Nghĩa vụ thanh toán 31 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 36 - 37)

1.4 Căn cứ phát sinh lãi do chậm thanh toán 31 

1.4.1 Nghĩa vụ thanh toán 31 

Nghĩa vụ thanh toán là một trong những nghĩa vụ quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là đối với hợp đồng mua bán hàng hóa. Nghĩa vụ thanh tốn được thực hiện theo nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng đối với các bên, theo đó, bên nhận hàng hóa, dịch vụ phải có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cịn lại. Khi đến thời hạn thanh tốn thì bên có nghĩa vụ thanh tốn phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc bên có nghĩa vụ thanh tốn thực hiện

đúng nghĩa vụ của mình khơng chỉ đem đến cho bên được thanh toán một khoản lợi

nhất định, mà còn tạo điều kiện cho bên được thanh tốn bảo tồn được nguồn vốn và có thể tiếp tục phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các quan hệ hợp đồng mới.

Nghĩa vụ thanh toán là điều khoản cơ bản của hợp đồng, do đó, vi phạm

nghĩa vụ thanh toán được xem là vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định tại Điều

402 BLDS 2005. Nghĩa vụ thanh toán được thực hiện tại một thời hạn nhất định

trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

Thời hạn này có thể là cố định hoặc các bên có thể thỏa thuận lại, bổ sung, thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp có sự thỏa thuận của các bên thì việc xác định nghĩa vụ thanh toán được căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là trong trường hợp khơng có sự thỏa thuận của các bên thì nghĩa vụ thanh toán này được xác định như thế nào?

Việc khơng có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về nghĩa vụ thanh tốn, thì nghĩa vụ thanh toán sẽ được áp dụng trên cơ sở Điều 52 LTM 2005:

“Trường hợp khơng có thoả thuận về giá hàng hố, khơng có thoả thuận về phương

pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá”. Với quy định này,

LTM 2005 không xem thỏa thuận về giá là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp

đồng không vô hiệu nếu các bên không thỏa thuận về giá. Nếu các bên không thỏa

thuận về lãi chậm thanh tốn, bên chậm thanh tốn vẫn có nghĩa vụ trả lãi chậm thanh toán. Qua thực tiễn xét xử đã khẳng định điều này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)