháp luật quy định nữa mà là vấn đề của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Quy định này phù hợp với quy định của Điều 402 BLDS 2005 khi quy định phạt vi phạm là một trong những nội dung hợp đồng. Như vậy, đối với hợp đồng này có thể có quy định về phạt vi phạm, nhưng ở hợp đồng khác lại không quy định, tất cả đều phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể khi xác lập hợp đồng. Do đó, đã có ý kiến cho rằng để có thể thực hiện việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng “thì tại thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc khi sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng các bên phải thỏa thuận về vấn đề này”42.

Với quy định nêu trên, để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm thì chúng ta cần có các điều kiện sau:

(i) Phải có sự thỏa thuận giữa các bên hợp đồng về việc phạt vi phạm nếu có vi phạm hợp đồng.

Thỏa thuận này phải tồn tại vào thời điểm một bên đưa ra yêu cầu phạt vi

phạm, nghĩa là “không nhất thiết trước khi xảy ra vi phạm mà có thể cả sau khi vi

phạm đã xảy ra”43.

(ii) Đã xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng mà các bên thỏa thuận là điều kiện

để áp dụng chế tài phạt vi phạm.

41 Điều 226 Luật Thương mại 1997.

42 Phạm Minh Lương, Đỗ Thị Hoa và Tạ Mạnh Tấn (2006), Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng dân sự và giải

quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.22.

43 Phan Huy Hồng (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của Tịa

án và Trọng tài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố thỏa thuận đã tạo ra được sự khác biệt giữa lãi do chậm thanh toán và phạt vi phạm. Phạt vi phạm là do sự thỏa thuận của các bên chủ thể và là một trong những nội dung của hợp đồng, cịn lãi do chậm

thanh tốn do pháp luật quy định. Mặt khác, như đã phân tích, lãi cũng như lãi suất là các yếu tố có liên quan đến nền kinh tế, nó tác động trực tiếp đến các quyết định của các cá nhân, tổ chức khi tham gia xác lập và thực hiện các giao dịch. Lãi, lãi suất chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách tiền tệ của quốc gia và cơ chế điều hành lãi suất của từng thời điểm, giai đoạn khác nhau. Vì vậy, quy định này hồn tồn khác với quy định về phạt vi phạm - một trong những nội dung của hợp đồng nếu được thỏa thuận.

Dưới góc độ kinh tế, lãi do chậm thanh toán được xem là “khoản thu nhập” và khoản thu nhập này đã thực tế bị mất bởi việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên vi phạm hợp đồng. Vì thế, các khoản tiền lãi mà bên vi phạm chậm thanh toán cho bên bị vi phạm hợp đồng lẽ ra phải được xem là các “khoản thu nhập thực tế bị mất” và cũng như các khoản thu nhập bị mất khác, lãi do chậm thanh tốn cũng cần

được tính cộng vào số tiền nợ gốc để yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ phải thanh toán

cho bên bị vi phạm hợp đồng. Để làm được điều này, chúng ta cần có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về số tiền để tính lãi chậm thanh tốn để quyền lợi của bên bị vi phạm hợp đồng được đảm bảo hơn.

Về khía cạnh pháp lý, việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán xuất phát từ việc thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên hợp đồng dựa trên các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó thể hiện rõ nét nhất là nguyên tắc tự nguyện và

thiện chí. Tuy nhiên, việc một bên cố tình trì hỗn hoặc kéo dài việc thanh tốn sẽ gây ra cho bên bị vi phạm hợp đồng những thiệt hại nhất định. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bên bị vi phạm, pháp luật quy định cho phép bên bị vi phạm được

quyền yêu cầu tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán.

Như vậy, xét về bản chất kinh tế cũng như khía cạch pháp lý của vấn đề,

chúng tôi cho rằng cần phải hiểu: Lãi do chậm thanh toán là giá trị phát sinh mà

bên bị vi phạm hợp đồng lẽ ra sẽ được nhận từ bên vi phạm nếu tài sản của mình khơng bị chiếm hữu, sử dụng một cách bất hợp pháp.

Với phân tích đánh giá trên đã cho chúng ta thấy được bản chất của lãi do

chậm thanh toán là một nghĩa vụ độc lập với các chế tài của hợp đồng. Như vậy, ngoài quyền yêu cầu về tiền lãi do chậm thanh toán, bên bị vi phạm hợp đồng có

quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ có phải chịu bồi thường các thiệt hại phát sinh hay không?

Ở nước ta, chế định về bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 302 LTM

2005, theo đó bồi thường thiệt hại là “việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất

do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Như vậy, bồi thường thiệt

hại với tư cách là chế tài trong thương mại có chức năng bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại về vật chất

đối với bên bị vi phạm44.

Theo Điều 303 LTM 2005, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có 3 yếu tố: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thiệt hại thực tế, và (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. So sánh với Điều 230

LTM 1997 cho chúng ta thấy được Điều 303 LTM 2005 đã bỏ quy định về yếu tố “lỗi” trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đối chiếu so sánh với

pháp luật các nước và tập quán thương mại quốc tế thì chúng ta nhận thấy cũng có những quy định tương đồng. Chẳng hạn: Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng cũng cho phép sự kết hợp này, khoản 2 Điều 9.508 quy định: “bên có quyền cịn có thể

được bồi thường đối với những thiệt hại khác”. Tương tự, theo khoản 3 Điều 7.49

Bộ nguyên tắc Unidroit: “Bên có quyền ngồi ra cịn được quyền yêu cầu bồi

thường cho mọi thiệt hại bổ sung”.

Pháp luật các nước không thống nhất về việc kết hợp chế tài bồi thường thiệt hại với nghĩa vụ chịu lãi chậm trả. Theo luật của Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha thì về

nguyên tắc, bên cạnh việc chịu lãi chậm trả, bên có nghĩa vụ thanh tốn khơng phải bồi thường thiệt hại. Nhưng phần lớn các hệ thống pháp luật khác ở Châu Âu cho phép kết hợp hai loại chế tài này (VD: Anh, Đan Mạch, Phần Lan, TBN, Pháp, Ý, Thụy Điển)45.

Pháp luật thương mại nước ta không quy định rõ ràng về việc có chấp nhận việc kết hợp giữa u cầu tính tiền lãi chậm thanh tốn và u cầu bồi thường thiệt hại hay khơng, điều này có nghĩa việc kết hợp lãi chậm thanh toán với bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các thiệt hại do chậm thanh tốn dẫn đến, thiện chí của các bên về việc khắc phục thiệt hại. Để yêu cầu bồi thường thiệt hại, LTM

44 Phan Huy Hồng, tlđd 43, tr.129.

45 Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia, Hà

2005 không quy định về việc xem xét yếu tố lỗi46. Xem xét, đối chiếu quy định này với quy định về bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự thì chúng ta thấy rằng, việc quy định về bồi thường thiệt hại trong LTM 2005 đã có nhiều sự tiến bộ hơn trong BLDS năm 2005 bởi pháp luật dân sự yêu cầu phải xem xét đến yếu tố lỗi khi bồi thường thiệt hại47.

Vậy, có được và có nên kết hợp u cầu tính lãi chậm thanh tốn với u cầu về bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm hợp đồng hay không?

Về vấn đề này, đã có quan điểm cho rằng nên nên chấp nhận việc kết hợp

nếu bên có quyền chứng minh được rằng việc chậm thanh toán đã gây ra cho họ một số thiệt hại, bởi vì:

Thứ nhất, khơng có quy định nào cấm về việc kết hợp này.

Thứ hai, chịu lãi chậm trả và bồi thường thiệt hại được quy định ở hai chế định khác nhau. Khi các điều kiện của bồi thường thiệt hại được thỏa mãn thì khơng

có lý do gì mà khơng chấp nhận áp dụng48.

Về sự kết hợp này, chúng tơi cũng có quan điểm đồng tình với quan điểm nói trên, bởi lẽ: Việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại nhằm mục

đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này trong trường hợp hợp đồng được thực hiện nghiêm túc thì sẽ thỏa mãn lợi ích của các bên. Ngược lại, khi

có sự vi phạm hợp đồng thì khoản lợi nhuận này có thể giảm đi hoặc khơng có lợi

nhuận, có khi cịn thua lỗ. Lợi nhuận thường phát sinh trên việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, do vậy sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên vi phạm sẽ làm cho bên bị vi phạm nhiều thiệt hại đáng kể, trong đó có khoản lợi nhuận thực tế đáng lẽ sẽ có

được nếu hợp đồng được thực hiện. Do đó, khoản lợi đáng lẽ được hưởng đó cũng

nên được xác định là “thiệt hại thực tế”. Chính vì vậy, khi khoản lợi bị thiệt hại này không được đền bù xứng đáng thì quyền lợi của bên bị vi phạm khơng được đảm

bảo, việc cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên khơng cịn.

Như vậy, lãi do chậm thanh toán và bồi thường thiệt hại là hai nghĩa vụ khác nhau, độc lập nhau, chúng tôi cho rằng nếu có đầy đủ căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hai thì việc áp dụng đi kèm với lãi chậm thanh toán là hợp lý.

46 Điều 304 Luật Thương mại 2005. 47 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005. 48 Đỗ Văn Đại, tlđd 45, tr.607.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)