2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn thuế GTGT tại TPHCM:
2.1.2.4. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật và cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm:
Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nước
quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của mình. Nhưng một khi pháp luật còn nhiều sơ hở, bất cập, thiếu đồng bộ và còn tồn tại nhiều khoảng trống chưa được luật hóa trong đời sống xã hội thì lại trở thành nguyên nhân và điều kiện cho tình hình tội phạm phát sinh và tồn tại. Do đó những kẽ hở của pháp luật thuế và những văn bản pháp luật có liên quan cũng là một nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh và tạo điều kiện cho hành vi trốn thuế nói chung và trốn thuế GTGT nói riêng tồn tại và phát triển. Cụ thể:
- Hiện nay, có ba loại mức thuế suất GTGT trong sắc thuế GTGT ở nước ta (0%, 5% và 10%). Với nhiều loại thuế suất như hiện nay thì vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu đơn giản, hiệu quả trong công tác hành thu. Nhận xét một cách khoa học, áp dụng nhiều mức thuế suất sẽ thể hiện được khả năng điều tiết linh hoạt của chính sách xã hội. Tuy nhiên, việc quy định cùng lúc nhiều mức thuế suất đã tạo ra sự không công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hơn nữa, việc quy định này lại dựa trên công dụng của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu trong kết cấu nên rất khó xác định thuế suất đối với từng mặt hàng. Trên thực tế, cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều khi cũng không xác định được hàng hóa chịu mức thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%). Có khi cịn xuất hiện sự tùy tiện trong việc áp dụng mức thuế suất để tính thuế và doanh nghiệp thì lúc nào cũng muốn được áp dụng mức thuế suất thấp nhất, điều này lại khiến cho tình trạng trốn thuế ngày càng tăng lên. Do đó, xét về hiệu quả quản lý và cả về mặt lý luận thì xu hướng chuyển dần sang áp dụng một mức thuế suất là phù hợp và cần thiết. Vì cách quy định như vậy sẽ dễ quản lý, dễ hiểu và dễ áp dụng, hạn chế tình trạng lách thuế thông qua thuế suất, hạn chế được những cách hiểu và vận dụng luật khơng thống nhất, gây bất bình đẳng trong xã hội.
- Luật thuế GTGT hiện hành có quy định hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và tính trực tiếp trên thuế GTGT. Trong đó phương pháp
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 35
khấu trừ là phương pháp tối ưu vì nó có cách tính tương đối chính xác, dễ hiểu và rõ ràng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh lại đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT vì họ chủ yếu là các chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ và không thực hiện tốt hệ thống hóa đơn chứng từ, phương pháp này gây ra hiện tượng trùng thuế do không tách bạch được giá trị gia tăng qua các khâu, tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước đó lại cấu thành trong giá hàng hóa ở khâu tính thuế, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường.
- Pháp luật về hóa đơn, chứng từ: Hóa đơn GTGT có vai trị rất quan trọng trong cơng tác quản lý thuế của nhà nước vì nó xác định cụ thể phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT của đối tượng nộp thuế như định số thuế GTGT đầu vào, đầu ra rồi từ đó mới xác định nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế. Do đó, việc pháp luật quy định đầy đủ, hợp lý và hoàn thiện về việc phát hành, in và sử dụng hóa đơn cũng như việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng trốn thuế GTGT. Tuy nhiên cơng tác đó chưa thực hiện tốt ở nước ta hiện nay nên tình trạng trốn thuế GTGT thông qua hóa đơn vẫn xảy ra khá phổ biến. Bên cạnh đó hiện nay nước ta chủ trương cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn, bên cạnh những ưu việt do chính sách này mang lại như hạn chế được nạn hóa đơn giả và phù hợp với xu thế chung của thế giới thì sự thay đổi này cũng đặt ra một vấn đề là cơ hội trốn thuế GTGT nằm ngay trong những “hóa đơn thật” của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có quyền “tự in”, nhưng rất có thể lại nằm ngồi tầm kiểm soát của cơ quan thuế [10-tr.982]. Do đó việc này khơng chắc chắn rằng tội phạm trốn thuế sẽ giảm đi.
Một tình trạng cũng đáng báo động hiện nay là sự xuất hiện các doanh nghiệp được thành lập khơng vì mục đích kinh doanh mà chủ yếu để mua, bán hóa đơn bất hợp pháp ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp này lợi dụng cơ chế khấu trừ và hồn thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT nên đã thành lập để tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trốn thuế GTGT thơng qua việc mua hóa đơn GTGT để hợp thức hóa chi phí đầu vào. Các doanh nghiệp “ma” này có thể được
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 36
thành lập và đi vào hoạt động là do các quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005 về việc đăng ký kinh doanh không chặt chẽ cộng thêm công tác quản lý của cơ quan chức năng cịn bng lỏng. Vì vậy đây là một sơ hở để các doanh nghiệp này lợi dụng thực hiện việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp, làm cho tình trạng trốn thuế diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp hơn.
- Bên cạnh đó những quy định của pháp luật về xử lý hành vi trốn thuế chưa đủ mạnh để răn đe người thực hiện hành vi vi phạm, hành vi này hiện nay chủ yếu chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Ngồi ra việc khơng truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, mà chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính đối với pháp nhân thực hiện hành vi trốn thuế đã cũng thể hiện sự xử lý không triệt để, không đủ sức răn đe giáo dục và tạo mầm mống ni dưỡng hành vi trốn thuế. Thêm vào đó cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý thiếu quyết liệt của cơ quan thuế cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho hành vi trốn thuế tiếp tục gia tăng về số lượng lẫn mức độ tinh vi.
Nguyên nhân và điều kiện về cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trốn thuế trên địa bàn TPHCM: có thể nói cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm
trốn thuế của các chủ thể phòng ngừa tội phạm hiện nay trên địa bàn TPHCM là kém hiệu quả. Bởi vì cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm đòi hỏi phải phát hiện và xử lý tội phạm kịp thời, nhanh chóng, có như vậy mới đảm bảo việc xử lý triệt để, có tác dụng răn đe cũng như phịng ngừa. Hạn chế trong công tác này sẽ khiến cho tội phạm ngang nhiên hoạt động, coi thường pháp luật và từ đó nảy sinh mầm mống cho tội phạm mới. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp khi đã thực hiện hành vi trốn thuế thì thường thực hiện trong một khoảng thời gian dài với số tiền trốn thuế lên đến hàng tỷ đồng mà rất ít khi bị phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì cũng cần một khoảng thời gian rất dài. Chẳng hạn như một doanh nghiệp khi có dấu hiệu trốn thuế, cơ quan thuế phải mất ít nhất 6 tháng để xem xét và khi chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra cũng phải đưa vụ án cho bộ phận giám định tư pháp của cơ quan thuế rồi mới có thể kết luận vụ việc để khởi tố. Ví dụ vụ án của Cơng ty cổ phần nhựa Tân hóa tại Bản án số 338/2011/HSST ngày
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 37
27/09/2011 của Tòa án nhân dân TPHCM, vụ án này phải mất 2 năm để tiến hành giám định. Việc kéo dài tiến độ xử lý tội phạm như trên làm mất đi tính kịp thời, tính hiệu quả của cơng tác phịng ngừa tội phạm. Bởi vì bản thân mỗi tội phạm xảy ra đã ngầm gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà Nhà nước muốn bảo vệ. Việc phát hiện và xử lý tội phạm trốn thuế càng chậm thì tiền thuế thất thốt càng nhiều và việc thu hồi lại càng khó khăn hơn, đồng thời làm giảm uy tín của các chủ thể đấu tranh phịng chống tội phạm.
Qua những phân tích trên, ta thấy hiện nay việc điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm của cơ quan Công an trong lĩnh vực thuế còn khá bị động. Điều này thể hiện ở việc phần lớn các vụ án trốn thuế đều được phát hiện thơng qua các cơ quan thuế, sau đó mới được chuyển qua cơ quan điều tra. Tuy nhiên mọi kết luận điều tra đều phải đợi kết quả giám định chính xác từ cơ quan thuế. Là một lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm, Cơ quan điều tra phải chủ động trong việc nắm bắt tình hình phạm tội trong tất cả các lĩnh vực. Thế nhưng trong lĩnh vực thuế, cơ quan này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan thuế. Vì thế, đây cũng là một điểm yếu trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trốn thuế ở nước ta hiện nay.
2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trốn thuế GTGT tại TPHCM
dưới góc độ tội phạm cụ thể:
Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm là việc đi nghiên cứu toàn bộ các hiện tượng và quá trình xã hội trong sự tương tác lẫn nhau của chúng làm nảy sinh, tồn tại các tội phạm trong xã hội. Việc nghiên cứu này mang tính chất chung, cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về các hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm trên thực tế. Tuy nhiên, để đi sâu vào nghiên cứu một loại tội phạm cụ thể và nguyên nhân phát sinh cũng như điều kiện cho tội phạm đó tồn tại trên thực tế thì ta phải tiến hành nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể đó. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 38
huống, hoàn cảnh khách quan bên ngoài, trong sự tác động lẫn nhau dẫn đến việc thực hiện một tội phạm cụ thể [15-tr.80]. Việc nghiên cứu này cho phép chúng ta
lý giải được những nguyên nhân làm phát sinh hành vi tiêu cực, nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội, mặc dù họ thực hiện hành vi với sự kiểm soát của ý thức, ý chí. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành nghiên cứu hai nhân tố quan trọng hình thành nên nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trốn thuế bao gồm nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội và các tình huống, hồn cảnh phạm tội cụ thể. Từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa thích hợp đối với loại tội phạm này, góp phần làm giảm tình trạng trốn thuế trong giai đoạn hiện nay.