2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn thuế GTGT tại TPHCM:
2.1.2.1. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội:
Nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội có thể xem là tổng hợp những ảnh hưởng và quá trình xã hội phản ánh nội dung kinh tế, dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại và phát triển tình hình tội phạm. Những hiện tượng này phát sinh trong hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông bao gồm cả việc đề ra và thực hiện chính sách
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 28
nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Dưới góc độ là một nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung thì ngun nhân và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trong đó có tội trốn thuế. Theo đó tác giả nghiên cứu những điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến tội trốn thuế dưới các hình thức sau:
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng trong đó lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ, trực tiếp nhất. Các tác động tiêu cực này phải kể đến đầu tiên là yếu tố lợi nhuận, bởi lẽ yếu tố này là nguyên nhân cơ bản bao trùm mang tính chất quyết định cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Với tâm lý lợi nhuận là trên hết, xem trọng các giá trị vật chất, xem trọng đồng tiền thì một số người sẽ khơng từ một thủ đoạn nào để đem lại nguồn lợi cho mình, kể cả thực hiện hành vi phạm tội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ thể kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận làm đầu thì việc phải nộp một khoản thuế cho Nhà nước lại là một điều vơ lý đối với họ. Vì với một khoản thu nhập xác định, số thuế phải nộp càng nhiều thì lợi nhuận của người kinh doanh càng ít và ngược lại. Cho nên tìm mọi cách để số thuế phải nộp cho Nhà nước là thấp nhất đã trở thành hành vi chung của một số chủ thể kinh doanh.
- Trong điều kiện của nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, nguyên tắc phân phối theo lao động được xem là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức sản xuất, trao đổi và phân phối sản phẩm. Mỗi người lao động sẽ được hưởng khoản thu nhập xứng đáng với sức lao động mà mình bỏ ra. Do đó khi trình độ, năng lực của mỗi người lao động là khác nhau thì thu nhập mà họ được hưởng là khác nhau. Các chủ thể kinh doanh cũng khơng nằm ngồi ngun tắc trên, với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì những người kinh doanh có năng lực sẽ thu được lợi nhuận càng nhiều, còn những doanh nghiệp yếu kém tất yếu sẽ bị thị trường đào thải. Vì thế để tồn tại, các doanh nghiệp này thường liều lĩnh thực hiện cả hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có cả hành vi trốn thuế.
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 29
- Để nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách kinh tế, xã hội khác nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế mà có thiếu sót, sơ hở thì lại tạo điều kiện cho tội phạm lợi dụng và thực hiện hành vi phạm tội để thu lợi bất chính cho mình. Cùng với ngun nhân về chính sách kinh tế thì ngun nhân về quản lý, kiểm soát nhà nước về mặt kinh tế cũng làm xuất hiện nhiều nhóm tội phạm, mà cơ bản là nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Bởi Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc quản lý vĩ mơ nền kinh tế, duy trì trật tự nền kinh tế. Vì vậy bất cứ sự buông lỏng hay sự yếu kém nào của việc quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường đều tạo điều kiện cho hành vi phạm tội phát sinh và phát triển. Do Nhà nước chưa kiểm soát, điều tiết một cách chặt chẽ nền kinh tế nên tình trạng trốn thuế đang diễn ra ngày càng nhiều ở các cơ sở kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tiễn cho thấy ngày càng phát sinh nhiều thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật mới về thuế, xu hướng phát triển của hành vi vi phạm là ngày càng tinh vi và khó phát hiện, trong khi hoạt động quản lý thuế của Nhà nước chưa đủ lực và vật chất để quản lý cũng như kiểm sốt tình hình này.
- Bên cạnh những lợi ích kinh tế, xã hội từ chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới mang lại thì cũng xuất hiện nhiều mặt trái của việc mở cửa khi tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, khi khủng hoảng kinh tế ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến nước ta. Điều này cũng ảnh hưởng đến người nộp thuế, vì trước tình cảnh khó khăn ấy người nộp thuế vừa phải tích cực lao động sản xuất để thu được lợi nhuận cho bản thân mình đồng thời cũng phải chia sẻ một phần lợi nhuận ấy cho ngân sách nhà nước. Khi này nghĩa vụ thuế lại trở thành một gánh nặng đối với người nộp thuế.
- Những khó khăn cũng như những tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động trực tiếp vào đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước hiện nay. Thêm vào đó, với số tiền lương ít ỏi các cán bộ này khơng thể tồn tâm tồn ý cho cơng việc của mình được bởi vì sự suy giảm về vật chất đã phần nào kéo theo sự sa sút tinh thần và trách nhiệm của họ đối với công
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 30
việc. Vì thế trong khi thi hành phận sự, một bộ phận cán bộ thuế ln ln tìm kiếm cơ hội để chuyển một phần tiền phải nộp của đối tượng nộp thuế vào thu nhập cá nhân của mình. Vì vậy, hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế một phần cũng do sự tiếp tay của các cán bộ quản lý thuế. Nguyên nhân này làm cho hành vi trốn thuế ngày càng khó triệt tiêu trên thực tế.
Các nguyên nhân và điều kiện về mặt kinh tế có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc phát sinh tình hình tội phạm hiện nay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mâu thuẫn xã hội về các lợi ích kinh tế chính là các nguyên nhân sâu xa cần được hạn chế và loại bỏ để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự phát sinh tình hình tội phạm trong giai đoạn hiện nay.