ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG QUA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 78)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG QUA

MỘT SỐ CHỈ TIÊU

Để phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng, ngồi việc phân tích thực trạng, sự biến động doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu cho vay tiêu dùng. Ta sử dụng thêm một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.

4.4.1 Dư nợ tín dụng tiêu dùng trên tổng tài sản

Bảng 10: BẢNG TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ CVTD/ TỔNG TÀI SẢN CỦA MHB BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ cho vay tiêu dùng 233.678 255.495 277.309

Tổng tài sản 582.467 715.497 804.637

Dư nợ CVTD/Tổng TS (lần) 0,40 0,36 0,34

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Trong ba năm qua chỉ tiêu này luôn cao trên 0,34, như vậy cứ một đồng tài sản ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động tín dụng tiêu dùng trên 0,34 đồng. Điều này phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng khá lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này giảm qua ba năm là điều đáng quan tâm trong hoạt động cho vay tiêu

dùng của MHB Bạc Liêu, chứng tỏ việc đầu tư đối với lĩnh vực tiêu dùng có phần giảm sút. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Thêm vào đó, trong thời gian qua do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác, trên địa bàn tỉnh đã làm cho việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng gặp khơng ít trở ngại.

4.4.2 Dư nợ tín dụng tiêu dùng/ tổng nguồn vốn huy động

Bảng 11: BẢNG TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ CVTD/ HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ cho vay tiêu dùng 233.678 255.495 277.309

Vốn huy động 235.980 312.420 425.635

Dư nợ CVTD/VHĐ (lần) 0,99 0,82 0,65

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Nếu quá nhỏ ngân hàng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, ngược lại chỉ tiêu này quá cao thì ngân hàng huy động vốn kém. Năm 2008, tỷ lệ này rất cao 0,99 chứng tỏ năm này tình hình huy động vốn khơng tốt, nguồn vốn huy động kém, chỉ cần sử dụng cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì đã hết. Qua 3 năm tỷ lệ này giảm xuống liên tục, năm 2008 là 0,99 lần đến năm 2009 giảm xuống 0,82 lần, năm 2010 lại giảm tiếp còn 0,65 lần. Tỷ lệ này giảm là do tốc độ tăng của huy động vốn cao hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng rất nhiều.

Nguyên nhân làm tỷ lệ này giảm xuống theo hướng tích cực hơn là vì trong những năm gần đây ngân hàng đã chú trọng nhiều trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi tặng quà, đến tận nhà người dân để tư vấn tiền gửi tiết kiệm, ...

4.4.3 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng càng có hiệu quả, bảo tồn được nguồn vốn đem đi đầu tư.

Bảng 12: BẢNG TÍNH HỆ SỐ THU NỢ CVTD QUA 3 NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số thu nợ TDTD 133.044 136.832 163.738 Doanh số cho vay tiêu dùng 145.484 158.649 185.552

Hệ số thu nợ (%) 91,45 86,25 88,24

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Theo bảng tính hệ số thu nợ CVTD trên của MHB Bạc Liêu ta thấy hệ số thu nợ không theo một chiều hướng tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lại tăng. Năm 2009 hệ số thu nợ là 86,25% giảm 5,2% so với năm 2008, năm 2010 hệ số thu nợ tăng lên đạt 88,24%. Nguyên nhân giảm là do doanh số phát vay trung hạn không ngừng tăng cao và việc trả nợ của khách hàng còn chậm trễ nên dẫn đến hệ số thu nợ của ngân hàng giảm. Mặc dù vậy, ở mức 88,24% vào năm 2010 thì hệ số thu nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn là khá cao nên vẫn thể hiện được hiệu quả công tác thu nợ khá tốt của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa công tác thu nợ cũng như thẩm định để ngày càng nâng cao doanh số thu nợ.

4.4.4 Vịng quay vốn tín dụng tiêu dùng

Bảng 13: BẢNG TÍNH VỊNG QUAY TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số thu nợ 133.044 136.832 163.738 Dư nợ đầu kỳ 221.238 233.678 255.495 Dư nợ cuối kỳ 233.678 255.495 277.309 Dư nợ bình quân 277.458,00 244.586,50 266.402,00 Vịng quay tín dụng tiêu dùng (vòng) 0,58 0,56 0,61

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Dựa vào bảng 13 ta thấy vòng quay vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2008 - 2010) có hướng giảm rồi tăng. Năm 2008 thì vịng quay vốn là 0,58 vịng và đến năm 2009 giảm xuống cịn 0,56 vịng. Đến năm 2010 thì vịng quay vốn tăng lên trở lại đạt 0,61 vòng, tăng với tốc độ khá nhanh. Đây là kết quả của sự tăng trưởng doanh số cho vay và thu nợ tiêu dùng đạt hiệu quả như ta đã phân tích.

Như vậy, cả ba năm vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là khá thấp và đều nhỏ hơn 1. Đó là do tín dụng tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu cho vay trung hạn và đây cũng là đặc thù trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng nên không đáng lo ngại lắm.

4.4.5 Nợ xấu tín dụng tiêu dùng/ dư nợ tín dụng tiêu dùng

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng của MHB Bạc Liêu. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của việc đầu tư vốn, đánh giá năng lực làm việc, năng lực quản lý của cán bộ tín dụng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Bảng 14 : BẢNG TÍNH TỶ LỆ NỢ XẤU CVTD QUA 3 NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ xấu tín dụng tiêu dùng 3.800 3.861 4.012 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 233.678 255.495 277.309

Tỷ lệ nợ xấu TDTD/ Dư nợ TDTD (%) 1,63 1,51 1,45

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Qua bảng 14, nợ xấu tiêu dùng trên dư nợ tín dụng tiêu dùng biến động giảm dần qua các năm từ 2008 – 2010. Năm 2009 tỷ lệ này đạt 1,63% và năm 2008 là 1,51% (giảm 0,12%); do trong năm 2009 nợ xấu được chuyển sang ngoại bảng một phần khá lớn nên làm nợ xấu tăng chậm. Và tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng/ dư nợ TDTD của ngân hàng qua ba năm đều rất thấp, khơng những dưới quy định 3% mà cịn thấp hơn 2% cho thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2010 đạt 1,45% là bởi những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn, khách hàng làm ăn có lợi nên trả nợ ngân hàng tốt. Mặt khác, ngân hàng thu nợ thơng qua hình thức khởi kiện cũng khá nhiều. Nhưng cốt lõi hơn hết là nhờ vào nổ lực của cán bộ tín dụng nói riêng trong cơng tác thẩm định lựa chọn khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng sử dụng bảo quản tốt tài sản, ... cũng như nổ lực của toàn thể cán bộ cơng nhân viên của ngân hàng nói chung. Song cũng thừa nhận một điều là việc thu hồi nợ vẫn cịn gặp khó khăn, một số khách hàng cố tình khơng trả, có khách hàng còn lại lấy điều kiện cho vay lại mới trả. Và dư nợ xấu cịn tồn tại một vài món nợ có giá trị nhỏ nên việc xử lý bằng pháp luật khơng khả quan. Chính vì

vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.

4.4.6 Một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng

a) Số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng

Bảng 15: BẢNG SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI MHB BẠC LIÊU 2008 – 2010 Đơn vị tính: người Nhóm mục đích Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % a. Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở;

1.264 1.301 1.388 37 2,93 87 6,69

b. Sinh hoạt tiêu dùng 308 388 451 80 25,97 63 16,24 c. Mua xe ô tô 23 28 38 5 21,74 10 35,71 d. Khác (thấu chi cá

nhân,...) 24 33 44 9 37,50 11 33,33

Tổng 1.619 1.750 1.921 131 8,09 171 9,77

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Chỉ tiêu này đánh giá tình hình khách hàng đến với ngân hàng. Qua bảng số liệu trên hầu hết lượng khách hàng đến với ngân hàng đối với tất cả nhóm mục đích vay đều tăng. Tổng khách hàng vay tiêu dùng năm 2009 là 1.750 người tăng 131 người (tốc độ tăng 8,09%) và năm 2010 tăng lên 171 người tương đương tăng 9,77% so với năm 2009. Thông thường các sản phẩm mà khách hàng vay mua sắm trong sinh hoạt tiêu dùng là xe cộ, phương tiện đi lại, vật dụng trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, giường nệm, bàn ghế, … Đây là những sản phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu cuộc sống và mỗi món vay giá trị khơng cao nên làm cho tốc độ mục đích vay này tăng cao. Năm 2009 tăng 80 người và năm 2010 tăng 63 người so với năm 2009. Do năm 2010 ngân hàng chú ý chọn lựa khách hàng kỹ để lượng vay tăng lên. Ngược lại năm 2010 số lượng khách hàng vay sửa chữa, nâng cấp nhà lại tăng lên cao hơn năm 2009, tăng lên 87 người so với năm 2009 nâng tổng mức người vay mua nhà, nền nhà, xây dựng sủa chữa nhà lên mức 1.388 người. Thu nhập ngày càng cao, cuộc sống người dân ổn định hơn làm cho nhu cầu xa xỉ cũng theo đó tăng lên khơng ngừng thúc đẩy số lượng khách hàng mua ô tô tiêu dùng tăng lên; năm 2009 vay mua ô tô tăng 9 người

(tăng 21,74%), năm 2010 tăng 11 người (tăng 35,71%). Và cho vay tiêu dùng các sản phẩm khác cũng dần tăng lên với tốc độ cao cùng với sự đa dạng hàng hóa tiêu dùng, mẫu mã kiểu dáng càng lúc càng lôi cuốn người mua.

Qua phân tích ta thấy một phần do nhu cầu người dân tăng làm cho số lượng khách hàng của MHB càng đông. Phần khác là vì MHB Bạc Liêu đã đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích, sự hài lịng với cung cách phục vụ chu đáo, đội ngũ cán bộ nhân viên ln nhiệt tình, quan tâm đến lợi ích của khách hàng.

b) Lượng vay tiêu dùng/ khách hàng

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cung cấp vốn trung bình cho một người vay cũng như nhu cầu vốn tiêu dùng của một khách hàng đối với ngân hàng. Sau khi áp dụng công thức lý thuyết vào tính tốn ta có bảng số liệu sau:

Bảng 16: BẢNG LƯỢNG VAY TIÊU DÙNG/ KHÁCH HÀNG TẠI MHB BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng/ người

Nhóm sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % a. Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở;

106,37 108,16 115,45 1,79 1,68 7,29 6,74

b. Sinh hoạt tiêu dùng 25,62 32,49 42,22 6,87 26,80 9,73 29,96 c. Mua xe ô tô 132,52 186,29 161,13 53,76 40,57 -25,15 -13,50 d. Khác (thấu chi cá

nhân, ... ) 3,96 3,58 3,34 -0,38 -9,67 -0,23 -6,57

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Qua số liệu bảng 16, ta thấy lượng vay tiêu dùng/ khách hàng tăng lên qua ba năm khơng chỉ ở nhóm sản phẩm mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà mà sinh hoạt tiêu dùng cũng khơng ngừng gia tăng. Năm 2008 trung bình lượng vay tiêu dùng mua nhà, sửa chữa, nâng cấp nhà là 106,37 triệu đồng/ người và tăng lên 1,79 triệu đồng vào năm 2009 (tốc độ tăng 1,68%); năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 7,29 triệu đồng (tốc độ tăng 6,74%). Trong những năm này giá vàng liên tục tăng, giá đất từ đó đã tăng theo. Đặc biệt hầu hết mọi chi phí xây dựng đều tăng, khơng những giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch, … tăng lên mà ngay cả chi phí nhân cơng cũng tăng nhanh làm cho nhu cầu vốn mỗi khách hàng phải tăng lên, trị giá món vay cũng tăng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Cũng chính giá cả hầu hết các mặt hàng tăng đã đẩy lượng vay/ khách hàng nhóm sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng tăng cao liên tục. Lượng vay/ khách hàng từ 25,62 triệu đồng năm 2008 lên 32,49 triệu đồng năm 2009 và tăng lên hơn 42 triệu đồng năm 2010. Như vậy cho thấy ngân hàng đã tích cực nâng cao lượng vay cho mỗi khách hàng, điều này đã góp phần tăng doanh số cho vay tiêu dùng. Năm 2009, lượng vay/ khách hàng lĩnh vực mua ô tô tăng cao nhất, đây là kết quả của nhiều dịng xe ơ tơ xịn, mẫu mã đẹp ra đời với giá trị cao và ngân hàng cũng đang có xu hướng mở rộng cho vay lĩnh vực này. Nhưng sau đó tình hình cho thấy rủi ro nợ xấu cho vay mua ô tô ngày càng tăng nên năm 2010 ngân hàng giảm lượng vay lại nhưng vẫn ở mức phù hợp để hỗ trợ khách hàng tiêu dùng.

c) Tỷ trọng thu lãi tín dụng tiêu dùng/ tổng thu lãi cho vay

Chỉ tiêu này cho ta thấy những thành tựu mà MHB Bạc Liêu đã đạt được trong hoạt động cho vay tiêu dùng này.

Bảng 17: BẢNG THU LÃI CVTD/ TỔNG THU LÃI CHO VAY 2008 – 2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Thu lãi CVTD 12.008 13.110 22.664 1.102 9,18 9.554 72,88

Tổng thu lãi cho vay 30.101 33.215 65.518 3.114 10,35 32.303 97,25

Tỷ trọng (%) 39,89 39,47 34,59 - - - -

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Cùng với sự gia tăng doanh số CVTD, thu lãi CVTD của Ngân hàng đã tăng lên. Năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì thu lãi CVTD tăng rất cao đạt 22.664 triệu đồng tăng 72,88% vì trong năm này doanh số thu nợ tăng cao là do tình hình SXKD của khách hàng ổn định, lương và trợ cấp lương tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng thu lãi CVTD không cao bằng tốc độ tăng tổng thu lãi tín dụng bởi năm 2008-2010, Ngân hàng đang hỗ trợ vốn cho các công ty bất động sản thực hiện những dự án lớn của TP. Bạc Liêu và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng SXKD. Hơn nữa, doanh số CVTD năm 2008-2010 chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay (doanh số CVTD năm 2008 chiếm 28,39% nhưng giảm còn 22,15% năm 2009 và tăng nhẹ năm 2010 đạt mức 24,89%).

Như vậy cũng đã nói lên hoạt động TDTD của ngân hàng đạt hiệu quả khá cao. Tỷ trọng thu lãi tiêu dùng trên tổng thu lãi tín dụng qua các năm ln chiếm

tỷ trọng cao, cao hơn cả tỷ trọng doanh số cho vay. Vì CVTD thường là các món vay có giá trị không cao nên mức lãi suất cao hơn cho vay bổ sung vốn SXKD.

d) Hiệu quả đầu tư vào thu lãi tiêu dùng

Bảng 18: BẢNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO THU LÃI CVTD 2008 – 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu lãi cho vay tiêu dùng 12.008 13.110 22.664

Tổng tài sản 582.467 715.497 804.637

Hiệu quả đầu tư vào thu lãi TDTD (%) 2,06 1,83 2,82

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

Qua bảng trên cho thấy hiệu quả đầu tư vào thu lãi cho vay tiêu dùng biến động không đều qua các năm. Năm 2009, chỉ tiêu hiệu quả đầu tư thu lãi tiêu dùng giảm; 100 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu về được 1,83 đồng từ cho vay tiêu dùng. Sở dĩ hiệu quả đầu tư thu lãi giảm là do tốc độ tăng tổng tài sản nhanh hơn tốc độ thu lãi tín dụng tiêu dùng nhiều lần. Điều này cũng do doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)