Những khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 89 - 90)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT

5.1.2 Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì MHB Bạc Liêu vẫn gặp phải một số khó khăn cịn tồn tại mà ngân hàng chưa giải quyết được và cần tập trung giải quyết là:

- Từ bảng 2 trang 29 đầu chương 4, ta thấy tình hình huy động vốn của MHB Bạc Liêu có tăng qua các năm nhưng vẫn cịn chậm so với nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng nên nguồn vốn cho vay của ngân hàng còn nhận chi viện nhiều từ vốn điều chuyển của Hội sở;

- Hoạt động Makerting còn yếu: sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, các hình thức khuyến mãi huy động vốn vẫn còn nhiều hạn chế, đa phần là hình thức huy động thơng thường như tiền gửi tiết kiệm. Cịn các hình thức huy động qua tiền gửi thanh tốn rất ít do dịch vụ thanh toán chưa phát triển mạnh;

- Vấn đề lãi suất huy động và lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, MHB Bạc Liêu chịu sự quản lý mức lãi suất theo khung của ngân hàng cấp trên. Mức lãi suất huy động thường ngang bằng các ngân hàng khác, còn lãi suất cho vay thì có lúc hơi cao hơn ngân hàng khác nên công tác huy động vốn lẫn cho vay của ngân hàng cịn gặp khó khăn;

- Hiện nay, trên địa bàn thành phố ngoài hai ngân hàng thương mại quốc doanh cịn có một số lượng lớn các ngân hàng thương mại cổ phần cùng hoạt động. Các ngân hàng này với qui mô nguồn vốn nhỏ lớn khác nhau và có xu hướng đầu tư tín dụng vào đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thơng qua cho vay tiêu dùng trả góp với những hình thức sản phẩm đa dạng, cải tiến về chất lượng dịch vụ gây khó khăn cho hoạt động TDTD của ngân hàng;

- Tình trạng phát sinh nợ quá hạn vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, ngân hàng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục;

- Quá trình khởi kiện, phát mãi tài sản thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn vì có những món nợ xấu mà số tiền khách hàng nợ ngân hàng nhỏ hoặc chỉ còn nợ lãi;

- Đối với cho vay mua nhà, xây dựng nhà cũng như cho vay sinh hoạt tiêu dùng thì phải có tài sản đảm bảo, nếu vay tín chấp thì mức vay tối đa bằng 12 tháng thu nhập thực tế và không quá 200 triệu đồng. Điều này bất lợi cho việc mua nhà, đất ở của những CB CNVC hồn tồn có khả năng trả nợ tốt;

- Số lượng món vay tiêu dùng nhiều nhưng giá trị món vay nhỏ khiến cho Ngân hàng mất nhiều thời gian, tốn kém nhiều chi phí trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng vốn và thu nợ,…

- Cơ cấu cho vay tiêu dùng bị mất cân đối tỷ trọng cho vay mua xây sửa nhà chiếm tỷ trọng quá lớn, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, mua ô tô, thấu chi chiếm tỷ trọng quá nhỏ;

- Sản phẩm cho vay tiêu dùng của MHB Bạc Liêu cịn q ít, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như: Mua nhà, sinh hoạt tiêu dùng, mua ơ tơ. Cho vay du học, thấu chi cịn hạn chế trong khi tiềm năng này rất lớn;

- Cho vay tiêu dùng chưa được mở rộng ở các hộ nông dân vùng nông thôn trồng trọt, chăn nuôi. Và chi nhánh ngân hàng không nhận tài sản đảm bảo nợ vay là đất nơng nghiệp mà chỉ có thể là đất vườn, đất trồng cây lâu năm;

- Thời gian cho vay trả góp mua nhà ở, đất ở thực tế triển khai phần lớn từ 36 – 60 tháng, số khoản vay từ trên 60 tháng chiếm rất ít vì ngân hàng đang có xu hướng nâng cao vịng vay vốn. Thế nhưng trong điều kiện phần lớn người dân có thu nhập trung bình như hiện nay thì thời gian vay thích hợp cho một khoản vay trả góp để xây được ngơi nhà khang trang hơn trung bình phải mất khoảng 8 - 10 năm. Như vậy cho vay dài hạn sẽ phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có thu nhập trung bình đến vay mua đất, nhà ở, xây dựng nhà ở hơn;

- Khó khăn thường xảy ra với người vay là kỳ đến hạn lãi hay gốc có thể rơi vào ngày chủ nhật hay ngày lễ thì sang ngày sau khách hàng đến trả lại rơi vào quá hạn một hoặc hai ngày và khách hàng phải chịu nộp phạt quá hạn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)