Chậm thanh toán 42 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 47 - 50)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.1 Chậm thanh toán 42 

Chậm thanh tốn được hiểu là việc bên có nghĩa vụ thanh toán chưa thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần nghĩa vụ thanh tốn của mình khi đến thời

hạn thanh toán59.

58 Tham khảo tlđd 4, tr.385. 59 Đỗ Văn Đại, tlđd 50, tr.115.

Pháp luật thương mại hiện nay khơng có quy định nào cụ thể về việc xác

định chậm thanh tốn. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, việc xác định

một bên có hay khơng việc chậm thanh tốn chưa chính xác, mặc dù các bên có hay khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh toán.

* Xác định chậm thanh tốn khi có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn

Trong trường hợp có thỏa thuận về thời điểm thanh tốn, khi giải quyết tranh chấp, Tịa án thường căn cứ vào thời điểm này để xác định bên có nghĩa vụ thanh

tốn có vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của mình hay chưa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuy có thỏa thuận thời điểm thanh toán, nhưng việc xác định thời điểm này của Tịa án chưa thật chính xác. Chẳng hạn như Bản án số 1975/2009/KDTM- ST ngày 06/8/2009 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP. Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là Công ty Asian Feed Co.,Ltd và bị đơn là Công ty cổ phần Phú Thuận60 (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 1)

Giữa nguyên đơn và bị đơn có ký kết các hợp đồng số SF 50059/2007 và SF 50064/2007 về việc mua bán thức ăn gia súc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thỏa thuận thời điểm thanh toán là “30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận

hàng”. Theo các chứng từ giao nhận có xác nhận của cả hai bên, thì ngày nhận hàng của bị đơn đối với hợp đồng số SF 50059/2007 là ngày 17/10/2007 và ngày nhận

hàng đối với hợp đồng số SF 50064/2007 là ngày 26/11/2007. Sau khi nhận hàng, bị

đơn khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình theo thỏa thuận hợp đồng nên

nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu bị đơn phải thanh toán tiền mua hàng. Khi giải

quyết tranh chấp, Tòa án đã xác định ngày bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với hợp đồng số SF 50059/2007 là ngày 17/11/2007 và ngày vi phạm nghĩa vụ

thanh toán đối với hợp đồng số SF 50064/2007 là ngày 26/12/2007.

Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về thời điểm thỏa thuận, nên

việc thỏa thuận của các bên có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Trong vụ án này, việc thỏa thuận về thời hạn thanh toán ban đầu được các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên đã thỏa thuận lại là “30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận hàng”. Căn cứ vào việc thỏa thuận này, Tòa án xác

định ngày bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán căn cứ vào ngày bị đơn nhận hàng

(theo từng hợp đồng) để xác định nghĩa vụ chậm thanh toán là phù hợp. Trong

60 Trong phần tóm tắt nội dung bản án, quyết định, tác giả sử dụng thuật ngữ nguyên đơn và bị đơn để thay cho tên gọi cụ thể của nguyên đơn và bị đơn.

trường hợp cụ thể này, Tòa án xác định ngày chậm thanh toán đối với hợp đồng SF 50059/2007 là ngày 17/11/2007 (ngày nhận hàng là 17/10/2007) là chính xác, cịn việc xác định ngày chậm thanh toán đối với hợp đồng SF 50064/2007 là 26/12/2007 (ngày nhận hàng là 26/11/2007) là chưa chính xác, bởi vì thời điểm này vẫn cịn

nằm trong thời hạn thanh toán “30 ngày kể từ ngày nhận hàng” mà các bên thỏa thuận. Trong trường hợp này, Tòa án phải xác định ngày chậm thanh toán đối với hợp đồng SF 50064/2007 là 27/12/2007 mới chính xác.

* Xác định chậm thanh tốn khi khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn, Tịa án căn cứ vào chứng cứ, tài liệu do các bên cung cấp để xác định việc chậm thanh toán. Minh họa cho việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này là Bản án số 03/2011/KDTM-ST ngày 24/3/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng cho th tài chính” của TAND tỉnh Bình Dương giữa nguyên đơn là Cơng ty TNHH cho th tài chính quốc tế Chailease và bị đơn là Cơng ty TNHH vận tải và thương mại Tân Thành (Bản án

được đính kèm tại Phụ lục số 2)

Ngày 19/3/2008, nguyên đơn và bị đơn ký hợp đồng cho thuê tài chính số

B080315202 để mua 03 xe kéo hiệu International đã qua sử dụng theo yêu cầu của công ty Tân Thành. Hợp đồng trên đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày

11/6/2008. Về phương thức thanh toán tiền thuê vào ngày 15 hàng tháng, lãi suất cố

định là 16.8%/năm. Quá trình thực hiện hợp đồng, đến tháng 11/2009 thì bị đơn

chậm thanh tốn. Nguyên đơn đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bị đơn chỉ thanh toán

thêm được một kỳ rồi ngưng. Do bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên nguyên

đơn khởi kiện bị đơn. Quá trình Tịa án giải quyết vụ án, bị đơn tiếp tục thanh toán

thêm một số tiền, nhưng khơng thanh tốn hết. Tại bản án sơ thẩm, HĐXX đã xác

định thời điểm bị đơn chậm thanh toán là “từ tháng 12/2009”, theo đó, Tịa án đã

buộc bị đơn phải thanh tốn cho nguyên đơn tổng số tiền 504.358.576 đồng.

Chúng tôi cho rằng, vấn đề cần quan tâm giải quyết trong vụ án này là thời

điểm nào được xác định là thời điểm bị đơn chậm thanh toán để xác định nghĩa vụ

thanh toán tiền nợ và tiền lãi chậm trả cho bị đơn?

Theo nội dung bản án, Tịa án chỉ nêu “Q trình thực hiện hợp đồng, bị đơn

đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán từ tháng 12/2009”, chứ khơng phân tích cụ thể tại

sao lại xác định bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán từ tháng 12/2009. Theo lời khai của nguyên đơn thì “quá trình thực hiện hợp đồng, đến tháng 11/2009 thì bị đơn

chậm thanh tốn. Ngun đơn đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bị đơn chỉ thanh toán thêm một kỳ rồi ngưng”. Như vậy, đến thời điểm tháng 12/2009 là thời điểm bị đơn

chậm thanh toán. Do đó, việc Tịa án xác định thời điểm chậm thanh tốn như trên là đúng, khơng phụ thuộc vào việc thanh tốn của phía bị đơn cho ngun đơn trong q trình Tịa án thụ lý giải quyết vụ án.

***

Với những tình huống thực tế nêu trên đã cho chúng ta thấy được những khó khăn khi xác định chậm thanh tốn. Vì vậy, để ban hành văn bản quy định cụ thể về việc xác định chậm thanh tốn là việc khơng dễ dàng. Qua phân tích cho thấy, lãi do chậm thanh tốn là nghĩa vụ phái sinh của khoản nợ gốc, do đó việc tính lãi phụ thuộc vào việc xác định khoản nợ chậm thanh toán. Do đặc thù của quan hệ hợp

đồng kinh doanh thương mại, thông thường, các bên đều có các chứng cứ, tài liệu

tương đương nhau. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp về nghĩa vụ thanh tốn, trong

trường hợp các bên có đầy đủ các chứng cứ, tài liệu thì việc xác định chậm thanh tốn là khơng q khó. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên khơng có chứng cứ,tài liệu để chứng minh thì việc xác định chậm thanh tốn là rất khó khăn, đặc biệt là

trong trường hợp bên vi phạm cố tình né tránh nghĩa vụ của mình. Do đó, trong những trường hợp này, để xác định được việc chậm thanh tốn thì chúng ta nên quy

định cho bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh về thời điểm chậm thanh

toán. Nếu bên vi phạm khơng chứng minh được thời chậm thanh tốn thì việc xác

định này dựa vào lời trình bày của bên bị vi phạm, cũng như các chứng cứ, tài liệu

khác thu thập được.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)