Xác định thời điểm bắt đầu tính lãi 45 

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 50 - 55)

2.2 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lãi do chậm thanh toán 42 

2.2.2 Xác định thời điểm bắt đầu tính lãi 45 

Việc xác định chính xác thời điểm bắt đầu tính lãi là cơng việc quan trọng vì

ảnh hưởng đến quyền lợi của bên phải thực hiện nghĩa vụ chịu lãi chậm thanh toán.

Trong khoa học pháp lý hiện có một số quan điểm về thời điểm bắt đầu tính lã:

Quan điểm thứ nhất xác định thời điểm bắt đầu tính lãi là ngày mà người có

quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh tốn chứ khơng phải ngày

Quan điểm thứ hai xác định ngày bắt đầu tính lãi là ngày đến thời hạn thanh

toán. Cách xác định này dựa vào tinh thần của các quy định tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT61.

Chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai, bởi lẽ: lãi chậm thanh toán với bản chất là nghĩa vụ độc lập, phát sinh ngay cả trong trường hợp các bên khơng có sự thỏa thuận. Vì vậy, đến thời hạn thanh tốn nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thì đương nhiên nghĩa vụ này đã phát sinh, trừ trường

hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Pháp luật thương mại hiện nay cũng khơng có quy định nào cụ thể về việc xác định thời điểm này. Vì vậy, việc xác định thời điểm này của một số Tòa án

trong giải quyết tranh chấp chưa thống nhất, dẫn đến bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã bị cấp giám đốc thẩm hủy, sửa. Minh họa cụ thể là Quyết định giám đốc thẩm số

10/2003/HĐTP-KT ngày 27-08-2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC62 (Quyết

định được đính kèm tại Phụ lục số 3)

Trong vụ án này, liên quan đến yêu cầu trả tiền nợ theo hợp đồng và tiền lãi chậm trả, chúng tôi cho rằng vấn đề cần giải quyết đó là nghĩa vụ thanh tốn (từ đợt 3) của bị đơn đã phát sinh hay chưa, và nếu đã phát sinh thì phát sinh từ thời điểm nào?

Theo thỏa thuận hợp đồng thì thời điểm xác định nghĩa vụ thanh toán của bị

đơn được dựa vào ngày nghiệm thu, bàn giao cơng trình. Vì vậy, Tịa án cấp sơ

thẩm và phúc thẩm căn cứ vào ngày này để xác định nghĩa vụ thanh toán của bị đơn là phù hợp. Tuy nhiên, do cách hiểu quy định pháp luật về ngày nghiệm thu, bàn giao cơng trình của cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa đúng và việc áp dụng các quy

định pháp luật cụ thể để giải quyết tranh chấp chưa chặt chẽ (như cấp giám đốc

thẩm đã phân tích) nên ở mỗi cấp Tịa án có quan điểm khác nhau, hệ quả là bản án

đã bị cấp giám đốc thẩm hủy để giải quyết lại theo quy định pháp luật.

Ở một trường hợp khác, Tòa án căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng giữa

các bên để xác định thời điểm bắt đầu tính lãi. Dẫn chứng là Bản án số

1200/2008/KDTM-ST ngày 11/8/2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng làm nhà

61 Xem ví dụ được nêu tại điểm b mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP- BTC ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

62 Tham khảo: Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC năm 2003 - 2004, Quyển I (Quyết định giám đốc thẩm số 10/2003/HĐTP-KT ngày 27-08-2003),

xưởng” của TAND TP. Hồ Chí Minh giữa ngun đơn là Cơng ty TNHH dịch vụ - thương mại - sản xuất Phước Sanh và bị đơn là Cơng ty TNHH DooLim Bình

Chánh Factory63 (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 4)

Vào ngày 05/6/2006, nguyên đơn và bị đơn có ký kết hợp đồng kinh tế số

PS/HĐKT06-02, theo đó, nguyên đơn nhận lắp đặt xưởng may cho bên bị đơn.

Tổng giá trị hợp đồng là 290.038,9 USD. Về phương thức thanh toán, các bên thỏa thuận chuyển khoản làm 03 đợt: Đợt 1 thanh toán 30% sau khi ký hợp đồng với số tiền là 87.000 USD; Đợt 2 thanh toán 40% sau khi nguyên đơn đã hồn thành được 50% cơng việc với số tiền 116.000 USD; Đợt 3 phần còn lại sẽ thanh tốn sau khi hồn thành cơng trình với số tiền 87.038,012 USD. Ngày 22/8/2006 hai bên lập biên bản nghiệm thu cơng trình đưa vào sử dụng và ký vào biên bản nghiệm thu. Ngày 05/10/2006, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng xác định chất lượng lắp đặt đạt yêu cầu, tiến độ thi công đúng tiến độ. Tuy nhiên, về việc thanh toán giá trị hợp đồng, hai bên có tranh chấp nên nguyên đơn đã khởi kiện đến Tòa án.

Tại bản án sơ thẩm, liên quan đến việc xác định việc chậm thanh toán của bị

đơn, HĐXX đã căn cứ vào bản thanh lý hợp đồng ngày 05/10/2006 đã được Tổng

giám đốc bị đơn xác nhận và sự xác nhận của bị đơn qua fax cho nguyên đơn là bị

đơn còn nợ số tiền 561.994.324 đồng để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Theo đó, Tịa án đã buộc bị đơn phải trả khoản tiền lãi chậm thanh toán từ

ngày 05/10/2006 đến ngày xét xử sơ thẩm.

Việc Tòa án xác định đúng hay sai thời điểm bắt đầu tính lãi trong trường

hợp này cần được xem xét vào nội dung và tính pháp lý của biên bản thanh lý hợp

đồng. Chúng tôi cho rằng, khi các bên tiến hành ký kết biên bản thanh lý hợp đồng

thì các nghĩa vụ theo hợp đồng chấm dứt và phát sinh nghĩa vụ mới đối với các bên (trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác ngồi biên bản thanh lý). Trong vụ án này, thời điểm các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng cũng là thời điểm

xác định chậm thanh toán và đồng thời cũng là thời điểm phát sinh lãi chậm thanh

toán. Do việc thu thập tài liệu chúng tôi không thể thu thập được biên bản thanh lý này, nên nội dung cụ thể của biên bản thanh lý như thế nào thì chúng tơi khơng nắm rõ. Do vậy, ở đây chúng ta cần phân biệt ra một số trường hợp:

63 Bản án này cũng đã được sử dụng để trích dẫn trong: Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản

án và bình luận bản án, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội và Đỗ Văn Đại (chủ biên)

(2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Sách chuyên

Trường hợp thứ nhất: Các bên có thỏa thuận với nhau về toàn bộ nội dung hợp đồng, trong đó có thỏa thuận về việc chốt nợ và thanh toán trong biên bản thanh lý ngày 05/10/2006, trường hợp này Tòa án xác định thời điểm bắt đầu tính lãi là đúng.

Trường hợp thứ hai: Nội dung biên bản thanh lý ngày 05/10/2006 không thể hiện việc các bên thỏa thuận về việc chốt nợ và thanh toán, trường hợp này cần dựa vào các chứng cứ, tài liệu khác để xác định thời điểm bắt đầu tính lãi.

Trong q trình giải quyết tranh chấp, trường hợp bị đơn không thể cung cấp chứng cứ để chứng minh thì Tịa án thường căn cứ vào chứng cứ của bên nguyên đơn và các bên còn lại để giải quyết vụ án64. (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số

5)

Khi giải quyết vụ án, Tịa án cho rằng do bị đơn khơng chứng minh được số nợ gốc và lãi đã thanh tốn cho ngun đơn, trong khi đó theo thừa nhận của nguyên đơn thì bị đơn chỉ mới trả được 262.822.554đ tiền thuê (gồm 108.064.354đ nợ gốc và 154.758.209đ lãi), từ ngày 27/3/2004 đến nay khơng thanh tốn tiếp. Do

đó, Tịa án đã chấp nhận u cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn

phải thanh trả số nợ gốc, tiền lãi thuê theo hợp đồng và tiền lãi do chậm hoàn trả vốn theo thỏa thuận.

Đối với thời điểm bắt đầu tính lãi được Tịa án xác định là ngày 28/3/2004,

chúng tơi cho rằng cách xác định này là chưa chính xác, bởi vì theo thừa nhận của nguyên đơn thì “từ ngày 27/3/2004 đến nay bị đơn khơng thanh tốn tiếp”, điều này có nghĩa là bị đơn chỉ thanh tốn cho nguyên đơn đến hết ngày 26/3/2004. Do đó, ngày bắt đầu tính lãi chính xác sẽ là ngày 27/3/2004. Tuy nhiên, do Tịa án khơng

được giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nên vì vậy Tòa án đã

buộc bị đơn phải trả tiền nợ và tiền lãi từ ngày 28/3/2004 cho nguyên đơn là hợp lý vì có lợi cho phía bị đơn.

***

Tương tự như vấn đề xác định chậm thanh tốn, pháp luật thương mại hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc xác định thời điểm bắt đầu tính lãi chậm thanh tốn. Do vậy, điều này dẫn đến sự tùy nghi và tùy thuộc vào quan điểm của các cơ

64 Bản án số 1841/2007/KDTM-ST ngày 27/9/2007 về việc “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của TAND TP.Hồ Chí Minh.

quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp. Các thời điểm này được xác định

khác nhau là nguyên nhân của việc pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề cần được xem xét, đó là: khi đến thời điểm

cuối cùng của thời hạn thanh toán, bên vi phạm hợp đồng thanh toán một phần

nghĩa vụ cho bên bị vi phạm hợp đồng. Vậy trong trường hợp này xác định thời điểm bắt đầu tính lãi là thời điểm nào? Hoặc trường hợp các bên khơng có thỏa

thuận và pháp luật cũng khơng có quy định về thời điểm thanh tốn thì xác định

thời điểm tính lãi từ thời điểm nào? Về vấn đề này, chúng tơi có ý kiến như sau:

Trường hợp 1: Khi sự kiện pháp lý chậm thanh toán đã xảy ra, bên vi phạm

hợp đồng thanh toán một phần nghĩa vụ cho bên bị vi phạm hợp đồng.

Do sự kiện pháp lý chậm thanh toán đã xảy ra nên nếu bên vi phạm thanh toán một phần nghĩa vụ và được bên bị vi phạm chấp thuận thì đương nhiên nghĩa vụ vi phạm sẽ được khấu trừ. Ngược lại, nếu bên bị vi phạm có ý kiến khơng chấp thuận việc thanh tốn một phần nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ bị từ chối này cũng sẽ bị loại ra khi tính lãi chậm trả.

Trường hợp 2: Các bên khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn và pháp

luật cũng khơng có quy định về thời điểm thanh tốn

Trong trường hợp này, nếu các bên có tranh chấp về thời điểm tính tiền lãi

thì chúng tơi cho rằng các bên phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh. Trường hợp các bên khơng có chứng cứ để chứng minh, thì thời điểm bắt đầu tính lãi được xác định vào thời điểm bên bị vi phạm nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc

Trọng tài, bởi vì: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giả sử có sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của một bên, tuy nhiên bên bị vi phạm khơng có ý kiến gì về việc vi phạm này thì được xem đây là sự tự nguyện - nghĩa là mặc nhiên chấp nhận có sự vi phạm này.

Trong thực tiễn, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại có liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán hiện nay rất đa dạng, phong phú như một số nội dung bản án mà chúng tơi đã trích dẫn thể hiện. Trong một số trường hợp, thời điểm chậm thanh toán cũng đồng thời là thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán lãi. Do

đó, để xác định được thời điểm này, chúng ta cần dựa vào các chứng cứ, tài liệu do

các bên cung cấp để xác định. Ngoài ra, cũng nên quy định nghĩa vụ chứng minh cho bên vi phạm nghĩa vụ thanh tốn để xác định chính xác thời điểm phát sinh lãi do chậm thanh toán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)