Sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật Việt Nam về lãi do

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 44 - 47)

Điều 306 LTM 2005. Tuy nhiên, quy định này cụ thể ra sao và việc áp dụng quy định này có những vướng mắc, khó khăn gì khơng? Để làm rõ vấn đề này, tại

chương 2 của luận văn sẽ tập trung phân tích về thực trạng áp dụng quy định này trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại có liên quan đến lãi chậm thanh tốn tại Tịa án, Trọng tài để chỉ ra những điểm bất cập trong quy định này của pháp luật, để từ đó chúng ta sẽ có hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trước khi tiến hành xem xét thực trạng áp dụng quy định về lãi chậm thanh toán, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về sự hình thành và phát triển của quy

định này trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời, việc phân tích, đối chiếu pháp luật

Việt Nam với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế cũng rất quan trọng nhằm tìm ra những ưu điểm, bất cập trong quy định pháp luật.

2.1 Sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật Việt Nam về lãi do chậm thanh toán chậm thanh toán

Trong hợp đồng kinh doanh, thương mại, nghĩa vụ thanh toán là một trong

những nội dung quan trọng luôn được các chủ thể chú trọng khi thỏa thuận ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo đó, đến thời điểm thanh tốn, nếu bên có nghĩa vụ

thanh tốn khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải chịu lãi chậm thanh tốn. Quy định về lãi chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng đã

được quy định từ rất sớm trong các văn bản luật và ngày càng dần hoàn thiện.

Vào thời kỳ phong kiến, pháp luật nước ta cũng đã sớm dự liệu và quy định về vấn đề này. Ở thời kỳ phong kiến, theo quy định tại các Bộ luật Hồng Đức (Điều

384, 587) hay Bộ luật Giao Long (Điều 134) đều có những quy định mang tính chế tài do việc chậm trả tiền55.

Trong giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến, mặc dù cũng đã có một số văn bản luật được ban hành để điều chỉnh về quan hệ hợp đồng kinh tế, nhưng

các văn bản này hầu như khơng quy định về lãi chậm thanh tốn.

Bước vào thời kỳ đổi mới, năm 1989, Pháp lệnh HĐKT được ban hành để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng không quy định về lãi chậm thanh toán, mà tại Điều 30 Pháp lệnh chỉ quy định về phạt vi phạm

nghĩa vụ thanh toán “Bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán phải bị phạt vi phạm hợp

đồng. Mức phạt có thể bằng mức lãi suất tín dụng q hạn theo quy định của pháp luật”. Quy định này chỉ nêu lên mức lãi suất phạt vi phạm, nhưng các vấn đề chủ

yếu để áp dụng quy định này thì chưa được quy định cụ thể.

Năm 1997, LTM đầu tiên của nước ta được ban hành. Tại Điều 233 LTM

1997 đã quy định về nghĩa vụ của bên vi phạm nghĩa vụ thanh tốn là “cịn phải trả

tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán theo mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định tại thời điểm thanh toán”. Với quy định này, cùng với hướng dẫn tại Thông tư

liên tịch số 01/TTLT, các vấn đề chủ yếu để áp dụng quy định về lãi chậm thanh toán như căn cứ phát sinh, thời điểm bắt đầu tính lãi, mức lãi suất, thời điểm kết

thúc tính lãi, khoản nợ để tính lãi đã được quy định và hướng dẫn cụ thể hơn.

Sau một thời gian có hiệu lực thi hành, đến năm 2005, LTM 1997 được thay thế bởi LTM 2005. Đến thời điểm này, Thông tư liên tịch số 01/TTLT vẫn cịn hiệu lực. Vì vậy, các hướng dẫn về lãi chậm thanh toán theo quy định của Điều 306 LTM 2005 vẫn được áp dụng theo hướng dẫn của Thông tư.

So sánh quy định về mức lãi suất giữa LTM 1997 và LTM 2005, chúng ta có thể thấy được quy định về mức lãi suất trong LTM 2005 có những điểm tiến bộ hơn so với LTM 1997, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, theo quy định của LTM 1997 thì mức lãi suất do vi phạm nghĩa vụ

thanh toán là “mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định”. Quy định về mức lãi suất này tương tự với quy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS 1995 về việc trả tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ hay khoản 5 Điều 471 về nghĩa vụ trả tiền vay. Do đó, quy định về mức lãi suất này đã đánh đồng sự vi phạm trong việc chậm thanh toán trong quan hệ kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sự thông thường.

Thứ hai, quy định về mức lãi suất theo LTM 1997 là do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại Điều 473 BLDS 1995 thì mức lãi suất quá hạn không được vượt

quá 50% mức lãi suất theo quy định pháp luật. Như vậy, rõ ràng quy định về mức lãi suất này của LTM 1997 đã khơng đảm bảo được tính đền bù tương xứng so với các khoản thiệt hại phát sinh mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trong

trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của bên cịn lại. Trong khi đó, mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường theo Điều 306 LTM 2005 luôn cao hơn mức lãi suất do pháp luật quy định.

Về vấn đề này, pháp luật và tập quán thương mại quốc tế cũng đã có những quy định khác nhau. Điều 78 CISG có quy định về tiền lãi chậm thanh toán nhưng lại không quy định cụ thể về mức lãi suất áp dụng để tính lãi chậm thanh tốn là bao nhiêu. Theo Bộ nguyên tắc Unidroit xác định tỷ lệ lãi suất để tính lãi chậm thanh

tốn là “tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của ngân hàng cho đồng tiền

thanh toán của hợp đồng tại địa điểm và tại thời điểm việc thanh toán phải được thực hiện” hoặc là “tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của quốc gia có đồng tiền thanh tốn” hoặc “tỷ lệ lãi thích hợp được xác định bởi luật của quốc gia có đồng tiền thanh toán”56.

So sánh với pháp luật Việt Nam, quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit có những điểm khác biệt rất cơ bản được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Bộ nguyên tắc Unidroit không loại trừ nghĩa vụ trả tiền lãi do

chậm thanh toán trong bất cứ trường hợp nào (Ví dụ: việc chậm thanh toán là do hậu quả của trường hợp bất khả kháng như bên có nghĩa vụ khơng thể nào thanh toán khoản nợ do các quy định mới về ngoại hối thì tiền lãi vẫn được tính nợ)57, trong khi đó, cũng như quy định tại Điều 79 CISG, pháp luật Việt Nam cho phép

miễn trách nhiệm này trong các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 LTM 2005.

Thứ hai, mức lãi suất làm căn cứ tính tiền lãi do chậm thanh tốn theo Bộ

nguyên tắc Unidroit là “mức lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn”, cịn theo LTM 2005 thì đó là “mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”.

Thứ ba, Bộ nguyên tắc Unidroit có dự liệu trường hợp tại địa điểm thanh

toán khơng có quy định về lãi suất cho vay của đồng tiền thanh tốn thì sẽ áp dụng lãi suất cho vay trung bình của nước có đồng tiền thanh tốn đó. (Ví dụ: Nếu như

56 Tham khảo tlđd 4, tr.382. 57 Tham khảo tlđd 4, tr.384.

khoản vay được thỏa thuận bằng tiền bảng Anh và có thể thanh tốn được tại Tunis, và khơng có tỷ lệ lãi suất cho vay tính theo đồng bảng Anh tại thị trường tài chính ở Tunis, thì sẽ lấy tỷ lệ lãi suất hiện hành này tại nước Anh.)58 Nếu như khơng có quy

định về lãi suất trong cả hai địa điểm trên, thì lãi suất "thích hợp" được ấn định theo

luật của nước phát hành đồng tiền thanh toán. Trong hầu hết các trường hợp, đó là lãi suất cho vay chính thức, và nếu như có nhiều lãi suất cho vay chính thức, thì sẽ là lãi suất thích hợp nhất cho giao dịch quốc tế. Nếu tại nước có đồng tiền thanh tốn khơng quy định lãi suất cho vay chính thức, thì sẽ áp dụng lãi suất ngân hàng hợp lý nhất. Trong khi đó, CISG và pháp luật Việt Nam chưa có dự liệu những trường hợp này.

Việc phân tích, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam về lãi chậm thanh toán với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế đã cho chúng ta thấy được những

ưu điểm và bất cập trong quy định này. Từ việc phân tích và đối chiếu đó, chúng ta

cơ sở để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho hợp lý.

Đến thời điểm hiện nay, quy định về lãi chậm thanh toán vẫn được áp dụng

theo quy định của Điều 306 LTM 2005. Tuy quy định này đã được hướng dẫn áp

dụng, nhưng trong thực tiễn áp dụng, các vấn đề chủ yếu để có thể áp dụng được

nghĩa vụ này như: Căn cứ phát sinh; Thời điểm phát sinh tính lãi; Mức lãi suất;

Thời điểm kết thúc tính lãi; Khoản nợ dùng để tính lãi; việc kết hợp giữa yêu cầu lãi chậm thanh toán với các chế tài khác vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết. Sự thống nhất trong giải thích và áp dụng quy định pháp luật về nghĩa vụ chịu lãi chậm thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào sự rõ ràng của quy định pháp luật về các nội dung chủ yếu của nghĩa vụ này.

Để hiểu rõ hơn về quy định này, việc phân tích thực trạng áp dụng pháp luật

về lãi do chậm thanh toán dưới đây là minh chứng cho kết luận trên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)