2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn thuế GTGT tại TPHCM:
2.1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức và quản lý xã hội:
Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý xã hội là những nguyên nhân phát sinh từ những bất hợp lý, sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.
Hệ thống bộ máy quản lý thuế của Nhà nước ta hiện nay đang từng bước được cải cách để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu do công cuộc cải cách hành chính mang lại thì cũng xuất hiện những tồn tại trong việc tổ chức, quản lý làm cản trở nhiệm vụ chống thất thu thuế. Trong đó những tồn tại phải kể đến là:
Về cơ quan quản lý thuế: Hệ thống quản lý thuế của nước ta được tổ chức
như sau: Ở Trung ương có Tổng cục thuế thuộc Bộ tài chính, bộ máy giúp việc cơ quan Tổng cục gồm các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Cục thuế. Các Cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Tổng cục thuế và UBND cùng cấp. Ở cấp quận, huyện và cấp tương đương có Chi cục thuế thuộc Cục thuế. Chi cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục thuế và UBND cùng cấp. Hệ thống này được phân chia quản lý vừa theo sắc thuế, vừa theo đối tượng nộp thuế, một số cán bộ thuế phải đảm nhiệm nhiều chức năng từ thông báo thuế, thu thuế đến kiểm tra thuế do đó khơng có điều kiện chuyên sâu vào một nghiệp vụ nhất định. Thêm vào đó số lượng cán bộ thanh tra thuế trong đội ngũ cán bộ thuế rất ít nên khối lượng cơng việc của mỗi thanh tra viên là rất nhiều. Một năm thanh tra viên phải tiến hành thanh tra khoảng 40 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp không được quá một tháng. Do đó dẫn đến bị động trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vì rõ ràng thanh tra viên khơng có đủ thời gian, điều kiện và kinh nghiệm để thu thập thông tin về doanh nghiệp và phân tích rủi ro, vì số lượng doanh nghiệp quá nhiều và thời gian doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính thường kéo dài nên không thể lập kế hoạch thanh tra kịp thời được.
Về cán bộ thuế: Để bộ máy quản lý thuế được vận hành một cách có hiệu
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 33
thuế, giỏi kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc và quản lý. Tuy nhiên, hiện nay chế độ đào tạo, tuyển dụng, quản lý, kiểm tra đối với cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ thuế ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và còn nhiều tiêu cực. Như trong khâu tuyển dụng cán bộ, đây là một khâu quan trọng nên có những quy định rất khắt khe, nhưng thực tế khâu này lại thực hiện một cách qua loa, sai nguyên tắc, nhiều cá nhân khơng đủ trình độ, năng lực nhưng do có đưa hối lộ hoặc vì quen biết nên được đưa vào đội ngũ cán bộ, công chức, cịn những người có đức, có tài thì lại khơng được trọng dụng. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở nước ta hiện nay chứ không chỉ ở TPHCM. Điều này đã gián tiếp gây ra những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế ở nước ta vì cán bộ thuế là chủ thể mang quyền lực nhà nước, trực tiếp đưa các sắc thuế vào thi hành trong thực tiễn. Vì vậy hiệu quả làm việc của cán bộ thuế quyết định hiệu quả của công tác hành thu. Tuy nhiên khi nắm trong tay nhiều quyền hành và với những số tiền khổng lồ trước mắt thì những cán bộ thuế thường dễ đi vào con đường phạm tội. Do đó trong thực tế, bên cạnh và đồng thời sau các vụ trốn thuế đều có hiện tượng tham nhũng và ngược lại. Cụ thể là một số cán bộ thuế bị biến chất, thối hóa về phẩm chất thỏa hiệp, thậm chí vịi vĩnh đối tượng nộp thuế giúp họ trốn thuế để thu lợi bất chính hoặc một số cán bộ thuế thiếu tinh thần trách nhiệm, lười biếng, không sâu sát thực tế, dung túng hành vi trốn thuế.
Như vậy, bộ máy nhà nước vận hành với nhiều sơ hở, tiêu cực đã tạo cơ sở cho việc hình thành nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Tuy nhiên nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý xã hội tác động mạnh mẽ đến các tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hơn so với các nhóm tội khác vì các nhóm tội này phát sinh chủ yếu do yếu kém từ công tác quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước.
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 34