Mức lãi suất làm căn cứ để tính tiền lãi do chậm thanh toán 50 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 55 - 66)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.3 Mức lãi suất làm căn cứ để tính tiền lãi do chậm thanh toán 50 

Mức lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng sử dụng để tính tiền lãi do chậm thanh toán và là yếu tố bị vướng mắc nhiều nhất khi giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả tiền lãi chậm thanh toán. Theo quy định tại Điều 233 LTM

1997 thì mức lãi suất dùng để tính tiền lãi do chậm thanh tốn là “mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định tại thời điểm thanh tốn”, cịn Điều 306 LTM 2005 là “mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn”. Thoạt nhìn, chúng ta có suy nghĩ về việc xác định mức lãi suất này khơng có gì khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề xác định mức lãi suất này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, xuất phát từ việc quy định không cụ thể, rõ ràng của quy định pháp luật hiện hành.

Vậy “thời điểm thanh toán” được hiểu như thế nào? Xác định như thế nào? Thời điểm thanh toán là thời điểm mà tại đó bên có nghĩa vụ thanh tốn phải thực hiện việc thanh tốn của mình. Như đã phân tích, lãi chậm thanh tốn gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nên căn cứ phát sinh nghĩa lãi cũng không thể tách rời căn cứ phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ

thanh toán cũng là thời điểm phát sinh lãi nếu chậm thanh toán.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay, đã có rất nhiều mức lãi suất chậm thanh tốn được Tịa án xác định để tính lãi. Dưới đây là những dẫn chứng

cho sự không thống nhất này.

* Căn cứ vào mức lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố

Một số Tịa án đã căn cứ vào mức lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố để tính lãi, mặc dù Tịa án cấp sơ thẩm đã áp dụng mức lãi suất khác, nhưng Tòa án cấp

phúc thẩm mức lãi suất do cấp sơ thẩm áp dụng là chưa chính xác nên đã sửa bản án sơ thẩm. Minh họa dẫn chứng cho việc lựa chọn mức lãi suất này là việc giải quyết về “Tranh chấp mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH nội thất Nam Phong và bị đơn là ông Trần Ngọc Chi - chủ DNTN chế biến gỗ Trần Ngọc65.

(Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 6)

Khi xét xử, đối với yêu cầu về lãi suất chậm thanh toán của nguyên đơn,

HĐXX đã nhận định: “Lãi suất mà nguyên đơn yêu cầu là 1,5%/tháng là cao hơn

mức lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam quy định tại thời điểm tháng 12/2008 là

65 Bản án số 05/2011/KDTM-PT ngày 23/3/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của

0.8%/tháng. Bản án sơ thẩm của TAND huyện Dĩ An tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn thanh toán số tiền 303.851.000 đồng và mức lãi suất 1.5%/tháng là không phù hợp cần phải sửa phần lãi suất chậm trả tính từ ngày 05/12/2008 đến ngày 16/12/2010 là: 24 tháng 11 ngày x 303.851.000 đồng x 0.8%/tháng = 59.230.486 đồng”.

Chúng tôi cho rằng, đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại, do vậy các quy định của pháp luật thương mại cũng sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Theo đó,

mức lãi suất được áp dụng để tính lãi chậm thanh toán phải là “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn” (Điều 306 LTM 2005). Trong

vụ án này, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận mức lãi suất 1,5%/tháng mà Tịa án sơ thẩm đã sử dụng để tính lãi vì lý do mức lãi suất này cao hơn mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố là khơng chính xác. Trong khi đó, mức lãi suất được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng là 1,5%/tháng, đây là lãi suất theo yêu cầu của nguyên đơn. Tuy nhiên, Tịa án cấp sơ thẩm cũng khơng giải thích tại sao mức lãi suất này lại

được chấp nhận để tính lãi.

* Căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn

Cũng là tranh chấp về kinh doanh, thương mại, nhưng trong một số trường hợp khác thì Tịa án lại căn cứ vào mức lãi suất nợ q hạn để tính lãi suất.

Có trường hợp Tòa án cho rằng việc áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn là không vượt quá mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường theo Điều 306 LTM (theo hướng có lợi cho bên phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi) nên Tòa án đã áp dụng mức lãi suất này66. (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 7)

Tịa án khơng nêu căn cứ nào để khẳng định mức lãi suất này là “150% x lãi suất cơ bản do NHNN công bố” (vì nguyên đơn chỉ yêu cầu áp dụng mức lãi suất 0,875%/tháng). Hơn nữa, Tịa án cũng khơng nêu nhận định cụ thể về mức lãi suất theo Điều 306 LTM 2005 nhưng lại cho rằng “mức lãi suất 150% x lãi suất cơ bản thấp hơn mức lãi suất này” là chưa thuyết phục.

Trong một tranh chấp khác, mặc dù mặc dù các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, mức phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và các thiệt hại khác

66 Bản án số 17/2010/KDTM-ST ngày 30/8/2010 về việc “Tranh chấp hợp đồng tài trợ” của TAND tỉnh Bình Dương. Bản án này cịn được tác giả sử dụng để trích dẫn tại tiểu mục 2.2.4 của luận văn.

phát sinh nhưng đã không được Tịa án chấp nhận tồn bộ u cầu này, mà chỉ chấp nhận một phần theo lãi suất quá hạn67. (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 8)

Theo đó, Tịa án đã cho rằng “với điều luật trên áp dụng Điều 306 LTM 2005

thì bị đơn phải chịu nghĩa vụ thanh toán số tiền đã cam kết theo biên bản hai bên đã lập ngày 13/3/2008 theo mức lãi suất nợ quá hạn tương ứng với số tiền và thời hạn chậm trả tại thời điểm hiện nay. Vì vậy, yêu cầu của nguyên đơn địi buộc phạt vi phạm nghĩa vụ thanh tốn và bồi thường thiệt hại với mức lãi suất 5%/tháng HĐXX thấy rằng cần được chấp nhận một phần”.

Ở bản án này, chúng ta thấy Tòa án đã nhận định là “áp dụng Điều 306 LTM

2005” để buộc bị đơn phải chịu nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn. Tuy nhiên, về mức lãi suất mà Tòa án sử dụng trong bản án thì chúng tơi khơng đồng tình, bởi lẽ: (i) Việc Tịa án áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn là chưa chính xác theo Điều 306 LTM 2005; (ii) Trong bản án, Tòa án đã gộp mức lãi suất mà nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bồi thường thiệt hại là 5%/tháng,

nhưng Tòa án đã khơng rõ ràng khi khơng phân tích mức lãi suất nợ quá hạn là bao nhiêu và mức lãi suất bồi thường thiệt hại là bao nhiêu để con số tổng cộng là 5%.

Khi giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi chậm thanh toán, do đương sự (hoặc Viện kiểm sát nhân dân nếu có kháng nghị về lãi chậm thanh tốn) khơng cung cấp được mức lãi nợ quá hạn trung bình trên thị trường nên Tòa án đã sử dụng mức lãi suất nợ quá hạn để tính lãi; và cũng chính từ việc không chứng minh được mức lãi suất nên bản án sơ thẩm đã bị cấp phúc thẩm hủy. Ví dụ minh họa là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán giữa giữa nguyên đơn là Tổng công ty Xây dựng số I và bị đơn là Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ Xuân

Nguyên68. (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 9)

Đối với vụ án này, Tòa án cho rằng do NHNN chỉ cơng bố “lãi suất trung

bình liên ngân hàng” và các đương sự, Viện kiểm sát nhân dân quận I không chứng minh được mức lãi suất theo Điều 306 LTM 2005 nên Tòa án chỉ chấp nhận “mức lãi suất nợ quá hạn”. Cụ thể, “Bản án sơ thẩm phải tính mức lãi suất do chậm trả

“theo mức lại suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”. Hiện tại theo NHNN

67 Bản án số 1046/2008/KDTM-ST ngày 17/7/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP. Hồ Chí Minh. Bản án này cũng đã được trích dẫn tại luận văn thạc sỹ luật học của: Nguyễn Hồ Thanh Bạch (2011), Pháp luật về nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh.

Bản án này cịn được tác giả sử dụng để trích dẫn tại tiểu mục 2.2.7 của luận văn.

68 Bản án số 1124/2009/KDTM-PT ngày 02/7/2009 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của TAND

cơng bố chỉ có mức “lãi suất trung bình liên ngân hàng” là 9,51%/ năm cho thời hạn là 12 tháng, là đã cao hơn mức “lãi suất cơ bản” do NHNN công bố tại cùng thời điểm. Mặt khác tại Tòa án, đại diện Viện kiểm sát nhân dân, cũng như các đương sự đều khơng có tài liệu nào chứng minh “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” hiện thấp hơn “lãi suất nợ quá hạn” tính theo mức lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố, và ngun đơn khơng có kháng cáo và đồng ý với tòa án sơ thẩm, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận I là tính lãi suất nợ quá hạn theo mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định là 8,5%/ năm, là có lợi hơn cho bị đơn, nên HĐXX giữ y cách tính “lãi suất nợ quá hạn” theo mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố mà cấp sơ thẩm đã chọn để tính lãi chậm trả tới ngày xét xử sơ thẩm. Nhưng xét thấy, với lãi suất cơ bản là 8,5%/ năm, tòa sơ thẩm tính mức lãi suất nợ quá hạn là 1,275% /tháng là chưa đúng, mà tính đúng với lãi suất cơ bản là 8,5% năm, thì “lãi suất nợ quá hạn” phải là 1,5 x 8,5%/năm : 12tháng = 1,06%/tháng”.

Theo bản án thể hiện thì Tịa án đã nhận định một cách lòng vòng để cuối cùng chấp nhận “mức lãi suất nợ quá hạn” để tính lãi. Ở đây có một số vấn đề cần

làm rõ như sau:

Thứ nhất: Đương sự có phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng

minh mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường theo quy định của Điều 306 LTM 2005 hay không?

Chúng tôi cho rằng, khi đương sự khởi kiện yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán thì đương sự phải nêu lên một mức lãi suất cụ thể. Việc mức lãi suất này có

được Tịa án chấp nhận hay khơng, hay là Tịa án sử dụng mức lãi suất khác để tính

lãi thì khơng cịn là trách nhiệm của đương sự. Theo bản án, Tịa án đã khơng thực hiện hết các biện pháp để tìm ra mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường mà lập luận dựa vào các lý do: NHNN chỉ công bố mức lãi suất trung bình liên ngân hàng, khơng có chứng cứ chứng minh lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường hiện thấp hơn lãi suất nợ quá hạn tính theo mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố, và nguyên đơn khơng có kháng cáo và đồng ý với tịa án sơ thẩm để khơng chấp

nhận kháng nghị của Viện kiểm sát;

Thứ hai: Về mặt số liệu lãi suất, Tòa cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm vì cho

rằng cấp sơ thẩm tính lãi suất nợ quá hạn 1,275%/tháng là không đúng. Tuy nhiên, khi cấp phúc thẩm chỉnh lại lãi suất là: [(8,5%/năm x 1,5) : 12] = 1,06%/tháng cũng

chưa chính xác, mà số liệu chính xác phải là 1,0625%/tháng. Hơn nữa, khi tính ra

được tiền lãi là 113.978.949 đồng thì Tịa cấp phúc thẩm lại lấy tròn số là

113.978.000 đồng, điều này cũng khơng chính xác.

Ngược lại với quan điểm về việc áp dụng mức lãi suất ở trường hợp nêu trên, có những trường hợp Tịa án cho rằng mức lãi suất nguyên đơn yêu cầu là phù hợp với Điều 476 BLDS 2005 và Điều 306 LTM 2005 nên đã chấp nhận69. (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 10)

Cũng tương tự một số bản án khác, Tòa án đã nhận định một cách chung

chung về số tiền lãi theo Điều 306 LTM 2005 nhưng không đưa ra cách phân tích cụ thể. Từ đó, Tịa đã chấp nhận mức lãi suất do các bên thỏa thuận là 1,575%/tháng là không thuyết phục.

* Căn cứ vào mức lãi suất do các bên thỏa thuận

Nội dung phân tích ở phần trên đã cho thấy, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án thường căn cứ vào quy định pháp luật về mức lãi suất (lãi suất cơ bản do NHNN công bố, lãi suất nợ quá hạn) để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải

quyết tranh chấp cũng đã có một số Tịa án căn cứ vào mức lãi suất do các bên thỏa thuận để làm căn cứ tính tiền lãi chậm thanh tốn, mặc dù tranh chấp này khơng

phải là tranh chấp về hợp đồng tín dụng (được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận)70.

(Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 11)

Trong vụ án này, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng sự thỏa thuận lãi của các

đương sự là phù hợp với quy định pháp luật và nội dung hợp đồng nên đã chấp nhận

mức lãi suất này. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho rằng bản án sơ thẩm tính lãi suất chậm trả là 8% trên số tiền 665.978.300 đồng là khơng chính xác vì “thời điểm vi phạm nghĩa vụ thanh tốn bị đơn cịn nợ nguyên đơn số tiền 1.655.878.300 đồng. Mặt khác, giữa bị đơn và nguyên đơn có thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả theo hợp đồng ngày 06/4/2006. Do vậy, cấp sơ thẩm tính lãi suất chậm trả là 8% trên số tiền 665.978.300 đồng là không đúng cần phải sửa một phần bản án cho phù hợp với quy định pháp luật”.

Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã sử dụng mức lãi suất dùng để tính lãi là 8%. Với mức lãi suất này, dường như Tòa án cấp sơ thẩm đã có sự nhầm lẫn,

69 Bản án số 1635/2008/KDTM-ST ngày 30/9/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” của TAND TP. Hồ Chí Minh.

70 Bản án số 10/2011/KDTM-PT ngày 18/5/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng phân phối” của TAND tỉnh Bình Dương.

bởi 8% là mức phạt vi phạm hợp đồng quy định tại Điều 301 LTM 2005, còn mức lãi suất chậm thanh toán là “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”. Cịn đối với Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận mức lãi suất thỏa thuận giữa các bên là 1,2%/tháng là “phù hợp với quy định tại Điều 306 Luật thương mại và khoản 3.2 Điều 3 của hợp đồng” nhưng không nhận định lãi suất theo Điều 306 LTM 2005 là

bao nhiêu là chưa thuyết phục.

* Căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của một số Ngân hàng thương mại

Việc căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của một số ngân hàng thương mại là phù hợp với quy định về mức lãi suất tại Điều 306 LTM 2005. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, đã có Tịa án áp dụng mức lãi suất này, nhưng căn cứ cụ thể để xác định mức lãi suất nói trên như lãi suất trung bình mà các ngân hàng thương mại cho vay là bao nhiêu? Lấy bao nhiêu ngân hàng để tính được mức trung bình và đó là những ngân hàng nào? Những vấn đề này lại khơng được nêu cụ thể71.

(Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 12). Cụ thể: “Về khoản tiền lãi do chậm thanh

toán theo đơn khởi kiện của nguyên đơn, lãi suất được tính thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình do các ngân hàng thương mại cho khách hàng vay và nguyên đơn chỉ yêu cầu 1 tháng nên có cơ sở chấp nhận, nhưng được điều chỉnh lại: (127.538.300 đồng + 56.000.000 đồng) x 1,3%/tháng = 2.385.997 đồng”.

* Căn cứ vào mức lãi suất cho vay trung hạn bằng Đơla Mỹ trung bình của

một số Ngân hàng thương mại

Khi có tranh chấp về nghĩa vụ chậm thanh tốn bằng đồng Đơ La Mỹ, Tịa án khơng áp dụng quy định về mức lãi suất theo Điều 306 LTM 2005 mà lại có cách xác định riêng của mình. Chẳng hạn như việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ngun đơn là Cơng ty Tan Chong Industrial Machinery (Pte)

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)