Giải pháp tâm lý xã hội:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 59)

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:

2.2.2.2. Giải pháp tâm lý xã hội:

Một người thực hiện hành vi phạm tội, suy cho cùng cũng là do những suy nghĩ, những nhận thức lệch lạc so với các chuẩn mực chung của xã hội thúc đẩy. Việc hình thành những nhận thức tâm lý như nhu cầu, định hướng giá trị, ý thức pháp luật chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội. Do vậy, để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm từ tâm lý nhận thức của một cá nhân thì Nhà nước và cộng đồng xã hội cần có những biện pháp cụ thể thơng qua việc cải tạo mơi trường xã hội, hình thành trong cá nhân những nhận thức, tâm lý tích cực, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như nâng cao ý thức pháp luật. Chúng ta hồn tồn có thể xây dựng hình thành ở con người những nhu cầu phong

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 52

phú, lành mạnh đồng thời cũng có thể cải tạo được những nhu cầu lệch chuẩn. Tuy nhiên nhu cầu là một thuộc tính tâm lý mang tính ổn định bền vững nên việc thay đổi nó là cả một q trình lâu dài. Nắm được đặc điểm tâm lý xã hội, chúng ta sẽ có thể chủ động trong cơng tác phịng chống tội phạm, hướng đến việc giảm thiểu và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, cụ thể như sau:

- Giáo dục là một trong những biện pháp cơ bản góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển toàn diện con người về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Nền giáo dục của nước ta hiện nay từng bước được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên để hình thành trong mỗi cá nhân các định hướng giá trị tích cực cũng như cân bằng hệ thống các nhu cầu thì ngồi các bài học trong sách vở thì bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra mơi trường sống, môi trường giáo dục tốt, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng làm chủ bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống cũng như các kiến thức cơ bản về pháp luật cho mỗi học sinh, sinh viên. Hiện nay, trong chương trình mơn Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến chủ đề “Công dân với pháp luật” nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước. Trên cơ sở đó định hướng hành vi và rèn luyện thói quen, hành vi tự giác chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó cũng cần tiến hành tun truyền sâu rộng chính sách thuế trong trường học. Để mỗi học sinh, sinh viên hiểu rõ vai trò của thuế cũng như có những hiểu biết ban đầu về thuế, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói riêng và pháp luật nói chung của các chủ nhân tương lai của đất nước.

- Tăng cường các biện pháp giúp nâng cao ý thức đạo đức và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Đấu tranh chống lại các biểu hiện cá nhân thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh cho người dân cùng tham gia. Trong môi trường lao động tập thể cần phát huy tinh thần đoàn kết đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của người quản lý, lãnh đạo.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 53

- Trong nhóm tội phạm về kinh tế, người phạm tội thường có sự am hiểu nhất định về pháp luật. Tuy nhiên quan niệm về các giá trị pháp luật của họ so với chuẩn mực chung của xã hội là có sự sai lệch, họ khơng tơn trọng, khơng đồng tình với các giá trị pháp luật. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thì Nhà nước cần đồng thời tạo ra cái nhìn đúng với chuẩn mực xã hội, đúng với bản chất tốt đẹp của thuế cho nhân dân thơng qua những chính sách thuế hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của xã hội. Bởi khi đóng thuế người nộp thuế không được hoàn trả một cách trực tiếp, họ chỉ nhận được lợi ích của mình từ việc nộp thuế thơng qua các cơng trình cơng cộng, cơ sở hạ tầng, các phúc lợi xã hội…mà Nhà nước đầu tư. Do đó cần phát huy hết vai trò của thuế và sử dụng tiền thuế đúng mục đích là phục vụ cho đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Có nhận được quyền lợi một cách rõ ràng thì người nộp thuế mới có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hiện nay, ở Cục thuế có Phịng hỗ trợ tun truyền về chính sách thuế, để giải pháp các thắc mắc liên quan đến thuế, cũng như có các biện pháp nhằm tun truyền, khuyến khích các cơ sở kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Tuy vậy, trên thực tế hoạt động của phịng hỗ trợ tun truyền này chưa thực sự có hiệu quả, nguyên nhân là vì hoạt động này chỉ mang tính hình thức, chưa đi sâu vào tình hình của các doanh nghiệp, chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp cũng như hoạt động tun truyền chưa có tính thuyết phục cao. Thế nên để nâng cao ý thức tự giác của người nộp thuế thì hoạt động của phịng nên cần thiết được cải thiện hơn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế, từ đó giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về các giá trị pháp luật về thuế.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)