Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 3.800 3.861 4.012 61 1,61 151 3,91
Phân loại theo thời hạn
a. Ngắn hạn 1.049 1.104 1.123 55 5,24 19 1,72
b. Trung, dài hạn 2.751 2.757 2.889 6 0,22 132 4,79
Phân loại theo nhóm sản phẩm
a. Mua nhà, đất ở; Xây dựng,
sửa chữa, nâng cấp nhà ở 3.201 3.018 3.076 -183 -5,72 58 1,92 b. Sinh hoạt tiêu dùng 413 628 701 215 52,06 73 11,62
c. Mua xe ô tô 186 215 235 29 15,59 20 9,30
d. Khác (thấu chi cá nhân, ...) 0 0 0 0 _ 0 _
Phân loại theo hình thức đảm bảo nợ vay
a. Có TSĐB nợ vay 2.751 2.727 2.934 -24 -0,87 207 7,59
b. Tín chấp 1.049 1.134 1.078 85 8,10 -56 -4,94
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)
4.3.1 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Với số liệu bảng 9 trên ta vẽ được cơ cấu tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn và thấy rõ được những biến động tăng giảm nhẹ trong cơ cấu này.
27,61 72,39 28,59 71,41 27,99 72,01 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 Tỷ trọng %
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 20: TỶ TRỌNG NỢ XẤU CVTD THEO THỜI HẠN 2008 – 2010
Trong ba năm qua nợ xấu cho vay tiêu dùng ngắn hạn của Ngân hàng biến động theo chiều tăng vào năm 2009 rồi sau đó giảm lại vào năm 2010. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn đạt 1.104 triệu đồng, tăng 5,24% so với năm 2008; nợ xấu trung dài hạn chỉ tăng nhẹ 0,22%. Ngược lại năm 2010, nợ xấu trung, dài hạn đạt 2.889 triệu đồng tăng 132 triệu đồng tương đương 4,79% so với năm 2009; còn nợ xấu ngắn hạn chỉ tăng nhẹ 1,72%. Điều này dẫn đến nợ xấu cho vay tiêu dùng ngắn
hạn chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2008 chiếm 27,61% và tăng nhẹ ở năm 2009 chiếm 28,59% lại giảm xuống vào năm 2010 còn 27,99%. Dư nợ ngắn hạn thường gắn liền với món vay có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh nên khi tình hình kinh doanh biến động sẽ làm cho khả năng trả nợ thay đổi. Tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2010 giảm xuống cho thấy việc xử lí, thu nợ quá hạn và hạn chế dần nợ xấu mới phát sinh của cán bộ tín dụng cũng như các chính sách đặt ra của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn cho vay là rất tốt. Ngược lại nợ xấu trung hạn lại chiếm tỷ trọng lớn và dần tăng lên, vì cho vay trung hạn thời gian quá dài, mà khách hàng thường đóng đúng hạn trong thời gian đầu rồi lại dần trễ hạn và sau đó thì lặng ln. Những khoản nợ xấu vay trung hạn này thường là những hộ sản xuất kinh doanh trả góp và nguồn thu nhập trả nợ từ hoạt động kinh doanh. Mà trong địa bàn thì đã mọc lên vơ số cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh, dịch vụ nhỏ lớn cạnh tranh nhau mà không phải ai ai cũng làm ăn hiệu quả. Đặc biệt là những hộ sản xuất, chăn ni trả góp vịng vay 3 tháng cho lĩnh vực tiêu dùng, gặp thiên tai dịch bệnh lại mất mùa và mất khả năng thanh toán ngay.
Hầu hết khi nói đến cho vay tiêu dùng, mọi người đều cho rằng đây là lĩnh vực rủi ro cao nhưng với tình hình nợ xấu trong dư nợ như hiện nay cho thấy MHB Bạc Liêu đạt nhiều thành tựu trong cho vay tiêu dùng. Nếu biết cách đổ vốn đúng nơi đúng người, chính sách đầu tư đúng chổ thì cho vay tiêu dùng là miếng bánh hấp dẫn cho mọi ngân hàng. MHB Bạc Liêu đã có nhiều biện pháp từ thẩm định kỹ khâu cho vay, theo dõi và nhắc nhở khách hàng trước khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng xấu cho ngân hàng.
4.3.2 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo các nhóm sản phẩm
Năm 2008, cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở là 3.201 triệu đồng; nhu cầu đời sống khác như thấu chi khơng có nợ xấu. Và nợ xấu cho vay sinh hoạt tiêu dùng trong năm 2008 chính là nợ xấu của cho vay mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng gia đình với tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ 3,41%. Những khách hàng vay vốn hầu hết là cán bộ cơng nhân viên trả nợ từ lương và khơng có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị cơng tác. Việc phát sinh nợ quá hạn cho thấy ngân hàng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đơn đốc thu nợ kịp thời, có thể nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Sang năm 2009, nợ xấu cho vay mua nhà, đất ở; sửa chữa nhà là 3.018 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu nhưng so với năm 2008 đã giảm 183 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu tương ứng là 1,30%. Cho vay sinh hoạt tiêu dùng mua sắm phương tiện vật dụng gia đình năm 2009 có nợ xấu là 628 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,96%. Năm 2010 thì nợ xấu hầu hết các nhóm sản phẩm giảm xuống nhưng nhóm cho vay mua đất nhà ở, sửa chữa nhà lại tăng lên (1,92%).
84,24 10,87 4,89 0,00 78,17 16,27 5,57 0,00 76,67 17,47 5,86 0,00 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 Tỷ trọng %
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở Sinh hoạt tiêu dùng
Mua xe ô tơ
Khác (thấu chi cá nhân, ...)
Hình 21: TỶ TRỌNG NỢ XẤU CVTD THEO NHÓM SẢN PHẨM QUA 3 NĂM 2008-2010
Cũng như dư nợ cho vay, nợ xấu cho vay mua sắm nhà đất ở, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn trong nợ xấu tiêu dùng và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong năm 2008 – 2010. Điều này là do trong những năm gần đây tốc độ doanh số cho vay lĩnh vực này có phần giảm nhưng ngun nhân chính là những hộ gia đình, cá nhân trả nợ tốt. Phần lớn là món nợ khá lớn nên khách hàng phải thế chấp tài sản bằng chính ngơi nhà đang xây hay quyền sử dụng đất của họ nên có phần khách hàng lo sợ ngân hàng phát mãi nhà. Mặt khác những người kinh doanh gặp điều kiện thuận lợi trong những năm này nên trả nợ khá tốt.
Ngược lại thì tỷ trọng nợ xấu cho vay sinh hoạt tiêu dùng và mua ô tô cũng tăng lên liên tục vì tốc độ tăng doanh số cho vay mục đích này là rất cao trong ba năm qua. Vay mua ơ tơ thì trị giá món vay q cao nên chỉ một món vay là nợ xấu đã làm nợ xấu tăng lên nên tốc độ tăng cao cũng là lẽ thường. Cịn tình hình vay sinh hoạt tiêu dùng đa số là những món vay khơng lớn của những nhân viên cán bộ tín chấp, lúc thẩm định trước đây thì hồn tồn có khả năng trả nợ nhưng ngày vật giá càng tăng cao, lương cũng chỉ đủ để trang trải hàng ngày trong gia
đình khơng nói chi có hộ cịn sinh thêm con làm tăng thêm chi phí, … Nhưng nợ xấu nhóm sản phẩm này khơng có nghĩa khách hàng mất khả năng chi trả hoàn tồn nên cũng chưa phải là vấn đề vơ cùng cấp thiết.
Tóm lại cơ cấu nợ xấu có xu hướng dịch chuyển theo hướng phát triển của các sản phẩm dịch vụ trong từng thời điểm. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách hợp lý mới có thể khống chế nợ xấu một cách tốt nhất.
4.3.3 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
Trong những năm 2008 – 2010, có khi giá cả tăng cao đột ngột, có khi lại giảm trầm trọng làm tình hình sản xuất kinh doanh khi lãi khi lỗ, lãi suất thì tăng liên tục làm cho tình hình nợ xấu theo đó biến động liên tục.
72,39 27,61 70,63 29,37 73,13 26,87 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 Tỷ trọng %
Năn 2008 Năm 2009 Năm 2010 Có TSĐB nợ vay Tín chấp
Hình 22: TỶ TRỌNG NỢ XẤU CVTD THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO QUA 3 NĂM 2008 – 2010
Dư nợ cho vay tiêu dùng cả hai hình thức có đảm bảo tài sản và khơng có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp) năm 2008 - 2010 tăng lên khá đều nhau, đối với nợ xấu mỗi hình thức thì ngược lại tăng giảm không đồng đều. Năm 2009 nợ xấu cho vay có TSĐB là 2.727 triệu đồng giảm 24 triệu đồng so với năm 2008 làm cho tỉ lệ nợ xấu này giảm từ 72,39% năm 2008 xuống còn 70,63% năm 2009. Đối với hình thức tín chấp trong hai năm 2008 – 2009 cũng tăng lên không đáng kể (tăng 85 triệu đồng tương ứng mức tăng 8,10%) Nguyên nhân giảm tỉ lệ xấu đối với cho vay có đảm bảo tài sản là kết quả của việc nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh tiến triển tốt. Tuy nhiên năm 2009 thì lương cơng nhân viên chưa được nâng cao
Vào cuối năm 2009 lương cán bộ nhân viên, trợ cấp lương dần được nâng lên, đời sống ổn định hơn. Cộng thêm phần ngân hàng khắc phục được khó khăn trong thu nợ lĩnh vực tín chấp năm 2009, kịp thời phối hợp đại diện cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác để thu hồi nợ ngay khi mới phát sinh nợ quá hạn. Kết quả nợ xấu vay tín chấp tiêu dùng năm 2010 giảm 4,94% tương đương giảm 56 triệu đồng. Mặt khác ngân hàng đã có sự lựa chọn kĩ đối tượng khách hàng để cho vay nên cũng góp phần giảm nợ xấu.
Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ xấu tiêu dùng hình thức có TSĐB là 7,59%, con số này vẫn chưa thấp lắm nên ngân hàng cần nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng và có biện pháp kiên quyết xử lý đối với những trường hợp cố tình dây dưa, không thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Nhìn chung thì tình hình nợ xấu tăng khơng đáng kể, đây là sự chuyển biến rất có lợi cho ngân hàng, là một dấu hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU MỘT SỐ CHỈ TIÊU
Để phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng, ngồi việc phân tích thực trạng, sự biến động doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu cho vay tiêu dùng. Ta sử dụng thêm một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.
4.4.1 Dư nợ tín dụng tiêu dùng trên tổng tài sản
Bảng 10: BẢNG TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ CVTD/ TỔNG TÀI SẢN CỦA MHB BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ cho vay tiêu dùng 233.678 255.495 277.309
Tổng tài sản 582.467 715.497 804.637
Dư nợ CVTD/Tổng TS (lần) 0,40 0,36 0,34
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)
Chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Trong ba năm qua chỉ tiêu này luôn cao trên 0,34, như vậy cứ một đồng tài sản ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động tín dụng tiêu dùng trên 0,34 đồng. Điều này phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng khá lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này giảm qua ba năm là điều đáng quan tâm trong hoạt động cho vay tiêu
dùng của MHB Bạc Liêu, chứng tỏ việc đầu tư đối với lĩnh vực tiêu dùng có phần giảm sút. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Thêm vào đó, trong thời gian qua do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác, trên địa bàn tỉnh đã làm cho việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng gặp khơng ít trở ngại.
4.4.2 Dư nợ tín dụng tiêu dùng/ tổng nguồn vốn huy động
Bảng 11: BẢNG TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ CVTD/ HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ cho vay tiêu dùng 233.678 255.495 277.309
Vốn huy động 235.980 312.420 425.635
Dư nợ CVTD/VHĐ (lần) 0,99 0,82 0,65
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Nếu quá nhỏ ngân hàng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, ngược lại chỉ tiêu này quá cao thì ngân hàng huy động vốn kém. Năm 2008, tỷ lệ này rất cao 0,99 chứng tỏ năm này tình hình huy động vốn khơng tốt, nguồn vốn huy động kém, chỉ cần sử dụng cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì đã hết. Qua 3 năm tỷ lệ này giảm xuống liên tục, năm 2008 là 0,99 lần đến năm 2009 giảm xuống 0,82 lần, năm 2010 lại giảm tiếp còn 0,65 lần. Tỷ lệ này giảm là do tốc độ tăng của huy động vốn cao hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng rất nhiều.
Nguyên nhân làm tỷ lệ này giảm xuống theo hướng tích cực hơn là vì trong những năm gần đây ngân hàng đã chú trọng nhiều trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi tặng quà, đến tận nhà người dân để tư vấn tiền gửi tiết kiệm, ...
4.4.3 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng càng có hiệu quả, bảo tồn được nguồn vốn đem đi đầu tư.
Bảng 12: BẢNG TÍNH HỆ SỐ THU NỢ CVTD QUA 3 NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số thu nợ TDTD 133.044 136.832 163.738 Doanh số cho vay tiêu dùng 145.484 158.649 185.552
Hệ số thu nợ (%) 91,45 86,25 88,24
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)
Theo bảng tính hệ số thu nợ CVTD trên của MHB Bạc Liêu ta thấy hệ số thu nợ không theo một chiều hướng tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lại tăng. Năm 2009 hệ số thu nợ là 86,25% giảm 5,2% so với năm 2008, năm 2010 hệ số thu nợ tăng lên đạt 88,24%. Nguyên nhân giảm là do doanh số phát vay trung hạn không ngừng tăng cao và việc trả nợ của khách hàng còn chậm trễ nên dẫn đến hệ số thu nợ của ngân hàng giảm. Mặc dù vậy, ở mức 88,24% vào năm 2010 thì hệ số thu nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn là khá cao nên vẫn thể hiện được hiệu quả công tác thu nợ khá tốt của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa công tác thu nợ cũng như thẩm định để ngày càng nâng cao doanh số thu nợ.
4.4.4 Vịng quay vốn tín dụng tiêu dùng
Bảng 13: BẢNG TÍNH VỊNG QUAY TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số thu nợ 133.044 136.832 163.738 Dư nợ đầu kỳ 221.238 233.678 255.495 Dư nợ cuối kỳ 233.678 255.495 277.309 Dư nợ bình quân 277.458,00 244.586,50 266.402,00 Vịng quay tín dụng tiêu dùng (vòng) 0,58 0,56 0,61
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)
Dựa vào bảng 13 ta thấy vòng quay vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2008 - 2010) có hướng giảm rồi tăng. Năm 2008 thì vịng quay vốn là 0,58 vịng và đến năm 2009 giảm xuống cịn 0,56 vịng. Đến năm 2010 thì vịng quay vốn tăng lên trở lại đạt 0,61 vòng, tăng với tốc độ khá nhanh. Đây là kết quả của sự tăng trưởng doanh số cho vay và thu nợ tiêu dùng đạt hiệu quả như ta đã phân tích.
Như vậy, cả ba năm vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là khá thấp và đều nhỏ hơn 1. Đó là do tín dụng tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu cho vay trung hạn và đây cũng là đặc thù trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng nên không đáng lo ngại lắm.
4.4.5 Nợ xấu tín dụng tiêu dùng/ dư nợ tín dụng tiêu dùng
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng của MHB Bạc