1.4 Căn cứ phát sinh lãi do chậm thanh toán 31
1.4.3 Không bắt buộc có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về lã
rằng, dù trong một số trường hợp, pháp luật có quy định hay có sự thỏa thuận của các bên nhưng sau đó các bên lại xác lập một sự thỏa thuận mới (như những trường hợp nêu trên) và những thỏa thuận này không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội thì cần được chấp nhận. Điều này phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Việc xác định thời hạn thanh tốn có ý nghĩa quan trong hoạt động kinh
doanh, thương mại vì việc thanh tốn đúng hạn sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Đồng thời, đó cịn là mốc thời gian để xem xét hành vi vi phạm và trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm cũng như xác định thời hạn để khởi kiện của các bên khi có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác định chậm thanh tốn đơi khi khơng đơn giản vì hiện chưa có những quy tắc thống nhất cho việc xác định này, nên trường hợp nào là chậm thanh tốn thì tùy thuộc vào hồn cảnh cụ thể và phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như sự thỏa thuận của các bên.
1.4.3 Khơng bắt buộc có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về lãi chậm thanh toán chậm thanh toán
Luật thương mại 1997 quy định cho phép bên bị vi phạm được quyền yêu
quy định khác51. Hiện nay, Điều 306 LTM 2005 cũng có quy định tương tự về vấn
đề này. Với các quy định này, chúng ta có thể khẳng định lãi chậm thanh tốn phát
sinh ngay cả khi các bên khơng có thỏa thuận.
So sánh, đối chiếu với pháp luật các nước, chúng ta nhận thấy có sự quy định khơng tương đồng. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có quy định tương tự khi khơng
bắt buộc phải có sự thỏa thuận về nghĩa vụ trả lãi (Điều 7.4.9). Quy định này cũng tương tự như quy định tại Điều 78 CISG. Trong khi đó, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng lại không quy định cụ thể về vấn đề này.
Chúng tôi cho rằng, căn cứ phát sinh nghĩa vụ trả lãi do chậm thanh tốn khi khơng cần sự thỏa thuận là hợp lý, bởi lẽ việc chậm thanh tốn có thể sẽ dẫn đến
các thiệt hại có thể xảy ra đối với bên được thanh tốn. Trong những trường hợp này, nếu khơng quy định về nghĩa vụ trả lãi thì quyền lợi của bên được thanh tốn sẽ khơng được bảo vệ và khôi phục.
Tuy nhiên, riêng đối với các giao dịch dưới dạng vay tài sản, hiện nay lại có những quy định khác. Theo quy định tại khoản 4 Điều 471 BLDS 1995: “Trong
trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận”. Theo quy định của điều luật này,
lãi chậm trả chỉ phát sinh “nếu có thỏa thuận”. Quy định này được lặp lại tại khoản 4 Điều 474 BLDS 2005. Theo quan điểm của các nhà bình luận thì “quy định này khơng được áp dụng nếu các bên khơng có thỏa thuận”52.
Với phân tích trên, việc quy định của BLDS 2005 về nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay không lãi là không hợp lý khi bắt buộc phải có sự thỏa thuận. Trong thời gian tới, quy định này cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp.
Như vậy, nghĩa vụ trả lãi chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh,
thương mại xuất phát từ quy định pháp luật và không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Do đó, việc có thỏa thuận hay khơng có thỏa thuận thì đều cần phải tính lãi chậm thanh tốn nếu có sự vi phạm nghĩa vụ thanh tốn.
51 Tham khảo tlđd 41.
52 Hồng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.420.