Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 47)

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn thuế GTGT tại TPHCM:

2.1.3.1.Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội:

Mỗi tội phạm cụ thể xảy ra là kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa các nhân tố bên ngoài và các nhân tố cá nhân bên trong. Tội phạm cụ thể sẽ không thể phát sinh nếu thiếu một trong hai nhân tố trên. Tuy nhiên, nhân tố đóng vai trị quyết định đối với một việc làm phát sinh một tội phạm là nhân tố thuộc về cá nhân người phạm tội. Bởi khơng có những ngun nhân và điều kiện từ phía người phạm tội thì khơng thể có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế vì hành vi phạm tội ln là hành vi của cá nhân với sự kiểm soát của ý thức và sự thúc đẩy của ý chí. Nhóm nguyên nhân và điều kiện này hiện diện ở mọi tội phạm. Vì thế khi tiến hành nghiên cứu một tội phạm cụ thể, ta phải tập trung làm rõ vai trò của các đặc điểm sinh học, xã hội, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ nghiên cứu tội phạm trốn thuế qua nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ các đặc điểm tâm lý, nhận thức của người phạm tội. Nhóm đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện của một tội phạm cụ thể. Mặc dù hành vi trốn thuế diễn ra trên thực tế là kết quả của sự tương tác của nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tuy nhiên tại sao có rất nhiều người cũng chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân và điều kiện đó nhưng họ lại khơng lựa chọn hành vi phạm tội. Điều này ta phải xét đến một nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi trốn thuế của một con người cụ thể đó

SVTH: Trần Xn Đài Trang 39

chính là tâm lý cá nhân tiêu cực của họ. Đây là đặc điểm được hình thành trong suốt quá trình sống của cá nhân, dưới sự tác động của môi trường xã hội, khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh của cá nhân. Do đó nó tồn tại mang tính ổn định lâu dài, khó phá vỡ và khi các phẩm chất tâm lý lệch lạc này gặp sự tác động của những điều kiện cần thiết sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội. Tác giả nghiên cứu một số vụ án trốn thuế cụ thể và thấy rằng đặc điểm tâm lý cá nhân tiêu cực của người phạm tội này tại TPHCM thể hiện như sau:

Nhu cầu về vật chất của người phạm tội: Mặc dù thuế GTGT là loại thuế

gián thu, đối tượng nộp thuế không phải là người phải trả tiền thuế mà họ chỉ là người trung gian thu hộ thuế từ người tiêu dùng để nộp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên nghĩa vụ này cũng tạo ra gánh nặng cho đối tượng nộp thuế vì họ phải ứng trước một số lượng tiền không nhỏ để nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì họ mới thu lại được số tiền đã ứng trước đó. Hay nói cách khác, khi này đã xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích giữa đối tượng nộp thuế và nhà nước. Người nộp thuế ln có tâm lý muốn giảm số thuế mà mình phải nộp vào ngân sách nhà nước đến mức thấp nhất, cịn Nhà nước thì ln mong muốn thu đủ, tránh thất thốt tiền thuế. Thêm vào đó, khi nhu cầu về vật chất của một người không được thỏa mãn sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu, thì khi này rất dễ dẫn họ đến con đường phạm tội. Động cơ thúc đẩy người thực hiện hành vi trốn thuế chính là lợi ích về kinh tế, thay vì thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước thì họ lại chọn con đường để không phải thực hiện nghĩa vụ đó với nhiều thủ đoạn khác nhau. Do đó khi lịng tham, ham muốn vật chất, khát vọng làm giàu một cách nhanh chóng phát triển trong nhận thức của người phạm tội hay nói cách khác việc đề cao nhu cầu vật chất trên tất cả đã góp phần hình thành trong họ tâm lý nhận thức tiêu cực thì việc thực hiện hành vi phạm tội là một điều tất yếu.

Định hướng giá trị của người phạm tội: Định hướng giá trị đóng vai trị

quan trọng trong việc lựa chọn những phương án xử sự trong đời sống của mỗi cá nhân, nó được hình thành trong q trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 40

xung quanh, kinh nghiệm sống và sự giáo dục. Khi người phạm tội có sự đánh giá khơng đúng các giá trị trong xã hội hoặc xác định thứ bậc các giá trị theo mục đích ích kỉ, ln đặt lợi ích cá nhân mình lên trên các nhóm lợi ích khác thì họ thường lựa chọn hành vi phạm tội để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu và định hướng giá trị của bản thân. Các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh luôn mong muốn đạt được nhiều lợi nhuận, nhưng khi lợi nhuận được đặt lên trên tất cả mọi thứ thì họ sẽ xem việc chia sẻ phần lợi nhuận cho nhà nước thông qua thuế lại là một điều hết sức vô lý. Chính các giá trị vật chất đó đã khiến họ khơng ý thức được những lợi ích mà họ được hưởng về an ninh quốc phịng, kinh tế xã hội, phúc lợi cơng cộng mà chủ yếu được đáp ứng từ nguồn thu từ thuế. Định hướng giá trị vật chất chiếm hết suy nghĩ của họ và họ không muốn từ bỏ bất cứ cơ hội nào để tối đa hóa lợi nhuận, kể cả việc không thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với nhà nước. Tuy nhiên, ta cũng phải nhìn nhận rằng việc một đối tượng nộp thuế trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình một phần cũng ảnh hưởng từ tâm lý chung của xã hội. Như đã phân tích, lợi ích nhận được từ thuế ở Việt Nam ta còn trừu tượng, chưa thật sự khiến người nộp thuế cảm thấy hài lòng khi chia sẻ một phần lợi ích của mình cho nhà nước. Dần dần họ mất tin tưởng vào thuế cũng như uy tín của các cán bộ quản lý thuế. Từ đó hình thành nên tâm lý trốn thuế được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thêm vào đó, khi người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế mà có hơn một lần thành cơng thì sẽ càng khẳng định và củng cố định hướng giá trị sai lệch của bản thân.

Ý thức pháp luật của người phạm tội: Ý thức pháp luật được xem như một

thể thống nhất gồm sự hiểu biết về pháp luật và thái độ đối với pháp luật của cá nhân. Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với mỗi cá nhân, nó tham gia vào việc hình thành những đặc điểm về nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị và những thuộc tính tâm lý khác của cá nhân. Ý thức pháp luật của một người không những phụ thuộc vào sự hiểu biết của người đó về pháp luật bao nhiêu mà cịn phụ thuộc vào thái độ của họ đối với quy định của pháp luật. Đối với nhóm tội phạm về kinh tế, như tội trốn thuế chẳng hạn, thì người phạm tội khơng phải có sự kém hiểu biết về pháp luật mà dẫn đến hành vi phạm tội, ngược lại họ thường có sự hiểu biết

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 41

khá cao về pháp luật và trong một số trường hợp người phạm tội cịn lợi dụng sự hiểu biết đó để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như người nộp thuế phải nắm rõ các quy định của luật thuế, luật quản lý thuế thì mới có thể lách luật cũng như qua mặt các cán bộ quản lý thuế. Do đó, đối với tội trốn thuế nói riêng và nhóm tội phạm kinh tế nói chung thì giá trị pháp luật không mang lại ý nghĩa gì đối với người phạm tội và những nội dung của pháp luật càng không nằm trong định hướng giá trị của họ. Người phạm tội thì thường có những quan niệm, cách tiếp cận và đánh giá riêng biệt đối với những giá trị pháp luật. Từ đó dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn về các chuẩn mực chung của đời sống xã hội của người phạm tội và nhà nước. Người phạm tội không quan niệm, khơng ý thức được vai trị hết sức quan trọng của thuế đối với một quốc gia (chuẩn mực chung của xã hội), ngược lại nộp thuế đối với họ lại là một điều hết sức vô lý khi tự dưng mình phải san sẻ lợi ích cho nhà nước (định hướng riêng của người phạm tội). Sự không thống nhất trên đã tạo ra những mâu thuẫn gay gắt trong đời sống xã hội và là nguyên nhân sâu xa làm phát sinh tình hình tội phạm trốn thuế. Do đó nhận thức về thuế và ý thức tơn trọng pháp luật nói chung của các đối tượng nộp thuế là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi cho đối tượng nộp thuế.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết, nhận thức về các

lĩnh vực xã hội và khả năng về xã hội của cá nhân. Nghiên cứu một số vụ án trốn thuế cụ thể, thì các bị cáo thường có trình độ học vấn cao, bởi vì họ sử dụng hiểu biết của mình để thực hiện tơi phạm. Đặc biệt do có trình độ học vấn cao cho nên khi thực hiện tội phạm họ thường có thủ đoạn, phương pháp tinh vi hơn do đó khó có thể bị phát hiện và xử lý.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 47)