2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn thuế GTGT tại TPHCM:
2.1.2.2. Nguyên nhân và điều kiện tâm lý văn hóa xã hội:
Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý - văn hóa xã hội có thể xem là tổng hợp những ảnh hưởng và quá trình xã hội phản ánh nội dung về mâu thuẫn giữa một số trào lưu, xu hướng văn hóa, của những phong tục tập quán, sở thích, thị hiếu của một bộ phận dân cư không phù hợp với chuẩn mực của xã hội hiện tại.
Ph.Ăng ghen đã giải thích hành vi xã hội bằng nhu cầu của mình. Con người có nhu cầu thì đồng thời cũng có ý thức về cả con đường để thỏa mãn nhu cầu đó, nếu ý thức sai về nhu cầu và nhất là con đường để thỏa mãn nhu cầu thì sẽ dẫn đến hành vi phạm pháp luật và thậm chí là phạm tội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường là việc mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế. Sự du nhập của lối sống phương Tây đã tác động làm thay đổi nhiều quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, định hướng giá trị của bộ phận dân cư, cụ thể là tư tưởng hám lợi, định hướng giá trị vật chất và đồng tiền đã trở thành mục tiêu của cuộc sống. Thực tế cho thấy, nguyên nhân của các tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng khơng phải là do hồn cảnh kinh tế khó khăn mà ngược lại người phạm tội thường có cuộc sống khá giả. Tuy nhiên yếu tố tâm lý tiêu cực mà biểu hiện cụ thể của nó là tính cá nhân, nhu cầu hưởng thụ, sự tham lam, khát vọng làm giàu vô điều kiện. Tất cả điều này là cơ sở, động lực cho hành
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 31
vi phạm tội nói chung và hành vi chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó phải nói đến tâm lý của những người nộp thuế hiện nay là sự mất tin tưởng vào đội ngũ cán bộ thu thuế, khi tình trạng tham nhũng hiện nay đang xảy ra rất phổ biến ở nước ta. Người nộp thuế khơng tin rằng số tiền mình nộp vào ngân sách nhà nước là để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước mà đều lọt vào tay của một số cán bộ quản lý thuế, vì vậy tâm lý này đã làm ảnh hưởng đến tính tự giác trong việc nộp thuế của người nộp thuế.
Đứng ở góc độ vai trị của thuế, thuế chính là nguồn thu để Nhà nước xây dựng và phát triển đất nước. Người nộp thuế trực tiếp nộp thuế nhưng gián tiếp hưởng quyền lợi phục vụ của Nhà nước thơng qua các lợi ích tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần (có thể là các cơng trình cơng cộng, phúc lợi xã hội, an tồn trật tự cơng cộng…). Một thực tế mà chúng ta cũng phải nhìn nhận đó là lợi ích mà cơng dân nước ta nhận được từ thuế cịn rất mơ hồ, người nộp thuế đa phần khơng hiểu được mình được lợi gì từ các khoản thuế và cho rằng bản thân nộp thuế nhưng không nhận thấy được chất lượng cuộc sống khá hơn. Riêng ở TPHCM thì có thể nói chất lượng cuộc sống đang dần xuống cấp, khi mà đường vẫn ngập, vẫn kẹt xe, ô nhiễm vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày, hàng giờ…trong khi đó, tiền thuế thì Nhà nước vẫn thu. Đây cũng chính là tâm lý xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thất thu thuế. Và cũng giải thích được tại sao tinh thần tự giác, tự nguyện nộp thuế ở các nước khác lại cao hơn so với ở nước ta, vì do họ nhận thấy được lợi ích từ thuế một cách rõ ràng, có biết rõ thì mới có ý thức bảo vệ, có trách nhiệm cao hơn về nghĩa vụ của mình.
Hiện nay, chính sách thuế của nước ta đề cao tinh thần tự giác của đối tượng nộp thuế, họ nộp thuế trên cơ sở tự tính, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, những tâm lý tiêu cực nêu trên đã làm giảm đi tính tự giác, tự nguyện của đối tượng nộp thuế và là một trong những động lực thúc đẩy việc thực hiện hành vi trốn thuế. Vì vậy, nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội là một ngun nhân góp phần khơng nhỏ trong việc làm phát sinh “căn bệnh” trốn thuế ở nước ta hiện nay.
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 32