Giải pháp từ các tình huống, hồn cảnh phạm tội cụ thể:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 78)

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:

2.2.3.2. Giải pháp từ các tình huống, hồn cảnh phạm tội cụ thể:

Nếu động cơ phạm tội của một người được hình thành nhưng nó lại khơng gặp được những điều kiện thuận lợi thì động cơ đó cũng khơng thể thể hiện ra bên ngồi thơng qua các hành vi cụ thể. Một người luôn mong muốn chiếm đoạt tiền thuế, muốn giảm số tiền thuế mà mình phải nộp cho ngân sách nhà nước đến mức thấp nhất, thì đó vẫn chỉ là mong muốn. Để biến mong muốn thành hiện thực thì người nộp thuế cần có những tình huống, hồn cảnh thuận lợi để tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi trốn thuế được thành công. Trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội thì tình huống phạm tội có thể đóng vai trị là làm phát sinh động cơ phạm tội hoặc là điều kiện thúc đẩy việc quyết định phạm tội và thực hiện tội phạm trên thực tế. Do đó việc phịng ngừa tội phạm theo tình huống phạm tội là việc sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các tình huống, hồn cảnh có khả năng làm phát sinh động cơ phạm tội cũng như các tình huống tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Tình huống phạm tội đóng vai trị là điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, do đó nó dễ thay đổi, dễ phá vỡ và thiếu sự ổn định. Vì thế ta nên chú trọng tác động đến nhân tố này sẽ giúp cơng tác phịng ngừa việc

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 67

thực hiện tội phạm trên thực tế có hiệu quả hơn. Tác giả xin kiến nghị một số giải pháp về tình huống tạo điều kiện cho hành vi trốn thuế như sau:

Về phía cơ quan thuế: Có thể thấy rằng, sự bng lỏng quản lý chính là một

tình huống tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, để xóa bỏ những điều kiện này thì việc thắt chặt quản lý, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ăn uống, dịch vụ karaoke…đây là những lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp thường kê khai không đúng doanh thu thực tế phát sinh, do đó cần phải tổ chức kiểm tra, giám sát thường xun, khơng báo trước.

Bên cạnh đó chính cán bộ thuế cũng là người tạo điều kiện cho người nộp thuế phát sinh động cơ trốn thuế, do đó cần nâng cao trách nhiệm cũng như xử phạt nghiêm khắc các cán bộ thuế có hành vi tham nhũng, thiếu trách nhiệm.

Về phía các tổ chức, cá nhân: Cần nâng cao ý thức nhận hóa đơn khi mua

hàng cho người dân. Có như thế thì doanh nghiệp sẽ khơng thể sử dụng phương thức không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để trốn thuế bằng cách tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hành vi này sẽ tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế, ảnh hưởng đến quyền lợi chung của xã hội. Bên cạnh đó cần tạo thêm quyền lợi cho người tiêu dùng khi nhận hóa đơn mua hàng vì khi có thêm quyền lợi họ sẵn sàng thực hiện quyền lợi này bằng cách lấy hóa đơn khi mua hàng, hơn nữa chính giải pháp này nhà nước đã trao quyền giám sát nộp thuế cho người tiêu dùng nên đã giúp cơ quan thuế có điều kiện điều tra xác minh căn cứ tính thuế khi cần thiết, góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả [10-tr.983].

Thực tế cũng cho thấy tình trạng một số cán bộ thuế thối hóa, biến chất đã có những hành vi vi phạm pháp luật như nhận hối lộ, làm không đúng trách nhiệm của mình gây thất thốt tiền thuế cho nhà nước, mà chủ yếu là do doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế phát hiện và tố giác. Vì thế ta cũng cần khuyến khích người dân

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 68

giám sát và tố giác những cán bộ này, tránh tình trạng sợ phiền hà, thủ tục khó khăn mà đút lót tiền cho họ.

Về phía doanh nghiệp: chính bản thân doanh nghiệp cũng có thể tự tạo ra

những điều kiện thuận lợi cho mình để thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên việc hạn chế các tình huống này có liên quan chặt chẽ đến việc nâng cao ý thức và tính tự giác của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngoài ra cần loại trừ các doanh nghiệp “ma”, là một thủ phạm tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế GTGT qua việc mua các hóa đơn bất hợp pháp. Khi các doanh nghiệp như thế khơng tồn tại thì sẽ khơng cịn điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế dễ dàng nữa.

Tóm lại, trong chương 2 tác giả đã làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn TPHCM ở cả góc độ chung và góc độ cụ thể. Qua đó đánh giá tình hình đấu tranh phịng chống tội phạm này của các cơ quan chức năng và dự báo diễn biến của tội phạm trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị về giải pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế tiếp cận ở góc độ chung và góc độ cụ thể. Với mong muốn sẽ đóng góp phần nào cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trốn thuế hiện nay.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 69

KẾT LUẬN

Trốn thuế GTGT là hành vi phổ biến của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế hiện nay. Tuy nhiên hành vi này trên thực tế bị phát hiện và xử lý là khơng đáng kể, chính vì điều đó mà tình hình tội phạm này ngày càng diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn phạm tội tinh vi khác nhau trên phạm vi cả nước nói chung và tại TPHCM nói riêng. Tội phạm trốn thuế đã gây ra những tác hại nghiêm trọng về nhiều mặt cho đời sống kinh tế xã hội, làm thất thu ngân sách nhà nước, làm mất đi tính cơng bằng của thuế cũng như uy tín của các cán bộ quản lý thuế. Trước tình hình đó, chính quyền TPHCM đã kết hợp với lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm thực hiện nhiều kế hoạch, nhiều chiến lược để ngăn chặn hành vi này xảy ra. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà thực tế công tác này chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, đứng ở góc độ “phịng bệnh hơn chữa bệnh”, trong khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung làm rõ khái niệm trốn thuế và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này để cho việc định tội danh dễ dàng và chính xác hơn, đưa ra bức tranh tình hình tội phạm trốn thuế trong thời gian gần đây và một số đặc điểm tội phạm học nhằm nắm rõ thực trạng và bản chất của tội phạm này để tiến hành giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trốn thuế dưới góc độ chung và góc độ cụ thể, đưa ra dự báo về tình hình tội phạm trốn thuế trong khoảng thời gian tới và trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm này.

Phòng ngừa tội phạm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Riêng về tội phạm trốn thuế, đây cần được nhận diện là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần được đầu tư, quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước và quần chúng nhân dân, góp phần làm giảm tội phạm này trên thực tế. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài và địi hỏi việc kết hợp hài hòa các biện pháp đấu tranh phịng chống tội phạm và tình hình kinh tế xã hội ở mỗi địa bàn nhất định thì mới có thể đạt được hiệu quả cao, từ đó tiến hành loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật:

1. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). 2. Luật quản lý thuế năm 2006.

3. Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.

4. Nghị định số 121/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

5. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

6. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về việc doanh nghiệp nghiệp tự in hóa đơn.

7. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Sách:

8. Ts Phạm Văn Beo - Luật hình sự Việt Nam (phần riêng) - NXB Chính trị quốc gia (2010).

9. Th.s Mai Bộ, Phạm Vân Duyên - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự - NXB thống kê.

10. Nguyễn Xuân Yêm, Trương Hịa Bình - Tội phạm kinh tế thời mở cửa - NXB CAND (2003).

11. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND (2003).

12. Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND (2007).

13. Tập bài giảng Luật thuế - Trường Đại học Luật TPHCM.

14. Tập bài giảng Những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm - Trường Đại học Luật TPHCM (2008).

15. Tập bài giảng Tội phạm học - Trường Đại học Luật TPHCM. 16. Triết học Mác- Lênin – NXB Chính trị quốc gia (1997).

Tạp chí và các tài liệu khác:

17. Mai Thế Bày - Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm trong việc thực hiện Luật thuế GTGT – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 06/2003.

18. Hoàng Thị Thu Hằng - Nhận diện hành vi trốn thuế trong các sắc thuế gián thu - Khóa luận tốt nghiệp năm 2004.

19. Trần Thị Thu Hiệp - Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay - Khóa luận tốt nghiệp năm 2005.

20. Nguyễn Thị Thu Hương - Luận án tiến sĩ năm 2012.

21. Đỗ Trúc Lâm - Nhân thân người phạm tội dưới góc độ nghiên cứu tội phạm học - Khóa luận tốt nghiệp năm 2010.

22. Ts Dương Tuyết Miên - Bàn về tình hình tội phạm - Tạp chí TAND số 24/2007.

23. Ts Dương Tuyết Miên - Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn - Tạp chí Luật học số 03/2010.

24. Nguyễn Thị Minh - Tội phạm ẩn, những vấn đề lý luận - Khóa luận tốt nghiệp năm 2004.

25. Trần Phương Nga - Tội trốn thuế theo BLHS 1999 - Khóa luận tốt nghiệp năm 2001.

26. Đặng Thị Hàn Ni - Chống thất thu thuế GTGT tại TPHCM nhìn từ góc độ doanh nghiệp tự in hóa đơn - Tạp chí tài chính số 03/2012.

27. Lê Duy Thành - Trốn thuế và tránh thuế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Tạp chí tài chính số 3/2000.

28. Đặng Thị Cẩm Thúy - Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm trong việc thực hiện Luật thuế GTGT - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 06/2003.

29. Thu Thủy - Hệ thống thuế Việt Nam: tiếp tục cải cách để cải thiện thứ hạng - Tạp chí thuế nhà nước số 15/2012.

30. Trần Hữu Tráng - Một số vấn đề về tội phạm ẩn ở Việt Nam - Tạp chí Luật học số 03/2000.

31. Trần Hữu Tráng - Tác động của kinh tế thị trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta - Tạp chí Luật học số 03/2000.

32. Nguyễn Trương Bá Tuấn - Đổi mới hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2001 - 2010, thực trạng và một số vấn đề đặt ra - Tạp chí tài chính số 02/2011. Trang web 33. http://tuoitre.vn 34. http://vnexpress.net 35. http://www.cand.com.vn 36. http://www.google.com.vn 37. http://www.hcmtax.gov.vn 38. http://www.luatviet.org 39. http://www.tapchitaichinh.vn 40. http://www.tapchithue.com 41. http://www.thanhnien.com.vn 42. http://www.sggp.org.vn

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)