Kết hợp yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán với yêu cầu bồi thường thiệt

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 74 - 76)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.6 Kết hợp yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán với yêu cầu bồi thường thiệt

về phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại sẽ được dựa vào các quy định đó để áp dụng.

Với phân tích trên, chúng tơi có ý kiến đề xuất việc sửa đổi một số quy định pháp luật như sau:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 306 LTM 2005 như sau:

“Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

1. Trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ hay các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên tất cả các khoản tiền chưa thanh toán...”.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 02 Điều 290 BLDS 2005 như sau: Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả các khoản tiền lãi chưa được thanh toán trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận”.

- Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm a mục 4 của Thông tư liên tịch số

01/TTLT như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì lãi suất được tính như sau:

a) Về nguyên tắc, tất cả các khoản tiền lãi được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Ngồi ngun tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, các bên có thể thoả

thuận về việc nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Tuy nhiên,

để tránh tình trạng bên cho vay có thể lợi dụng thoả thuận này để thu lợi trái pháp

luật, thì Tồ án chỉ chấp nhận việc nhập các khoản tiền lãi chưa thanh toán vào nợ gốc một lần.

2.2.6 Kết hợp yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán với yêu cầu bồi thường thiệt hại thiệt hại

Việc vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh tốn của một bên có thể sẽ gây cho bên bị vi phạm phải chịu những tổn thất, thiệt hại phát sinh, chẳng hạn uy tín kinh doanh, tiền vốn và lãi để xoay vòng nguồn vốn, mất thu nhập. Đây có thể là những thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu, nhưng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, bên cạnh việc yêu cầu tiền lãi chậm thanh tốn thì bên bị vi phạm hợp đồng có được u cầu thêm khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại hay

Pháp luật thương mại hiện hành cũng khơng có quy định nào cụ thể về vấn

đề này. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, vẫn có một số trường hợp được Tòa án, Trọng tài chấp nhận cho việc kết hợp này85.

Theo thỏa thuận hợp đồng, trách nhiệm bảo quản các thiết bị xây dựng thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ. Tuy nhiên, do yêu cầu tạm ngưng thi cơng cơng trình của nhà thầu chính và chưa có văn bản thể hiện nhà thầu chính cho phép nhà thầu phụ đem thiết bị của mình ra khỏi cơng trình nên đã gây thiệt hại cho thiết bị của

nhà thầu phụ. Đây là thiệt hại thực tế mà nhà thầu phụ phải gánh chịu. Do đó, Tịa án đã chấp nhận yêu cầu địi bồi thường thiệt hại của ngun đơn là có căn cứ.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Trọng tài cũng chấp nhận việc kết hợp giữa việc đòi tiền lãi do chậm thanh toán với bồi thường thiệt hại, thể hiện trong

việc giải quyết vụ án “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán cà phê” theo Phán quyết trọng tài số 17 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam86. (Phán quyết trọng tài được đính kèm tại

Phụ lục số 18). Theo Trọng tài, việc bị đơn vi phạm nghĩa vụ trả tiền hàng đã gây

thiệt hại cho nguyên đơn nên ngoài khoản tiền lãi chậm thanh tốn phải trả, thì bị

đơn còn phải bồi thường các thiệt hại cho nguyên đơn.

Theo phán quyết, mặc dù Trọng tài khơng phân tích cụ thể về mối quan hệ giữa việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của Bị đơn với những khoản thiệt hại mà

phía Nguyên đơn đã phải gánh chịu, nhưng Trọng tài vẫn chấp nhận yêu cầu của

Nguyên đơn về yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chúng tôi cho rằng, quyết định của

Trọng tài là có cơ sở, bởi lẽ xuất phát từ việc vi phạm thanh tốn của bên Bị đơn, phía Ngun đơn đã khơng thể thu hồi tồn bộ nguồn vốn ban đầu, trong đó có thể có cả những khoản lợi nhuận. Đây là những thiệt hại thực tế mà Ngun đơn phải gánh chịu, vì vậy, phía Bị đơn phải bồi thường các khoản này là hợp lý.

***

Pháp luật hiện nay không quy định rõ về việc cho hay không cho phép việc kết hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với yêu cầu tiền lãi do chậm thanh

toán. Ở cả hai bản án nêu trên, cả Tòa án và Trọng tài đều chấp nhận việc kết hợp này vì cho rằng hành vi vi phạm của bên vi phạm hợp đồng đã gây thiệt hại cho bên

85 Tham khảo tlđd 73.

86 Phán quyết được đăng tại: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Phán quyết số 17, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.125-128.

bị vi phạm. Chúng tơi cũng thống nhất với quan điểm này, vì khi có sự vi phạm hợp

đồng, nếu bên bị vi phạm chứng minh được việc có thiệt hại thực tế xảy ra và là hậu

quả trực tiếp của hành vi vi phạm thì việc chấp nhận kết hợp đồng thời hai yêu cầu này là có cơ sở và hợp lý. Vì vậy, chúng tơi cho rằng việc chấp nhận cho kết hợp

các yêu cầu này là cần thiết và hợp lý nếu bên bị vi phạm chứng minh được việc có những thiệt hại thực tế, trực tiếp do hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên vi phạm hợp đồng gây ra.

Đồng thời với việc chấp nhận sự kết hợp này, chúng ta cũng cần xác định rõ

các thiệt hại để có thể chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo Điều 608 BLDS 2005 đã xác định 04 khoản thiệt hại. Tuy nhiên, qua xem xét các thiệt hại này,

chúng tơi nhận thấy có những “thiệt hại thực tế” nhưng chưa được văn bản đề cập

đến. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại nhằm mục đích chủ

yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này trong trường hợp hợp đồng được

thực hiện nghiêm túc thì sẽ thỏa mãn lợi ích của các bên. Ngược lại, khi có sự vi phạm hợp đồng thì khoản lợi nhuận này có thể giảm đi hoặc khơng có lợi nhuận, có khi cịn thua lỗ. Lợi nhuận thường phát sinh trên việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, do vậy sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên vi phạm sẽ làm cho bên bị vi phạm nhiều thiệt hại đáng kể, trong đó có khoản lợi nhuận thực tế đáng lẽ sẽ có được nếu hợp đồng được thực hiện. Do đó, khoản lợi đáng lẽ được hưởng đó cũng nên được

xác định là thiệt hại thực tế. Khoản thiệt hại này có thể được hiểu như “lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản” tại khoản 3 Điều 608 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, do hiện nay văn bản chưa có sự giải thích rõ ràng về các thiệt hại nên có thể sẽ gây sự khó khăn cho Tịa án/Trọng tài khi giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, chúng ta nên có sự giải thích bổ sung thuật ngữ “thu nhập”, “thu nhập thực tế” bị mất, bị giảm trong BLDS bao gồm cả “khoản lợi đáng lẽ được hưởng” nếu hợp đồng được thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)