Phân tích tình hình doanh số cho vay tiêu dùng 2008-2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 58)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

4.2.2 Phân tích tình hình doanh số cho vay tiêu dùng 2008-2010

Như ta đã biết, tín dụng có rất nhiều kiểu phân loại khác nhau. Tín dụng tiêu dùng cũng vậy, có thể phân loại theo thời hạn, theo các sản phẩm cho vay hay theo các hình thức đảm bảo nợ vay, … Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: BẢNG TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG 2008-2010

Tỷ trọng %

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phịng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

4.2.2.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2009 đạt

158.649 triệu đồng, tăng 13.165 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 9,05% so với năm 2008. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn chỉ tăng 4,68% ứng với số tiền là 2.193 triệu đồng so với năm 2008, còn cho vay trung hạn thì năm 2009 tăng lên 10.972 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 11,13% so với năm 2008. Nghiệp vụ cho vay này tại ngân hàng hầu hết là cho vay trung hạn do hiện nay khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ gốc theo hình thức trả góp từ nguồn thu nhập hàng tháng của mình. Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh đặc biệt là vào năm 2010, doanh số cho vay tiêu dùng trung, dài hạn đạt 126.405 triệu đồng tăng 16.836 triệu đồng, tương đương tăng 15,37% so với năm 2009. Tuy nhiên ngược lại với năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 lại có tốc độ tăng cao đến 20,51% mặc dù số tiền cho vay tăng lên không cao bằng kỳ trung hạn. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao là do trong năm 2010 những nhu cầu đột xuất của người vay đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá: trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 145.484 158.649 185.552 13.165 9,05 26.903 16,96

Phân loại theo thời hạn

a. Ngắn hạn 46.887 49.080 59.147 2.193 4,68 10.067 20,51 b. Trung, dài hạn 98.597 109.569 126.405 10.972 11,13 16.836 15,37

Phân loại theo nhóm sản phẩm

a. Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở

134.450 140.710 160.241 6.260 4,66 19.531 13,88 b. Sinh hoạt tiêu dùng 7.891 12.605 19.041 4.714 59,74 6.436 51,06 c. Mua xe ô tô 3.048 5.216 6.123 2.168 71,13 907 17,39 d. Khác (thấu chi cá

nhân,...) 95 118 147 23 24,21 29 24,58

Phân loại theo hình thức đảm bảo nợ vay

a. Có TSĐB nợ vay 107.765 120.067 130.799 12.302 11,42 10.732 8,94 b. Tín chấp 37.719 38.582 54.753 863 2,29 16.171 41,91

MHB Bạc Liêu của người dân tăng lên và do xuất hiện nhiều nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiền gửi này đến hạn.

Ta cũng thấy cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng có sự thay đổi. Sự thay đổi đó có thể thể hiện qua hình sau:

32,23 67,77 30,94 69,06 31,88 68,12 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00

Năn 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngắn hạn Trung, dài hạn

Hình 11: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CVTD THEO THỜI HẠN 2008 - 2010

Qua hình biểu đồ trên đây ta thấy cho vay trung hạn luôn chiếm một tỉ trọng lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn qua cả ba năm 2008-2010. Tỷ trọng trung hạn chiếm đến 67,77% vào năm 2008; 69,06% năm 2009 và 68,12% vào năm 2010. Đây cũng là nét đặc trưng trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Như ta đã biết kỳ ngắn hạn thường thích hợp với mục đích bổ sung vốn lưu động kinh doanh vì vịng vay vốn kinh doanh nhanh, sau khi bán hết lơ hàng họ có thể trả nợ ngân hàng từ doanh thu. Còn đối với cho vay tiêu dùng thì hồn tồn ngược lại, số tiền bỏ ra tiêu dùng không phát sinh doanh thu hay lợi nhuân gì cả. Khoản tiền tiêu dùng chỉ dựa trên lợi nhuận tích lũy từ thu nhập rịng sau thuế nên hầu hết các khách hàng thích chọn kỳ vay trung, dài hạn. Doanh số cho vay với kỳ ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, do đó mà cho vay tiêu dùng kỳ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Hơn nữa, cơ cấu cho vay tiêu dùng khơng có sự dao động lớn qua các năm cho thấy tình hình cho vay tiêu dùng ổn định. Tuy ngân hàng muốn nâng tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn lên để kinh doanh an toàn hơn nhưng điều này đi ngược lại với nhu cầu của người dân. Vì thế, duy trì cơ cấu doanh số cho vay được như vậy đã là một thành công đáng kể của ngân hàng.

Song khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn vay trung hạn tăng nhanh trong khi đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn

Tỷ trọng %

đến thiếu vốn để cho vay. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần phải có biện pháp cân đối nguồn vốn với nhu cầu vốn vay của khách hàng.

4.2.2.2 Phân tích tình hình doanh số cho vay theo nhóm sản phẩm

Thị trường hàng tiêu dùng ngày càng đa dạng, có rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng xuất hiện với những kiểu dáng mẫu mã đa dạng, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong ngân hàng thì cụm từ cho vay tiêu dùng được dùng để chỉ những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống nhưng có giá trị vừa và lớn, khơng q nhỏ. Trị giá một món vay cho dù nhỏ lắm cũng phải từ 10 triệu đồng trở lên. Tình hình doanh số cho vay theo nhóm sản phẩm đã được thể hiện qua số liệu trong bảng 6 và biểu đồ sự biến đổi tỷ trọng như sau:

92,42 5,42 2,100,07 88,69 7,95 3,29 0,07 86,36 10,26 3,30 0,08 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở; Sinh hoạt tiêu dùng

Mua xe ơ tơ

Khác (thấu chi cá nhân, du học,...)

Hình 12: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO NHÓM SẢN PHẨM 2008 - 2010

Cho vay với mục đích sửa chữa, mua sắm nhà ở có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng doanh số cho vay đối với sinh hoạt tiêu dùng và mua ô tơ năm 2009 có tốc tộ tăng cao nhất so với 2008. Cho vay mua ô tô từ 3.048 triệu đồng năm 2008 đến 5.216 triệu đồng năm 2009, tăng 2.168 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 71,13%. Đối với nhóm sản phẩm cho sinh hoạt tiêu dùng, doanh số cho vay năm 2008 là 7.891 triệu đồng và đã tăng lên 4.714 triệu đồng đưa doanh số cho vay đạt 12.605 triệu đồng vào năm 2009 (tốc độ tăng 59,74%). Sự tăng trưởng vượt bậc như thế do tình hình kinh tế phát triển, kinh doanh của đơn vị, cá nhân ngày càng hiệu quả làm mức sống người dân không ngừng tăng lên. Mặt khác do giá cả các mặt hàng ngày càng tăng, giá ô tô xịn rất cao chỉ cần

Tỷ trọng %

một chiếc có thể lên đến vài tỷ đồng. Và tốc độ tăng như vậy cũng khá hợp lý với tình hình hiện nay.

Sau khi tình hình ổn định với những chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát năm 2007, kinh tế phục hồi trở lại với hàng loạt những chính sách đầu tư, kích cầu tiêu dùng, … Hơn nữa, trong năm 2008 - 2010 thị xã Bạc Liêu đã tiến hành giải toả và di dời hàng ngàn lượt hộ dân cho việc chỉnh trang, xây dựng các khu đô thị mới, các cơng trình trọng điểm như khu dân cư Phường 1, khu dân cư Phường 2, phường 5, quy hoạch đường tránh Quốc Lộ 1A, ... tạo điều kiện để ngân hàng hỗ trợ vốn, đầu tư vào các công ty bất động sản, phục vụ nhu cầu tái định cư. Kết quả là cho vay với mục đích mua đất ở, xây dựng nhà, cải tạo nâng cấp nhà chiếm tỷ trọng lớn năm 2008 chiếm 92,42%. Nhu cầu nhà đất luôn biến động bất thường nên tình hình cho vay tiêu dùng mua nhà đất ở thay đổi lúc tăng lúc giảm là đương nhiên. Năm 2010 doanh số cho vay mua nhà, xây dựng nhà, nâng cấp nhà đạt 160.241 triệu đồng, tăng 19.531 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 13,88%. Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm sản phẩm nhà này có phần giảm nhẹ trong năm 2009 – 2010 là do cho vay với mục đích mua sắm phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy và các vật dụng gia đình tăng cao và chiếm tỷ trọng tăng dần. Nhu cầu phương tiện đi lại và mua sắm trang thiết bị cho gia đình thời gian qua đã được ngân hàng cho vay rất nhiều, đồng thời trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều chủng loại xe máy phù hợp thị hiếu và khả năng tích luỹ của nhiều tầng lớp dân cư nên khả năng tự đáp ứng nhu cầu này khơng cịn q khó. Nhu cầu vay vốn cho những mục đích khác cũng tăng khá nhiều từ 95 triệu đồng năm 2008 lên 118 triệu đồng năm 2009, với mức tăng tương ứng là 24,21% và năm 2010 cho vay tiêu dùng khác tăng lên 29 triệu đồng, tăng 24,58%. Nhóm sản phẩm mục đích khác này đa phần là cho vay thấu chi cá nhân tiêu dùng mà khách hàng thường là cán bộ công nhân viên chức trong MHB Bạc Liêu nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 0,1% trong tổng doanh số cho vay.

Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng nhìn chung tăng lên qua ba năm nhưng tiềm năng MHB Bạc Liêu có thể tăng doanh số cho vay tiêu dùng lên hơn nữa nếu ngân hàng mở rộng đối tượng vay vốn với nhiều mục đích khác và chủ động hơn trong cơng tác tìm kiếm khách hàng, phát triển mạnh những nhóm sản phẩm đã có.

4.2.2.3 Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Khách hàng vay vốn của MHB Bạc Liêu để mua nền nhà, nhà ở, mua ô tô đa số là những khách hàng vay thế chấp bằng chính tài sản mua đó và một phần là thế chấp bằng tài sản khác. Đối với cho vay sinh hoạt tiêu dùng, thấu chi thì đa phần khách hàng vay tín chấp hoặc cầm cố sổ tiết kiệm. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo được thống kê trong bảng 6. Và cụ thể tỷ trọng hình thức đảm bảo sẽ thể hiện qua sơ đồ sau:

74,07 25,93 75,68 24,32 70,49 29,51 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 Tỷ trọng %

Năn 2008 Năm 2009 Năm 2010

Có TSĐB nợ vay Tín chấp

Hình 13: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 2008 - 2010

Với số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng của MHB Bạc Liêu theo cả hai hình thức bảo đảm đều tăng trong năm 2009, doanh số cho vay đối với hình thức đảm bảo bằng tín chấp tăng từ 37.719 triệu đồng (năm 2008) lên 38.582 triệu đồng (năm 2009) với tốc độ tăng là 2,29% tương ứng 863 triệu đồng; doanh số cho vay tiêu dùng đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản thì tăng từ 107.765 triệu đồng năm 2008 lên 120.067 triệu đồng năm 2009 với tốc độ 11,42% (tăng 12.302 triệu đồng). Đạt được kết quả trên là do trong năm 2009 ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho vay, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi họ chưa có khả năng chi trả một lần. Trong năm 2009 tốc độ tăng doanh số cho vay bảo đảm bằng tài sản gấp bốn lần doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp, vì trong năm này do trong địa bàn tỉnh giải toả quy hoạch đô thị nên đã làm tăng nhu cầu về mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà ở. Và cũng chính nguyên nhân này đã làm cho khách hàng có xu hướng vay dịch chuyển từ vay bảo đảm bằng tín chấp (với tỷ trọng doanh số cho vay chiếm

(tăng từ 74,07% lên 75,68% năm 2009). Các khách hàng vay dưới hình thức bảo đảm bằng tài sản hầu như là các cá nhân có SXKD và thường họ vay với món tiền lớn, nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa thế chấp thường đảm bảo an toàn hơn, ngân hàng đã nắm trong tay tài sản của người vay nên tỷ trọng doanh số cho vay hình thức này ln cao.

Bước sang 2010, với xu thế cạnh tranh như hiện nay, để thúc đẩy phát triển tiêu dùng MHB Bạc Liêu có chính sách mềm dẻo hơn trong cho vay tiêu dùng. Hình thức thế chấp được mở rộng với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ làm cho tốc độ cho vay tiêu dùng tín chấp tăng mạnh. Doanh số cho vay từ 38.582 triệu đồng năm 2009 tăng lên 54.753 triệu đồng năm 2010, tăng lên đến 16.171 triệu đồng tương đương 41,91%. Hình thức cho vay này tăng mạnh là do doanh số cho vay tín chấp sinh hoạt tiêu dùng năm 2010 tăng cao. Đa số khách hàng tín chấp của MHB Bạc Liêu là các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong các cơ quan vì nguồn thu nhập của họ ổn định hơn. Mặt khác hình thức bảo đảm bằng tín chấp này tăng nhanh do ngân hàng cịn có quan hệ tốt với một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nên doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp đã dần chiếm tỷ trọng cao từ 24,32% lên 29,51% trong 2 năm 2009-2010.

Tóm lại, tình hình cho vay theo các hình thức đảm bảo có sự biến động lớn trong năm 2010 theo chiều tăng tín chấp, điều này cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đối với việc cho vay theo hình thức này, MHB Bạc Liêu hồn tồn có thể khống chế, điều tiết tốt theo thực trạng xã hội và những dự đoán của tương lai để đạt hiệu quả kinh doanh. MHB Bạc Liêu đã chủ trương đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cho vay tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng.

4.2.3 Phân tích tình hình doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng

Tiến hành song song với hoạt động cho vay là hoạt động thu nợ, ngân hàng phải thu nợ sao cho đầy đủ và đúng hạn. Để làm được điều này thì nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong cơng tác thu nợ, tình trạng việc làm và thu nhập của người vay vốn, việc nhắc nhở thu nợ đối với khách hàng của cán bộ tín dụng, ... Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng qua 3 năm 2008 – 2010 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: BẢNG TÌNH HÌNH THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG 2008 – 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Doanh số thu nợ 133.044 136.832 163.738 3.788 2,85 26.906 19,66

Phân loại theo thời hạn

a. Ngắn hạn 42.296 44.467 55.648 2.171 5,13 11.181 25,14 b. Trung dài hạn 90.748 92.365 108.090 1.617 1,78 15.725 17,02

Phân loại theo nhóm sản phẩm

a. Mua nhà, đất ở; Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở

127.289 126.659 145.717 -630 -0,49 19.058 15,05 b. Sinh hoạt tiêu dùng 4.722 8.866 14.853 4.144 87,76 5.987 67,53 c. Mua xe ô tô 955 1.255 3.081 300 31,41 1.826 145,50 d. Khác (thấu chi cá

nhân,...) 78 52 87 -26 -33,33 35 67,31

Phân loại theo hình thức đảm bảo nợ vay

a. Có TSĐB nợ vay 101.635 104.463 117.486 2.828 2,78 13.023 12,47 b. Tín chấp 31.409 32.369 46.252 960 3,06 13.883 42,89

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bạc Liêu)

4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Dựa vào bảng 7 trên, ta thấy năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn là 42.296 triệu đồng sang năm 2009 đạt 44.467 triệu đồng, tăng 2.171 triệu đồng ứng với mức tăng là 5,13%. Nhưng đến năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên 11.181 triệu đồng tương đương tăng 25,14% so với năm 2009. Và năm 2010, do tỷ trọng doanh số cho vay trung, dài hạn cao nên thu nợ trung dài hạn cũng khá cao đạt 108.090 triệu đồng với mức tăng là 15.725 triệu đồng. Thế nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn lại cao hơn trung, dài hạn vì những người vay tiêu dùng ngắn hạn thường là những hộ làm ăn kinh doanh lớn, khả năng tạo ra

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh bạc liêu (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)