Thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán 61 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 66 - 70)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.4 Thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán 61 

Cũng như việc xác định thời điểm bắt đầu tính lãi, việc xác định thời điểm

cuối cùng mà bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán phải chịu tiền lãi hiện nay cũng gặp nhiều lúng túng.

Pháp luật thương mại hiện nay khơng có quy định cụ thể về cách xác định thời điểm này. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 và điểm b mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT thì thời điểm tính lãi cuối cùng

là “thời điểm xét xử sơ thẩm”. Trong thực tiễn áp dụng cũng chưa có quan điểm rõ ràng về thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán. Ở mỗi cấp Tòa án, khi giải

quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại liên quan đến lãi chậm thanh toán lại xác định thời điểm cuối cùng chịu lại là thời điểm mà cấp Tịa án đó giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để pháp luật được áp dụng thống nhất thì cách nhìn nhận đúng về

cách xác định thời điểm này là cần thiết.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy việc xác định thời điểm này

rất đa dạng, việc xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi không được thống nhất.

Những vụ việc dưới đây là ví dụ minh họa cho vấn đề này.

* Thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán là thời điểm nộp đơn khởi kiện

Thông thường, việc xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi là thời điểm khi

Tòa án giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, có một số vụ việc trong thực tiễn, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án lại xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán là tại thời điểm nguyên đơn nộp đơn khởi kiện77. Cụ thể, Tòa án đã cho rằng thời gian tính lãi theo đơn khởi kiện của nguyên đơn chỉ u cầu tính tiền lãi do chậm thanh tốn đến ngày 25/12/2009. Quá trình tham gia tố tụng, đại diện ngun đơn

khơng có u cầu bổ sung tính lãi thêm đến ngày xét xử sơ thẩm. Do đó, tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện nguyên đơn yêu cầu tính thêm tiền lãi đến ngày xét xử sơ thẩm

là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. Các khoản nợ gốc và lãi được chấp nhận như đơn khởi kiện ban đầu.

Trong vụ án này, Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về thời điểm tính lãi cuối cùng là ngày 25/12/2009 chứ không phải là ngày xét xử sơ thẩm vụ án (ngày 30/8/2010 mới là ngày xét xử sơ thẩm). Chúng tôi không đồng tình với quan

điểm này, tuy quy định tại Điều 5 BLTTDS thì Tịa án khơng được giải quyết vượt

quá yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn, nhưng tại phiên tịa, phía ngun

đơn đã có u cầu bổ sung yêu cầu tính lãi đến ngày xét xử sơ thẩm. Theo đó, lẽ ra

trong trường hợp này Tòa án cần xem xét chấp nhận yêu cầu bổ sung này, bởi vì:

Thứ nhất, việc chấp nhận yêu cầu bổ sung này của nguyên đơn nhằm đảm

bảo quyền lợi chính đáng của nguyên đơn đối với việc chậm thanh toán của bên vi phạm.

Thứ hai, việc chấp nhận yêu cầu bổ sung của nguyên đơn không mâu thuẫn

với việc xem xét giải quyết các hệ quả trong trường hợp Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu này. Giả sử yêu cầu bổ sung này khơng được chấp nhận thì về nghĩa vụ của bên nguyên đơn đối với yêu cầu này hồn tồn có thể được giải quyết ngay trong

bản án.

* Thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán là thời điểm xét xử sơ thẩm Khác với quan điểm nhận định đối với bản án trên, đối với trường hợp cụ thể dưới đây đã được Tòa án xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi là thời điểm xét xử sơ thẩm78.Tuy nhiên, cách hiểu thời điểm xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án là chưa chính xác. Cụ thể, Tịa án đã xác định thời điểm cuối cùng tính lãi là ngày khai mạc phiên tòa (ngày 18/7/2007).

Trong vụ án này vấn đề cần tìm hiểu là thời điểm xét xử được hiểu như thế nào? Theo đó, thời điểm xét xử chính xác trong vụ án này là thời điểm nào?

Chúng tôi cho rằng, về nguyên tắc, thời điểm xét xử là thời điểm mà ở đó vụ án được giải quyết xong79- tức là thời điểm khi Tòa án tuyên án hoặc công nhận sự thỏa thuận của các bên. Trong vụ án này, ngày 18/7/2007 chỉ là ngày Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét xử các vụ án, nghĩa là bản án chưa được giải quyết. Ngày

78 Tham khảo tlđd 74.

79 Luận điểm này của tác giả chỉ được sử dụng trong trường hợp Bản án sau khi xét xử không bị kháng cáo, kháng nghị.

21/7/2008, Tòa án tuyên án. Như vậy, ngày 21/7/2008 mới là là thời điểm cuối

cùng bên vi phạm chịu lãi.

* Thời điểm cuối cùng chịu lãi chậm thanh toán là thời điểm xét xử phúc thẩm

Ở một số vụ án khác, Tòa án lại xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi không

phải là thời điểm xét xử sơ thẩm, mà là thời điểm xét xử phúc thẩm. Dẫn chứng cho trường hợp này là Bản án kinh tế phúc thẩm số 52/KTPT ngày 29-4-2004 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội80. (Quyết định được đính kèm tại Phụ lục số 16).

Theo bản án, tòa cấp phúc thẩm đã buộc bị đơn phải chịu tiền lãi đến ngày xét xử phúc thẩm (ngày 29-4-2004). Việc xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi này trái

với BLDS 2005 (khoản 2 Điều 305) và Thơng tư liên tịch số 01/TTLT. Do đó, hệ quả là bản án phúc thẩm đã bị TANDTC hủy.

***

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đã được chúng tôi minh họa về thời điểm cuối cùng chịu lãi đã cho chúng ta thấy được sự khơng đồng nhất giữa các Tịa án với nhau. Từ năm 1995 đến nay, ngoài BLDS 1995 và BLDS 2005, chúng ta cũng chỉ có Thơng tư liên tịch số 01/TTLT là văn bản hướng dẫn về việc xác định thời

điểm để tính lãi. Với hướng dẫn này, thời điểm cuối cùng để tính lãi là thời điểm xét

xử sơ thẩm. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện có một số quan điểm khác nhau về việc xác định thời điểm này. Ở mỗi cấp Tòa án, khi tiến hành giải quyết tranh chấp thì lại xác định thời điểm tính lãi cuối cùng là ngày Tịa án đó xét xử vụ án. Vậy

thời điểm tính lãi cuối cùng là thời điểm nào mới hợp lý nếu vụ án được giải quyết qua nhiều cấp Tòa án? Nếu tính thời điểm cuối cùng chịu lãi là thời điểm xét xử sơ thẩm thì trong trường hợp này, quyền lợi của bên bị vi phạm không được đảm bảo, vì cịn một khoảng thời gian dài sau đó (xét xử phúc thẩm, xem xét giải quyết giám

đốc thẩm/tái thẩm) nếu khơng tính lãi là khơng hợp lý. Với phân tích này, chúng tơi

cho rằng việc xác định thời điểm cuối cùng chịu lãi là “thời điểm giải quyết cuối

cùng” là hợp lý nhất.

80 Bản án này được tác giả trích dẫn từ trong nội dung của Quyết định giám đốc thẩm số 05/2005/KDTM-

GĐT ngày 03-8-2005 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”, được đăng tại: Tòa án nhân dân

tối cao (2008), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2005,

Từ thời điểm vụ án được giải quyết lần cuối cùng đến thời điểm người được

thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án là cả một khoảng thời gian dài nhưng khoảng thời gian này khơng được tính lãi là khơng hợp lý81. Mặc dù, về nguyên tắc, tại thời điểm vụ án được giải quyết lần cuối cùng, các quyền và nghĩa vụ theo hợp

đồng của các bên chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ phát sinh sau thời điểm đó được

xem là nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, cho dù đó là nghĩa vụ theo hợp đồng hay nghĩa vụ dân sự thì trong đó một bên cũng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên còn lại. Do vậy, trong một khoảng thời gian giữa thời điểm giải quyết cuối cùng và thời

điểm làm đơn yêu cầu thi hành án mà bên có nghĩa vụ thanh tốn khơng phải chịu

tiền lãi sẽ gây nhiều thiệt hại cho bên còn lại nếu bên phải thi hành án cố tình tìm mọi cách để kéo dài thời hạn thi hành án hoặc không tự nguyện thi hành án đối với số tiền phải thi hành án lớn. Đặc biệt, đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, việc khơng tính lãi trong khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bên được thanh tốn. Như vậy, để đảm bảo được quyền

lợi của bên bị vi phạm, chúng tôi cho rằng các văn bản cần thống nhất quy định thời

điểm cuối cùng để tính lãi là thời điểm “cho đến khi thanh toán hết các khoản tiền”;

và các khoản tiền ở đây được hiểu bao gồm tất cả các khoản tiền gốc, tiền lãi chưa

được thanh toán. Quy định như vậy là hợp lý và thể hiện được sự nghiêm minh của

pháp luật.

Từ phân tích này, chúng tơi có ý kiến đề xuất:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 306 của LTM năm 2005 như sau:

“Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm

thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất do các bên thỏa

thuận, nhưng không được vượt quá 300% mức lãi suất bình quân liên ngân hàng

do Ngân hàng Nhà nước cơng bố cho đến khi thanh tốn xong các khoản tiền

này”.

- Bãi bỏ quy định tại khoản 1 phần III của Thông tư liên tịch số 01/TTLT; - Nhập khoản 3, 4 của Thông tư liên tịch số 01/TTLT thành một khoản và sửa đổi lại như sau:

81 Theo quy định tại Điều 305 BLDS 2005 và hướng dẫn tại mục III Thơng tư liên tịch số 01/TTLT thì chỉ

“Đối với các khoản tiền vay, khi xét xử, trong mọi trường hợp Toà án đều

quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh tốn số tiền thực tế đã vay

cùng với các khoản tiền lãi chưa thanh tốn, kể từ ngày bên có nghĩa vụ thanh toán vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho đến khi thi bên đó thanh tốn tốn xong tất cả các khoản tiền theo mức lãi suất do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 300% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cơng bố tại thời

điểm thanh tốn”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)