Chậm thanh toán 32 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 37 - 39)

1.4 Căn cứ phát sinh lãi do chậm thanh toán 31 

1.4.2 Chậm thanh toán 32 

Sau khi đã xác định được một bên có nghĩa vụ thanh toán, căn cứ tiếp theo để phát sinh lãi chậm thanh tốn thì chúng ta phải xác định được có hay khơng việc

bên có nghĩa vụ thanh toán chậm thanh toán. Để làm rõ căn cứ này, chúng ta cần phải xác định được thời hạn thanh toán.

Với quy định hiện nay, thời hạn thanh toán được hiểu là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác, mà trong khoảng thời hạn

đó, bên có nghĩa vụ thanh tốn phải hồn thành nghĩa vụ thanh tốn của mình. Tùy

thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ hợp đồng, cũng như điều kiện, hồn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa thuận thời hạn thanh tốn hoặc pháp luật có quy

định về thời hạn thanh toán. Khi thời hạn thanh toán đã được xác định theo quy định

pháp luật hoặc theo thỏa thuận thì các bên phải thực hiện đúng thời hạn đó. Ví dụ: Điều 55 của LTM 2005 quy định thời hạn thanh toán như sau:

- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng

hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.

- Bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định của Điều 44 Luật này (Điều 44 quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng).

Xem xét đối chiếu quy định pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, chúng tơi nhận thấy cũng có những quy định tương tự. Từ năm 1980, vấn đề này đã được quy định trong CISG: “Nếu người mua khơng có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời

người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh tốn như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ”49. Tuy vậy, quy định này không được quy định trong Bộ nguyên tắc của Unidroit. Trong khi đó, BLDS 2005 lại có quy định khác, cụ thể, tại khoản 3 Điều 432 quy định “khi các bên khơng có thoả thuận về thời hạn

thanh tốn thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản”.

Pháp luật thương mại hiện nay khơng có quy định cụ thể nào về việc xác

định chậm thanh toán. Tuy nhiên, Điều 286 BLDS 2005 quy định về việc chậm thực

hiện nghĩa vụ, theo đó chậm thực hiện nghĩa vụ là “chưa thực hiện hoặc thực hiện

được một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết”. Từ quy định này, đã có

quan điểm cho rằng chúng ta có thể suy luận “chậm thanh tốn là việc thanh toán chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến thời hạn thực hiện” theo cách hiểu tương tự quy định tại Điều 286 BLDS 200550. Thời hạn này có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn thì chúng ta căn cứ vào thời hạn này để xác định chậm thanh tốn (thỏa thuận này có thể có trước khi có tranh chấp hay sau khi có tranh chấp và có thể được thực hiện trong q trình giải quyết tranh chấp). Nếu các bên khơng có thỏa thuận mà pháp luật có quy định ngày thực hiện ngày thanh tốn thì chúng ta sử dụng thời điểm này để xác định chậm thanh toán. Đối với quan điểm nay, chúng tơi có ý kiến đồng tình, bởi lẽ:

- Do LTM 2005 khơng có quy định về việc xác định chậm thanh tốn, nên chúng ta có thể áp dụng các quy định của BLDS 2005;

- Trong BLDS 2005, cũng chỉ có quy định tại Điều 286 quy định về việc

chậm thực hiện nghĩa vụ, ngồi ra khơng có điều luật nào quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Do đó, việc áp dụng tinh thần của Điều 286 BLDS 2005 để xác định

chậm thanh toán đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại là có cơ sở;

- “Thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết” được hiểu là hết thời hạn để thực hiện việc thanh toán (thời hạn này có thể do thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định), bên có nghĩa vụ vẫn khơng chịu thanh tốn cho bên cịn lại. Vì vậy, quyền lợi chính

đáng của bên được thanh tốn bị vi phạm ngay tại thời điểm này. Cách hiểu này phù

49 Điều 58 Công ước Viên, download từ trang web: http://www.thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-

mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop-quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980/90153/noi-dung.aspx.

50 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115.

hợp với tinh thần của BLTTDS khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết các tranh chấp. Việc khơng thanh tốn của bên có nghĩa vụ đã xâm phạm trực tiếp

đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm hợp đồng. Do đó, thời điểm để

bắt đầu tính lãi được xác định từ thời điểm này.

Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thanh tốn, có thể xảy ra một số trường hợp sau:

(i) Trường hợp các bên thỏa thuận về việc kéo dài thêm thời hạn thanh tốn; (ii) Trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán trước thời hạn hoặc chậm hơn so với thời hạn đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định nhưng được bên còn lại chấp thuận.

Vậy, những trường hợp này có được xem là thanh tốn đúng thời hạn hay không?

Qua xem xét các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định về việc xác

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)