2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:
2.2.2.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý xã hội:
Đây là những biện pháp thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát con người trong xã hội để kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót và vi phạm. Tổ chức quản lý xã hội tốt sẽ hạn chế tối đa số lượng tội phạm xảy ra, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội cho nhân dân. Trong công tác quản lý thuế, việc tổ chức quản lý tốt các khâu thu, nộp thuế cũng như tổ chức quản lý tốt đội ngũ cán bộ thuế sẽ hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm thuế. Do đó những giải pháp về tổ chức, quản lý xã hội là một trong những giải pháp quan trọng cần được chú trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm hiện nay.
- Tiếp tục thực hiện cải cách các quy trình, thủ tục về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế, đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, cơng khai, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, cải cách về chính sách thuế thường sẽ khơng đạt được hiệu quả cao nếu như không được thực hiện đồng bộ với việc cải cách hành chính thuế. Mặc dù thời gian qua ngành thuế nước ta đã có nhiều cố gắng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Tuy nhiên trong kết quả xếp hạng “báo cáo môi trường kinh doanh năm 2011” thì Việt Nam là nước có số giờ nộp thuế cao nhất so với các nước trong khu vực. Kết quả khảo sát cho thấy tổng số thời gian mà doanh nghiệp chuẩn bị kê khai và nộp thuế là 941 giờ, trong đó có 336 giờ để kê khai và nộp thuế GTGT [29-tr.6]. Do đó, ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính, mạnh dạn bỏ bớt các thủ tục không quá cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý thuế như áp dụng hình thức nộp tờ khai và nộp thuế trực tuyến, triển khai ứng dụng phần mềm kế toán thuế gắn với kế tốn tài chính để tự động hóa báo cáo thuế nhằm đơn giản hóa hệ thống nộp thuế cho các doanh nghiệp. Đồng thời cần nâng cao trình độ về quản lý bằng công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý thuế.
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 58
- Hiện nay, chính sách thuế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế. Người nộp thuế tự giác, tự chịu trách nhiệm trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế. Phương thức quản lý hiện đại này đã giảm bớt gánh nặng cho ngành thuế, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế. Bên cạnh nhiều lợi ích do phương thức quản lý này mang lại thì bản thân nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà hiệu quả phụ thuộc vào ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và trình độ quản lý thuế. Vì thế để đảm bảo mục tiêu là thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế thì vấn đề quan trọng nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế bởi vì hoạt động này sẽ góp phần hồn thành dự tốn thu ngân sách nhà nước cũng như nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Để thực hiện mục tiêu trên thì ngành thuế cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, lập và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm. Nhiệm vụ của cán bộ thanh tra thuế là phải tìm ra những doanh nghiệp có độ rủi ro để tăng cường tập trung thanh tra vào các doanh nghiệp này. Để làm được điều này đòi hỏi phải tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế. Họ phải thực sự giỏi và nhanh nhạy thì cơng tác chống thất thu thuế mới đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cán bộ thanh tra thuế được đưa ra nước ngoài học hỏi, trao dồi kiến thức, trao đổi nghiệp vụ là rất hiếm. Vì thế, để tiếp cận được công nghệ quản lý thuế của các nước phát triển trên thế giới, chúng ta cần đầu tư hơn nữa cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bởi vì họ chính là những người nhân danh Nhà nước kiểm soát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế, đảm bảo việc thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của thuế, tính nguy hiểm cao của hành vi trốn thuế thì chúng ta cũng phải đánh giá đúng về vai trò của cán bộ thanh tra thuế, do đó việc nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra thuế là một xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra cho ngành thuế hiện nay vì lực lượng làm cơng tác thanh tra cịn thiếu so với khối lượng cơng việc phải thực hiện ngày càng tăng.
SVTH: Trần Xuân Đài Trang 59
- Cần có sự phối hợp, giám sát, kiểm tra lẫn nhau giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan như Công an, Hải quan, quản lý thị trường… nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi trốn thuế cũng như tham ô, nhũng nhiễu của cơ quan thuế, cán bộ thu thuế. Thực hiện luân chuyển cán bộ thuế theo định kỳ hằng năm nhằm hạn chế việc câu kết, móc nối để trốn thuế giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với cơ quan thuế và cán bộ thu thuế.
- Nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là quyền của người dân, doanh nghiệp đóng góp cho Nhà nước, cho xã hội. Do đó bên cạnh việc bắt buộc, cưỡng chế nộp thuế thì việc khuyến khích cũng như nâng cao nhận thức về việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế là điều hết sức cần thiết. Để làm được điều này, ta phải đảm bảo lợi ích cho người nộp thuế cũng như tạo ra mối quan hệ thoải mái giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế. Tăng cường các tiện ích cho người nộp thuế như tổ chức đối thoại, kios thông tin, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hiệu quả và thiết thực nhất để người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với nhà nước. Cuộc đối thoại diễn ra gần đây nhất giữa người nộp thuế và Cục thuế TPHCM đã chỉ ra rằng cung cách phục vụ và thái độ của một số cán bộ thuế là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tự giác của người nộp thuế. Bởi vì họ khơng được cán bộ thuế tạo điều kiện tốt nhất, tạo tâm lý thoải mái khi nộp thuế mà cịn bị “hành”, bị làm khó và gây khơng ít khó khăn. Do đó, bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ thuế, chúng ta cũng cần bồi dưỡng thêm cho các cán bộ công tác tiếp dân cũng như xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người nộp thuế của các cán bộ hành thu này. Song song đó cơ quan thuế cần phải nỗ lực xây dựng quy trình, cơng khai, mở rộng dân chủ và thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh của người nộp thuế.