Không gắn liền với nghĩa vụ chứng minh thiệt hại 36 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 41 - 44)

1.4 Căn cứ phát sinh lãi do chậm thanh toán 31 

1.4.4 Không gắn liền với nghĩa vụ chứng minh thiệt hại 36 

Bên có quyền có phải chứng minh đã bị thiệt hại khi yêu cầu lãi chậm trả hay không? Trong một số hệ thống luật, văn bản nói rõ là bên có quyền khơng phải chứng minh yếu tố này. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 1153 BLDS Pháp, bên có quyền

được yêu cầu trả lãi chậm trả và “khơng cần chứng minh có mất mát gì”53. Bộ ngun tắc Unidroit và CISG không quy định cụ thể về vấn đề này.

Chúng tôi cho rằng, sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của một bên trên thực tế có thể dẫn đến những thiệt hại nhất định hoặc cũng có thể khơng gây thiệt hại gì cho bên bị vi phạm hợp đồng. Nếu chúng ta cho rằng cần thiết phải chứng minh “đã xảy ra những thiệt hại trên thực tế” thì đơi khi sẽ gây sự khó khăn cho bên bị vi phạm hợp đồng, bởi vì có thể những thiệt hại đó chưa xảy ra. Với phân tích này, việc

khơng cần chứng minh có thiệt hại xảy ra là hợp lý. Quy định về yêu cầu tiền lãi chậm thanh toán theo quy định tại Điều 306 LTM 2005 dường như cũng theo hướng quy định này, bởi lẽ, các quy định của LTM 2005 cho phép bên có quyền yêu cầu tiền lãi chậm thanh tốn mà khơng phải chứng minh tồn tại thiệt hại ngay cả khi chưa có thiệt hại thực tế xảy ra

Mặt khác, đề cập đến thiệt hại, người ta thường nghĩ đến vấn đề yêu cầu về bồi thường thiệt hại. Nếu có thiệt hại thực tế xảy ra, bên bị vi phạm có quyền và nghĩa vụ để yêu cầu và chứng minh các thiệt hại này nếu khơng muốn quyền lợi

chính đáng của mình bị xâm phạm. Vấn đề từ lâu cũng đã được CISG đề cập trong

Điều 78, theo đó quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại độc lập với yêu cầu về tiền lãi

chậm thanh toán.

Như phân tích trên, về yêu cầu về tiền lãi chậm thanh tốn, chúng tơi cho rằng bên bị vi phạm có quyền yêu cầu ngay cả khi khơng có thiệt hại thực tế xảy ra.

Trên đây là các căn cứ phát sinh lãi do chậm thanh toán. Tuy nhiên, trong

khoa học pháp lý và thực tiễn đã cho thấy có một số trường hợp khơng làm phát

sinh nghĩa vụ trả lãi chậm thanh toán.

Trường hợp 1: Có sự thỏa thuận của các bên về việc khơng áp dụng lãi chậm

thanh tốn

Điều 306 LTM 2005 cho phép các bên có quyền thỏa thuận về việc có áp

dụng lãi chậm thanh tốn hay khơng. Qua đối chiếu, so sánh, chúng tôi nhận thấy quy định không tương đồng với Bộ nguyên tắc Unidroit khi cho rằng nghĩa vụ trả

lãi chậm thanh tốn phát sinh khi có việc chậm thanh tốn, ‘cho dù có hay khơng việc miễn trừ’ (khoản 1 Điều 7.4.9). CISG thì khơng quy định về vấn đề này.

Sự thỏa thuận này của các bên là ý chí tự nguyện của các bên. Do vậy, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc khơng áp dụng lãi chậm thanh tốn thì nghĩa vụ này sẽ khơng phát sinh mặc dù có sự chậm thanh toán.

Trường hợp 2: Các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không thể thực hiện

các nghĩa vụ hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ thanh toán.

Quy định này được áp dụng trên cơ sở của Điều 294 LTM 2005 và tương tự như quy định tại CISG54.

Ngoài ra, trong trường hợp các bên hợp đồng có giao dịch với bên thứ ba

Trường hợp lỗi của bên thứ ba liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ hợp

đồng không thể xem là căn cứ không thực hiện nghĩa vụ trả lãi chậm thanh toán.

Kết luận chương 1

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo việc xác lập và thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng ngày càng gia tăng. Việc thực hiện các hợp đồng này các bên đều mong muốn sẽ cùng nghiêm túc thực hiện để nhằm đạt

được những lợi ích như mong muốn. Tuy nhiên, về nghĩa vụ thanh toán, trong một

số trường hợp nhất định đã có sự vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của một hoặc các

bên. Trong những trường hợp như vậy, pháp luật nước ta quy định cho phép bên bị vi phạm hợp đồng ngoài việc yêu cầu bên vi phạm thanh tốn tiền nợ gốc, thì cịn

được quyền yêu cầu tiền lãi do vi phạm nghĩa vụ thanh tốn.

Nhằm mục đích làm rõ các quy định này, tại chương 1 của luận văn, bên

cạnh việc đưa ra khái niệm về hợp đồng kinh doanh, thương mại, chúng tôi đã tập trung lý giải, phân tích về mặt lý luận đối với các vấn đề về lãi, lãi suất và sự khác biệt giữa hai đại lượng này. Trong mục này, yếu tố về mức lãi suất cũng như về phạm vi áp dụng mức lãi suất được tập trung phân tích. Để làm được điều này,

chúng tôi đã nêu lên các quy định của pháp luật Việt Nam, tổng hợp, phân tích và so sánh các quy định này với pháp luật của một số nước khác. Từ đó, đã nêu lên được bản chất pháp lý của tiền lãi do chậm thanh tốn nhằm giúp người đọc có cách nhìn nhận cụ thể hơn đối với khoản tiền này. Cũng trong chương 1 này, chúng tôi cũng

54 Xem Điều 79 Công ước Viên 1980, download từ trang web: http://www.thuvienphapluat.vn/van- ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop-quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980/90153/noi-

đã phân tích làm rõ được bản chất pháp lý của lãi do chậm thanh toán và các căn cứ

phát sinh lãi do chậm thanh toán.

Về việc kết hợp giữa yêu cầu tiền lãi chậm thanh toán và yêu cầu về bồi thường thiệt hại, mặc dù pháp luật nước ta chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này, tuy nhiên, thông qua việc so sánh luật, chúng tôi cũng đã nêu lên được quan điểm về sự kết hợp này.

Tại chương 1, thơng qua việc phân tích, so sánh các quy định của pháp luật liên quan đến lãi do chậm thanh tốn, chúng tơi đã chỉ ra được những điểm còn

vướng mắc, tồn tại trong quy định pháp luật. Việc phân tích, đánh giá này là cơ sở cho việc chúng tôi nêu lên các ý kiến đề xuất, kiến nghị sẽ được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LÃI DO CHẬM THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Mục đích chủ yếu của các chủ thể khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại là tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, các bên ln muốn quyền lợi của mình được đảm bảo một cách tốt nhất. Trong trường hợp có sự vi phạm hợp

đồng, việc các bên quan tâm là hạn chế một cách thấp nhất các rủi ro và chấm dứt

ngay sự vi phạm. Trong số các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho các bên, pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)