Cách tính tiền lãi chậm thanh toán 71 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 76 - 91)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.7 Cách tính tiền lãi chậm thanh toán 71 

Để tính tốn được số tiền lãi do chậm thanh tốn, người ta thường sử dụng

một số cách tính khác nhau để tính được số tiền lãi cụ thể.

Vấn đề về cách tính tiền lãi do chậm thanh tốn, trong khoa học pháp lý hiện chưa có quy định cụ thể nào quy định về cách tính tiền lãi chậm thanh toán. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và trao đổi với một số Thẩm phán, Trọng tài viên về thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp tại Tòa án nhân dân các cấp và Trọng tài thì chúng tơi

nhận thấy trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, có hai cách tính tiền lãi chậm thanh tốn được áp dụng phổ biến, đó là: (i) cách tính tiền lãi do chậm thanh tốn theo các mốc thời điểm khác nhau với các mức lãi suất khác nhau (mức lãi suất này chủ yếu là do pháp luật quy định); (ii) cách tính tiền lãi khơng chia ra từng mốc thời gian khác nhau mà chỉ tính ở một thời điểm nhất định và với một mức lãi suất (do các

bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định). Ngồi ra, cũng có một số cách tính tiền lãi khác, nhưng trong thực tế ít được áp dụng. Nhìn chung, mỗi cách tính đều có những điểm đặc trưng riêng của nó. Cụ thể như sau:

* Cách tính tiền lãi chậm thanh tốn theo từng thời điểm

Cách tính tiền lãi theo từng thời điểm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đã

được một số Tịa án áp dụng. Theo cách tính này, số tiền lãi chậm thanh tốn được

tính theo từng thời điểm nhất định, tương ứng với từng thời điểm mà mức lãi suất

cơ bản do NHNN công bố có sự thay đổi.

Có trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm tính lãi theo cách tính khơng chia theo thời điểm, nhưng khi bản án bị kháng cáo thì cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm theo cách tính lãi theo từng thời điểm thay đổi của lãi suất cơ bản do NHNN công

bố. Điển hình là việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa

ngun đơn là Cơng ty TNHH Interflour Việt Nam và bị đơn là Công ty TNHH

kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến87.

Theo đó, cấp phúc thẩm cho rằng “việc tính tiền lãi dựa trên quyết định số 1746/QĐ-NHNN ngày 01/12/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/12/2005) của Thống đốc NHNN quy định lãi suất cơ bản là 0,6875%/tháng là chưa phù hợp, bởi vì bắt đầu từ thời điểm ngày 31/12/2004 (Quyết định số 1716/QĐ-NHNN) đến thời điểm xét xử sơ thẩm (ngày 06/3/2006), Thống đốc NHNN đã ban hành 16 Quyết định quy định lãi suất cơ bản, trong đó có 03 thời điểm thay đổi tỷ lệ lãi suất cơ bản: 0,625%/tháng, 0,650%/tháng, 0,6875%/tháng, theo đó số tiền lãi phát sinh từng thời điểm cũng khác nhau. Do đó, Tịa án cấp phúc thẩm sửa lại số tiền lãi này phù hợp với quy định của pháp luật với số liệu là 18.196.455 đồng (thay vì số liệu của

87 Tham khảo Bản án số 136/2006/KDTM-PT ngày 12/7/2006 về việc ‘Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng

hóa” của Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Nội dung Bản án này đã được tác giả trích dẫn từ Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả: Nguyễn Hồ Thanh Bạch (2010), “Pháp luật về nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.61-62.

Tòa án cấp sơ thẩm là 18.968.925 đồng) và tổng số tiền hàng và tiền lãi sẽ là: 149.582.995 đồng”.

Tương tự bản án trên, việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Valspar Việt Nam và bị đơn là Cơng ty TNHH Hoa Mỹ cũng được Tịa án áp dụng các tính lãi theo từng thời điểm88.

Cụ thể, Tòa án cho rằng mức lãi suất nợ quá hạn thay đổi theo sự thay đổi của mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố vào từng thời kỳ, cho nên cần phải tính tiền lãi do chậm thanh toán theo từng thời điểm tương ứng với sự thay đổi mức lãi

suất cơ bản. Số tiền lãi được Tịa án tính như sau:

1- Số tiền 625.000.000 đồng (được tính lãi từ ngày 24/3/2008 đến ngày 19/5/2008 với mức lãi suất là 8,75%/1 năm theo quyết định số 689/QĐ-NHNN ngày 31/3/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam) số tiền được tính là: 625.000.000 đống x 0,72% x 150% x 1 tháng 25 ngày = 12.375.000 đồng.

- Số tiền này được tính lãi tiếp từ ngày 19/5/2008 đến ngày 11/6/2008 là: 625.000.000 đồng x 0,72% x 150% x 22 ngày = 4.950.000 đồng.

- Số tiền này được tính lãi tiếp từ ngày 11/6/2008 đến ngày 17/7/2008 là 1 tháng 6 ngày theo quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam với mức lãi suất 14%/1 năm là: 625.000.000 đồng x 1,16% x 150% x 1 tháng 6 ngày = 13.050.000 đồng.

2- Số tiền 625.000.000 đồng (được tính lãi từ ngày 24/4/2008 đến ngày 19/5/2008 với mức lãi suất là 8,75%/1 năm theo quyết định số 689/QĐ-NHNN ngày 31/3/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam) số tiền được tính là: 625.000.000 đồng x 0,72% x 150% x 25 ngày = 5.625.000 đồng.

Số tiền này được tính lãi tiếp từ ngày 19/5/2008 đến ngày 11/6/2008 là: 625.000.000 đồng x 0,72% x 150% x 22 ngày = 4.950.000 đồng.

- Số tiền này được tính lãi tiếp từ ngày 11/6/2008 đến ngày 17/7/2008 là 1 tháng 6 ngày theo quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam với mức lãi suất 14%/1 năm là: 625.000.000 đồng x 1,16% x 150% x 1 tháng 6 ngày = 13.050.000 đồng.

3- Số tiền 625.000.000 đồng được tính lãi từ ngày 24/5/2008 đến ngày 11/6/2008 theo quyết định số 689/QĐ-NHNN ngày 31/3/2008 của Thống đốc

NHNN Việt Nam với mức lãi là 8,75% /1 năm là: 625.000.000 đồng x 0,72% x 150% x 17 ngày = 3.825.000 đồng.

- Số tiền này được tính lãi tiếp từ ngày 11/6/2008 đến ngày 17/7/2008 là 1 tháng 6 ngày theo quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam với mức lãi suất 14%/1 năm là: 625.000.000 đồng x 1,16% x 150% x 1 tháng 6 ngày = 13.050.000 đồng.

4- Số tiền 625.000.000 đồng được tính lãi từ ngày 24/6/2008 đến ngày 17/7/2008 là 23 ngày theo quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam với mức lãi suất 14%/1 năm là: 625.000.000 đồng x 1,16% x 150% x 23 ngày = 8.337.500 đồng.

5- Số tiền gốc còn lại là 372.393.000 đồng khơng phải tính lãi suất vì hai bên cam kết thời hạn trả đến ngày 24/7/2008 mới phải trả nợ.

Như vậy tổng số tiền lãi bên Cơng ty Hoa Mỹ phải thanh tốn trả cho Cơng ty Valspar Việt Nam là: 79.212.500 đồng.

Trong luận văn của mình, tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch đã khơng đồng

tình với quan điểm tính tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng trong hai bản án trên, bởi lẽ: quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của bên mua theo LTM 1997 và LTM 2005 cơ bản là như nhau, chỉ khác nhau về mức lãi suất. Theo LTM 1997 thì tính theo mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định, cịn LTM 2005 thì tính theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Nội dung của cả hai điều luật này đã nói rất rõ: tiền lãi do chậm thanh tốn được tính theo mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định (hay mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường) tại thời điểm thanh toán. Do vậy, tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch đã cho

rằng “Thời điểm thanh toán được xác định là thời điểm xét xử; Và tại thời điểm xét

xử, trên lý thuyết, chỉ có duy nhất một mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định (hay chỉ có duy nhất một mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường)”.

Chúng tơi đồng tình với ý kiến nhận xét, phân tích của tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch, bởi vì:

Thứ nhất, cả Điều 233 LTM 1997 và Điều 306 LTM 2005 đều xác định rất rõ

về việc số tiền lãi do chậm thanh toán được xác định tại thời điểm thanh toán -

nghĩa là được xác định tại một thời điểm nhất định. Ngoài thời điểm này, các văn

Thứ hai, tại thời điểm thanh tốn thì chỉ có một mức lãi suất nhất định, chứ

khơng thể có nhiều mức lãi suất khác nhau.

Mặt khác, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT thì thời điểm

thanh tốn được xác định là thời điểm xét xử sơ thẩm. Do đó, tại thời điểm xét xử

sơ thẩm thì Tịa án chỉ có thể căn cứ vào một mức lãi suất nhất định để tính lãi. Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch nhận xét, trong trường hợp tương tự như trường hợp tranh chấp giữa Công ty TNHH Valspar Việt Nam và Công ty TNHH Hoa Mỹ, nếu các bên có thỏa thuận (hoặc thỏa thuận trong hợp

đồng hoặc thỏa thuận trong một văn bản nào đó) là “bên mua chậm thanh tốn thì

phải trả tiền lãi tính theo mức lãi suất nợ q hạn” thì Tịa án có thể sử dụng cách tính tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng theo từng thời điểm tương ứng với sự

thay đổi mức lãi suất cơ bản được NHNN cơng bố như bản án đã tính, bởi lẽ:

- Trong trường hợp này, rõ ràng các bên có thỏa thuận về việc tính tiền lãi do chậm thanh tốn tiền hàng nên khơng áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn để tính mà phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên, tức là tính theo mức lãi suất nợ quá hạn.

- Tuy nhiên, do các bên không thỏa thuận rõ mức lãi suất nợ quá hạn được tính là mức lãi suất vào thời điểm nào nên nếu trong thời gian bên mua chậm thanh toán tiền hàng mà Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi mức lãi suất cơ bản thì khoản tiền lãi do chậm thanh tốn tiền hàng cũng phải được tính tương ứng với từng thời điểm thay đổi mức lãi suất cơ bản đó.

Về vấn đề này, chúng tơi khơng đồng tình với nhận xét của tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch, bởi lẽ: Ngay ở trên, tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch đã khẳng định thời điểm thanh toán là “thời điểm xét xử sơ thẩm và về lý thuyết thì tại thời điểm

này chỉ có một mức lãi suất”, nhưng theo nhận xét ở dưới thì lại nhìn nhận “do các bên không thỏa thuận rõ mức lãi suất nợ quá hạn được tính là mức lãi suất vào thời

điểm nào” thì nếu có sự thay đổi về mức lãi suất cơ bản thì được tính tiền lãi chậm

thanh toán tương ứng với từng thời điểm thay đổi mức lãi suất cơ bản là khơng

chính xác. Trong trường hợp này, cho dù các bên có thỏa thuận việc tính lãi suất chậm thanh tốn nhưng khơng thỏa thuận về thời điểm xác định mức lãi suất, thì

* Cách tính tiền lãi chậm thanh tốn khơng chia ra thành từng thời điểm Ngồi cách tính tiền lãi chia ra thành từng mốc thời điểm khác nhau, có một cách tính tiền lãi chậm thanh tốn khác cũng được áp dụng trong thực tiễn giải

quyết tranh chấp, đó là cách tính tiền lãi khơng chia ra thành từng thời điểm. Cách tính này khơng dựa vào sự thay đổi các mức lãi suất khác nhau do NHNN cơng bố, mà việc tính lãi được tính tại một thời điểm nhất định và chỉ dựa vào một mức lãi suất. Cách tính này hiện đang được đa số các Tòa án áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn như vụ án Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Bảy - Chủ Cửa hàng vật liệu xây dựng Bảy Lá và bị đơn là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại 28989.

Khi xét xử sơ thẩm, TAND quận Bình Tân xác định bên mua có trách nhiệm trả cho bên bán tồn bộ số tiền vật liệu xây dựng cịn nợ là 48.390.000 đồng và buộc bên mua phải trả cho bên bán tiền lãi do chậm thanh tốn tính theo từng thời điểm tương ứng với từng thời điểm thay đổi của mức lãi suất cơ bản mà NHNN công bố. Tuy nhiên, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng “Cách tính lãi

phạt chậm thanh toán theo từng thời điểm quy định lãi suất của NHNN của cấp sơ thẩm là không phù hợp quy định của pháp luật”.

Như phân tích ở cách tính lãi chậm thanh tốn theo từng thời điểm, đối với

tình huống này, chúng tơi đồng tình với nhận định của Tòa cấp phúc thẩm. Tuy

nhiên, Tòa cấp phúc thẩm khơng nói rõ cách tính lãi của cấp sơ thẩm “không phù hợp” là như thế nào. Chúng tơi cho rằng, trường hợp này cả Tịa cấp phúc thẩm và Tòa cấp sơ thẩm đều phải áp dụng mức lãi suất theo quy định tại Điều 306 LTM

2005 là “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” tại thời điểm xét xử để tính ra số tiền lãi chậm thanh tốn.

Ngồi hai bản án vừa nêu, trong hầu hết các bản án khác mà chúng tôi thu thập được, qua xem xét về cách tính lãi chậm thanh tốn trong các bản án này,

chúng tơi nhận thấy các Tịa án đều áp dụng cách tính tiền lãi theo cách tính khơng chia ra thành nhiều thời điểm. Cụ thể như các bản án: Bản án số 03/2011/KDTM-

ST ngày 24/3/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của TAND

89 Bản án số 06/2008/KDTM-ST ngày 29/9/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của

TAND TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung của Bản án này đã được tác giả trích dẫn từ Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả: Nguyễn Hồ

Thanh Bạch (2010),“Pháp luật về nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.63-64.

tỉnh Bình Dương; Bản án số 1975/2009/KDTM-ST ngày 06/8/2009 về việc “Tranh

chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP. Hồ Chí Minh; Bản án số

758/2008/KDTM-ST ngày 27/5/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP. Hồ Chí Minh; Bản án số 14/2010/KDTM-ST ngày 20/7/2010 về việc “Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” của TAND tỉnh

Bình Dương; Bản án số 17/2010/KDTM-ST ngày 30/8/2010 về việc “Tranh chấp hợp đồng tài trợ” của TAND Bình Dương; Bản án số 05/2011/KDTM-PT ngày

23/3/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của TAND tỉnh Bình Dương; Bản án số 10/2011/KDTM-PT ngày 18/5/2011 về việc “Tranh chấp hợp

đồng phân phối” của TAND tỉnh Bình Dương; Bản án số 1842/2007/KDTM-ST

ngày 27/9/2007 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của TAND TP. Hồ Chí Minh; Bản án số 1975/2009/KDTM-ST ngày 06/8/2009 về việc “Tranh

chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP. Hồ Chí Minh; Bản án số

1200/2008/KDTM-ST ngày 11/8/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng làm nhà

xưởng” của TAND TP. Hồ Chí Minh. Tại các bản án này, Tòa án đều áp dụng cách tính lãi khơng chia ra thành từng thời điểm để tính lãi chậm thanh tốn.

Mặc dù thực tế chúng tôi không thu thập được nhiều bản án, nhưng với các bản án như vừa nêu trên, cũng có thể cho chúng ta thấy được cách tính tiền lãi

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)