Khoản nợ được dùng để tính lãi chậm thanh toán 65 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 70 - 74)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.5 Khoản nợ được dùng để tính lãi chậm thanh toán 65 

Điều 233 LTM 1997 hay Điều 306 LTM 2005 đều quy định cho phép bên bị

vi phạm hợp đồng được quyền yêu cầu số tiền lãi do chậm thanh toán trên số tiền

chậm thanh toán. Vậy số tiền chậm trả làm căn cứ tính tiền lãi ở đây là số tiền nào? Là khoản vay nợ gốc hay tổng các khoản chậm thanh toán? Các khoản tiền lãi, tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại có được phép cộng dồn vào tiền nợ gốc để tính lãi chậm thanh tốn hay khơng? Nếu được phép cộng dồn thì cho phép

cộng dồn thành mấy lần. Trong thực tiễn, số tiền nào được sử dụng để tính lãi trong giải quyết tranh chấp là vấn đề cịn chưa có sự thống nhất.

Có trường hợp Tòa án đã xác định khoản tiền dùng để tính lãi chậm thanh tốn bao gồm tiền nợ q hạn và tiền lãi chưa thanh toán82 (Bản án được đính kèm

tại Phụ lục số 17). Cụ thể, khi xét xử, Tòa án đã dựa vào số tiền nợ mà bị đơn còn

nợ nguyên đơn là 615.120.878 đồng (trong đó nợ quá hạn là 453.995.878 đồng và lãi đối với số tiền quá hạn là 42.079.921 đồng) để tính lãi.

Vấn đề quan tâm xem xét trong bản án này là số tiền mà Tòa án sử dụng để

tính lãi chậm thanh tốn là số tiền nào? Tiền nợ gốc hay là số tiền cộng dồn của tiền nợ gốc và tiền lãi trước đó chưa thanh tốn. Về số tiền dùng để tính lãi này, chúng tôi cho rằng: Tại phần “Xét thấy” của bản án, HĐXX đã nhận định: “Tại bản đối

chiếu và xác nhận công nợ giữa đại diện hai bên ngày 31/7/2006 số tiền bị đơn còn nợ lại nguyên đơn số tiền nợ gốc là 615.120.878 đồng và số tiền lãi suất nợ quá hạn là 42.079.921 đồng”, trong khi đó thì nội dung bản án lại thể hiện “Tính đến ngày 31/7/2006 hai bên đối chiếu xác nhận công nợ với nhau và tổng số nợ bị đơn còn nợ

82 Bản án số 758/2008/KDTM-ST ngày 27/5/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của TAND TP.

Hồ Chí Minh.

Bản án này cũng đã được trích dẫn tại luận văn thạc sỹ luật học của: Nguyễn Hồ Thanh Bạch (2010), “Pháp

luật về nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong Hợp đồng mua bán hàng hóa”, Luận văn thạc sỹ luật học,

nguyên đơn là 615.120.878 đồng, trong đó nợ quá hạn là 453.995.878 đồng và lãi đối với số tiền nợ quá hạn là 42.079.921 đồng”.

Về mặt số liệu, chúng ta đã thấy có sự khơng hợp lý về tổng số tiền này, bởi vì: 453.995.878 đồng + 42.079.921 đồng = 496.075.799 đồng. Như vậy, số tiền 615.120.878 đồng nói trên là khoản tiền nào? Hay ngồi số tiền 496.075.799 đồng

các bên cịn thỏa thuận với nhau về một (một số) khoản tiền khác?

Để có thể nhận xét về số tiền mà Tịa án sử dụng để tính lãi trong vụ án này,

chúng ta cần phân biệt ra các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Khi các bên chốt nợ vào ngày 31/7/2006 nhưng không

thỏa thuận về việc nhập tiền nợ lãi vào tiền nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Như vậy, số tiền sử dụng để tính lãi trong trường hợp này chỉ là 453.999.878 đồng theo hướng dẫn tại điểm a mục 4 phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT: “Về

nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo đó, cách tính lãi của HĐXX trong trường

hợp này là chưa chính xác bởi chưa phân biệt rõ: (i) số tiền nào là số tiền bên mua chậm thanh toán tiền hàng (ở đây số tiền chỉ là 453.995.878 đồng); và (ii) số tiền

nào là khoản tiền lãi do chậm thanh toán trước thời điểm ngày 31/7/2006 (số tiền

42.079.921 đồng). Theo đó, bị đơn có nghĩa vụ trả tiền lãi do chậm thanh toán dựa trên số tiền nợ là 453.995.878 đồng, không phải là số tiền 615.120.878 đồng như bản án đã tính. Cịn khoản tiền nợ lãi quá hạn 42.079.921 đồng là số tiền nợ ngoài số tiền nợ gốc, nên bị đơn chỉ có nghĩa vụ trả tiền lãi tính trên số tiền này theo mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm xét xử theo như hướng dẫn tại

Thông tư liên tịch số 01/TTLT nêu trên. Quan điểm nhận xét của tác giả Nguyễn Hồ Thanh Bạch trong luận văn của mình cũng tương tự nhận xét này.

Trường hợp thứ hai: Khi các bên chốt nợ vào ngày 31/7/2006 và có thỏa

thuận về việc nhập tiền nợ lãi vào tiền nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT về việc “chấp nhận việc nhập lãi

vào nợ gốc”. Cũng cần lưu ý rằng, việc nhập số tiền lãi 42.071.921 đồng chỉ được

nhập vào số tiền nợ gốc một lần để tính lãi, và số tiền lãi chậm thanh tốn được tính tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Với quy định như vậy, chúng tôi cho rằng nhận định của HĐXX trong bản án cũng có một số sai sót: (i) khơng nêu căn cứ áp dụng Thông tư liên tịch số 01/TTLT tại phần quyết định và (ii) số tiền lãi nhập vào tiền

nợ gốc cũng chỉ là 496.075.799 đồng, chứ không phải là 615.120.878 đồng như bản án đã nêu.

Tương tự như bản án trên, trong vụ án khác, khoản nợ được Tịa án dùng để tính lãi cũng bao gồm cả tiền nợ gốc và tiền lãi83.

Cụ thể, Tòa án đã xác định: từ tháng 4/2005 sau khi hai bên chấm dứt hợp tác và có ký với nhau biên bản xác nhận số tiền nợ giữa hai bên, trong đó số tiền nợ gốc Cơng ty Yuann Shing cịn nợ nguyên đơn là 81.379,09 USD và 3.125.562 đồng Việt Nam. Và tại biên bản hịa giải ngày 13/6/2008 Cơng ty Yuann Shing thừa nhận số nợ tính đến tháng 8/2007 Cơng ty cịn nợ là: Tiền gốc 81.379,09 USD và tiền lãi là 38.971.163 đồng. Do đó u cầu khởi kiện địi nợ của nguyên đơn địi Cơng ty

Yuann Shing International thanh tốn trả số nợ gốc và lãi là có cơ sở và được chấp nhận. Số nợ gốc tính đến 30/8/2007 là: 81.379,09 USD và 38.971.163 đồng. Quy ra tiền Việt Nam tại thời điểm ngày 18/7/2008 là 16.815 đồng, do đó số tiền gốc là:

1.368.389.398 đồng + 38.971.163 đồng = 1.407.360.561 đồng.Số tiền lãi được tính từ ngày 01/7/2006 đến 18/7/2008 là 24 tháng 07 ngày là: Số tiền lãi được tính là: 678.433.124 đồng. Tổng cộng cả gốc và lãi là: 2.085.793.685 đồng.

Trong trường hợp này, Tòa án đã chấp nhận việc gộp tiền nợ gốc và tiền lãi vào thời điểm xét xử sơ thẩm để tính lãi chậm thanh tốn buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn. Như đã phân tích ở trên, trường hợp này nếu các bên có thỏa thuận về việc cộng dồn tiền lãi vào tiền gốc tại thời điểm xét xử sơ thẩm thì phán quyết của Tòa là hợp lý, và ngược lại nếu các bên khơng có thỏa thuận này thì phán quyết của Tịa là chưa chính xác.

Ở vụ án khác, Tịa án lại xác định khoản nợ dùng để tính lãi là tổng của

khoản nợ gốc và tiền phạt vi phạm hợp đồng như trường hợp Tòa án giải quyết

tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển84. Theo đó, Tịa án đã chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của nguyên đơn với số tiền phạt là: 7

ngày x 8.000.000 đồng = 56.000.000 đồng. Đồng thời, Tòa án đã sử dụng số tiền

phạt này cộng với số tiền nợ chưa thanh toán là: (127.538.300 đồng + 56.000.000

đồng) = 183.538.300 đồng để tính lãi chậm thanh tốn.

Về số tiền dùng để tính lãi này, chúng tơi có quan điểm khơng đồng tình, bởi vì:

83 Tham khảo tlđd 74. 84 Tham khảo tlđd 71.

(i) Khoản tiền phạt dôi nhật được tính ở trên là chế tài phạt vi phạm hợp đồng được các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Vì vậy, việc tính tiền phạt dơi

nhật được áp dụng các quy định riêng biệt với việc tính tiền lãi chậm thanh toán; (ii) Điều 290 BLDS 2005 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT

chỉ chấp nhận việc nhập tiền lãi vào tiền nợ gốc để tính lãi, chứ khơng nhập tiền phạt hợp đồng vào tiền nợ gốc để tính lãi.

***

Như vậy, theo Điều 290 BLDS 2005 và hướng dẫn tại Thơng tư liên tịch số 01/TTLT thì số tiền dùng để tính lãi là số nợ gốc; trường hợp nếu có thỏa thuận nhập tiền lãi chưa thanh tốn vào tiền nợ gốc thì cũng chỉ chấp nhận cho nhập một lần để tính lãi cho thời hạn tiếp theo. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định

pháp luật, các Tịa án lại khơng có cách áp dụng thống nhất. Về vấn đề này, chúng tơi có quan điểm như sau:

Về bản chất, dưới góc độ kinh tế học, lãi thực chất cũng là một khoản thu nhập kỳ vọng của người sử dụng nguồn vốn. Chức năng của nguồn vốn được sử

dụng nhằm mục đích “tiền đẻ ra tiền”. Do đó, tiền lãi của vốn gốc (có thể là một

lần, hai lần hoặc nhiều lần) nhưng chưa được thanh toán phải cần được xem như

một khoản nợ của bên vi phạm hợp đồng bởi vì các khoản tiền lãi này là thu nhập thực tế mà bên bị vi phạm hợp đồng sẽ có được nếu khơng có việc chậm thanh tốn của bên vi phạm. Chính vì vậy, việc tính tiền lãi chậm trả phải tính trên tổng số dư nợ thực tế mới chính xác. Theo đó, đối với các khoản tiền lãi trước đây mà bên vi phạm chưa thanh tốn thì cũng phải được cộng dồn vào với số tiền gốc để tính lãi chậm thanh toán tại thời điểm thanh toán. Tuy nhiên, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên vi phạm hợp đồng, chúng ta chỉ chấp nhận cho nhập các

khoản tiền lãi chưa được thanh toán vào tiền nợ gốc một lần. Trong trường hợp

trước khi xét xử, bên bị vi phạm đã nhập các khoản lãi này để tính lãi cho lần tiếp theo thì Tịa án khơng chấp nhận việc nhập lãi khi xét xử vụ án; ngược lại, nếu các khoản tiền lãi chưa thanh toán chưa được nhập vào tiền nợ gốc lần nào thì Tịa án chấp nhận cho phép nhập vào tiền nợ gốc để tính tiền lãi chậm thanh toán tại thời

điểm thanh toán.

Đối với các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền yêu cầu bồi thường thiệt

hại: mặc dù đây cũng là những thiệt hại thực tế, nhưng bản chất các khoản tiền này không phải là tiền lời (lãi). Mặt khác, chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)