Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 94)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

5.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng

- Tăng cường chiến lược marketing như đặt pano, áp phích chứa đựng những nội dung chính như: muốn đến ngân hàng vay tiêu dùng bà con cần có những giấy tờ và điều kiện gì? Trình tự các bước tiến hành kể từ khi khách hàng đến ngân hàng xin giấy đề nghị vay vốn cho đến khi nhận được khoản tiền vay từ ngân hàng như thế nào? Thơng qua đó khách hàng tiềm năng, hộ nông dân, ngư dân ngày càng hiểu biết rõ hơn về ngân hàng cũng như những điều kiện cần và đủ để vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho họ đến với ngân hàng;

- Cán bộ tín dụng phải vừa là nhân viên tín dụng vừa là người tiếp thị cho ngân hàng, giải thích để khách hàng nhận ra được những lợi ích khi vay vốn tại tiêu dùng tại ngân hàng.

5.3.4 Đầu tư vào công tác thông tin nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay thì cán bộ tín dụng phải thực hiện cơng tác thẩm định. Và để công tác thẩm định đạt kết quả tốt nhất thì việc điều tra, thu thập, tổng hợp các nguồn thông tin về khách hàng là điều hết sức quan trọng. Một số nguồn thông tin quan trọng mà cần phải thẩm định trước khi vay như sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp người vay sau đó đi đến tận nơi để đánh giá tính trung thực của người vay, phát hiện những vấn đề không trung thực với cách trả lời phỏng vấn. Cán bộ tín dụng có thể chuẩn bị trước nội dung phỏng vấn cũng như cách đặt câu hỏi cho phù hợp để lấy được thơng tin bổ ích từ khách hàng và nhạy cảm quan sát thái độ cử chỉ của khách hàng qua tiếp xúc để đánh giá tính trung thực của họ;

+ Cán bộ tín dụng đến cơ quan, đồn thể nơi khách hàng cơng tác tìm hiểu về đời sống, tư cách, năng lực làm việc, thời gian làm việc tại đơn vị của người

vay. Ngân hàng cũng cần tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị trong trường hợp người vay vốn cơng tác tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh;

+ Cán bộ tín dụng có thể thăm dị khách hàng mình thơng qua những người thân, những người sống gần họ hoặc đối với những thương nhân ta nên thăm dò ý kiến những người cung cấp nguyên liệu đầu vào hay khách hàng của họ. Sau đó kiểm chứng những lời khai trước đó có mâu thuẫn hay sai lệch hay khơng.

Công tác thu thập thông tin nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho cơng tác thẩm định chính xác hơn, đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng.

5.3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng dịch vụ ngân hàng mà khách hàng cảm nhận được phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người và môi trường nên bất kỳ một thời điểm nào mà một khách hàng tiếp xúc với cán bộ ngân hàng dù là trực tiếp hay gián tiếp phải được coi là vô cùng quan trọng. Và thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng về hình ảnh ngân hàng và chất lượng dịch vụ.

Có thể khái quát những yếu tố, điều kiện cần thiết của người cán bộ tín dụng:

 Có năng lực kiến thức chun mơn, nghiệp vụ cao.

 Có năng lực dự đốn các vấn đề kinh tế về sự phát triển cũng như triển

vọng của các hoạt động tín dụng.

 Có uy tín trong quan hệ xã hội.

 Có khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng.

Phần lớn nhân viên tín dụng của ngân hàng rất nhiệt tình, thơng minh, sáng tạo nhưng có một phần nhân viên trẻ mới tuyển dụng nên cịn thiếu kinh nghiệm. Do đó Ban lãnh đạo MHB Bạc Liêu cần quan tâm tăng cường khuyến khích cán bộ nhân viên tham dự các khóa học về nghiệp vụ tín dụng.

Xây dựng được đội ngũ nhân viên trung thành với ngân hàng của mình là điều khơng dễ dàng. Vì vậy MHB Bạc Liêu cần phải thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên: mong muốn, nguyện vọng, đề xuất của họ với ngân hàng và định hướng của họ trong tương lai bằng cách đưa ra các bảng hỏi kín từ đó xem xét các chính sách với từng nhân viên cụ thể.

5.3.6 Nâng cao công tác huy động vốn

- Lãi suất hấp dẫn và có nhiều chương trình khuyến mãi như gửi tiền trúng thưởng để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp, …

- Mở rộng mạng lưới thẻ, các địa điểm thanh tốn thẻ, có chính sách tốt trong việc tìm kiếm và hợp tác với một số cơng ty để trả lương qua thẻ.

- Quan tâm công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chun mơn để có thể tư vấn cho khách hàng, tạo uy tín cho ngân hàng, đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, nhanh chóng để khách hàng cảm nhận được sự tin tưởng và cần thiết khi đến ngân hàng. - Nâng cao cơ sở vật chất cho ngân hàng như: tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại phòng giao dịch để tạo nềm tin cho khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch.

- Tích cực trong cơng tác huy động các nguồn vốn trung dài hạn bằng cách: + Ngân hàng có thể tái sử dụng nguồn vốn của các quỹ bảo hiểm và hưu trí thơng qua các hình thức như phát hành trái phiếu.

+ Đa dạng các công cụ tiết kiệm mới với thời hạn tương đối dài như việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm đa dạng và lãi suất linh hoạt với từng đối tượng gửi.

5.3.7 Nâng cao công tác thu nợ

- Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ tín dụng.

- CBTD theo dõi sát kỳ đến hạn của từng khách hàng và có thể nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trước ngày đến hạn trong trường hợp ngày đến hạn khách hàng rơi vào thứ bảy, chủ nhật hay những ngày nghĩ lễ của Ngân hàng.

- Nếu ngân hàng xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi và khách hàng truyền thống có uy tín, có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả do tạm thời thiếu vốn để xoay chuyển trong SXKD khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm để bổ sung vốn SXKD, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

- Đối với các hộ kinh doanh, cá nhân vay tiêu dùng, ngân hàng nên trích một khoản tiền hoa hồng cho người đại diện ở xã, ấp hoặc cơ quan khách hàng cơng tác để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hồn thành công việc.

5.3.8 Hạn chế nợ xấu

Thực trạng nợ xấu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phần lớn là do chủ quan về phía khách hàng trì trệ, khơng trả nợ đúng hạn. Theo đó, cán bộ tín dụng cần nhắc nhở khách hàng về những khoản nợ sắp đến hạn thanh toán trước kỳ hạn thanh tốn một vài ngày thơng qua biện pháp gọi điện thoại nhắc nhở. Ngồi ra, CBTD có thể khuyến khích khách hàng trả nợ trước hạn trong trường hợp thời hạn trả nợ rơi vào thời gian công tác của khách hàng. CBTD cần phải khéo léo, tế nhị để khơng làm ảnh hưởng đến uy tín và lịng tự trọng của khách hàng.

- CBTD thường xuyên thăm hỏi và giám sát vốn vay để khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Tìm hiểu ngun nhân gây ra nợ quá hạn: do ốm đau, bệnh tật hay lí do khác làm giảm sút hoặc mất đi thu nhập, ... để có hướng giải quyết thoả đáng. Đối với trường hợp mà người vay bị tai nạn, chết hay gia đình họ đang gặp khó khăn thì ngân hàng nên thực hiện gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay. Nếu cố tình lừa đảo hoặc dây dưa khơng chịu trả nợ thì Ngân hàng phải nhanh chóng khởi kiện ra tồ nhờ sự giúp đỡ can thiệp của pháp luật.

- Khi thẩm định cần chú ý đến các cơ quan, đơn vị mà ở đó có một số người vay khơng tích cực trả nợ, chậm trễ và thủ trưởng đơn vị khơng có sự phối hợp với ngân hàng trong việc thu nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung tình hình họat động tín dụng nói chung, tín dụng tiêu dùng nói riêng của MHB Bạc Liêu ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Trong những năm qua ngân hàng ln mở rộng cấp tín dụng cho các ngành, các thành phần kinh tế trong tỉnh. Bên cạnh đó, ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn cũng cho vay với việc mở phòng giao dịch chuyên nhận tiền gửi và phục vụ nhu cầu hoạt động tín dụng của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đang tạm thời thiếu hụt. Vị trí và vai trò của chi nhánh MHB Bạc Liêu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh càng ngày càng quan trọng hơn. Hàng ngàn, hàng vạn ngôi nhà khang trang của người dân trong tỉnh là nhờ cơng sức đóng góp của MHB Bạc Liêu.

Hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự chi phối của các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh như chính sách đưa thị xã Bạc Liêu lên thành phố nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đáp ứng các nhu cầu sơ sở vật chất hạ tầng của người dân. Cụ thể trong những năm qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ xây dựng, sữa chửa nhà, mua đất ở, sinh hoạt tiêu dùng ln tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của chi nhánh MHB Bạc Liêu cũng tăng lên một cách rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn để cho vay sản xuất, tiêu dùng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã nổ lực rất nhiều trong công tác huy động vốn và cho vay.

Trong những năm qua ngân hàng không ngừng đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại như hợp tác với công ty phát triển phần mềm ứng dụng hệ thống Corebanking vào ngân hàng hỗ trợ cho công tác quản lý khách hàng, quản lý nợ. Đồng thời MHB Bạc Liêu có những chính sách lựa chọn khách hàng tốt, kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn, các khách hàng có mức rủi ro cao cộng với sự nỗ lực khơng ngừng của tồn thể cán bộ nhân viên, tình hình thu nợ tín dụng cũng như tín dụng tiêu dùng liên tục tăng lên, đạt hiệu quả tốt hơn mong đợi.

Tuy nhiên ngân hàng cũng gặp phải vấn đề phát sinh nợ xấu và điều này là tất yếu của nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì chi

nhánh ln chú trọng cơng tác phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá đúng thực trạng nợ nhằm có những biện pháp hữu hiệu, những ứng xử phù hợp với từng loại nợ.

Ngoài ra, địa bàn có nhiều ngân hàng cạnh tranh như: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, ngân hàng Chính Sách Xã Hội, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, ngân hàng Xuất nhập khẩu, ngân hàng Đơng Á, ... Nhưng chi nhánh MHB Bạc Liêu vẫn hoạt động ngày một hiệu quả hơn được thể hiện rất rõ qua lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. Và sự cạnh tranh gay gắt sẽ giúp ngân hàng luôn phấn đấu hơn nữa, cố gắng vượt qua thử thách để duy trì và phát triển bền vững.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chi nhánh MHB Bạc Liêu

- Tiếp tục vận dụng thiết bị thông tin hiện đại vào ngân hàng để tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới nhằm cung cấp cho khách hàng các thơng tin chính xác và kịp thời về tỷ giá, lãi suất, số dư, ... Chi nhánh nên lắp đặt bảng lãi suất huy động, lãi suất cho vay ngay gần cửa ra vào để khách hàng nhìn thấy dễ dàng hơn.

- Ngân hàng cần có chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Hiện trụ sở còn thuê mặt bằng, kết cấu xây dựng chưa thật sự vững chắc và đang có nguy cơ xuống cấp trầm trọng nên ngân hàng cần đầu tư một trụ sở tốt hơn cho mình.

- MHB Bạc Liêu cũng nên tiếp tục cập nhật những chính sách mới cũng như những thay đổi của Nhà nước để kịp thời chỉ đạo đến các phòng đồng thời ban lãnh đạo nên tạo điều kiện thường xuyên thăm dò, tiếp thu ý kiến từ những nhân viên kinh doanh vì những người này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại những lợi ích to lớn khơng chỉ đối với người tiêu dùng, bản thân ngân hàng mà còn đối với nhà sản xuất và cả nền kinh tế nữa. Do đó, Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển:

GVHD: TS. Phạm Lê Thông Trang 100 SVTH: Nguyễn Dương Ngọc

- Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ y tế, du lịch, ... Việc này làm gia tăng mức cung về hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đáp ứng được mức cầu ngày càng cao của người dân. Hơn nữa, nếu cũng cố cơ cấu ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo cơng ăn việc làm ổn định cho người lao động. Nhà nước cũng cần có biện pháp để bình ổn giá cả các nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng;

- Môi trường pháp lý cần đẩy mạnh hoàn thiện hơn:

+ Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ như đưa ra các tỉ lệ dự trữ hấp dẫn hơn.

+ Xây dựng hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng chặt chẽ và khoa học và đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng tiêu dùng ở các ngân hàng phát triển nhanh chóng.

- Cho vay mua nhà, mua ơ tơ thơng thường là những món vay lớn và cũng có nhiều rủi ro nên rất cần bảo hiểm cho các căn nhà khu dân cư trong các trường hợp như cháy, hỏng, sập, … Để làm được điều này thì khơng chỉ có ngành ngân hàng mà phải cần chính phủ và các cơ quan như bảo hiểm tham gia.

- Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM như yêu cầu các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí làm các chương trình tài liệu, viết bài giới thiệu, quảng bá về tín dụng tiêu dùng. Như vậy, vai trị cũng như tiện ích của loại hình cho vay này sẽ được đông đảo mọi người biết đến, khơi dậy nhu cầu của họ góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phát triển hơn nữa.

6.2.3 Đối với ngân hàng cấp trên

- Có chính sách tuyển dụng cán bộ, nhân viên thật sự có năng lực để điều chuyển về chi nhánh.

- Ngân hàng cấp trên cần hỗ trợ cho chi nhánh trang thiết bị hiện đại cho chi nhánh thực hiện các dịch vụ thanh tốn. Ngân hàng có thể huy động vốn thơng qua loại hình thanh tốn này.

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ở chi nhánh hơn nữa, cần

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)