Giải pháp từ phía người phạm tội:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 72)

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:

2.2.3.1. Giải pháp từ phía người phạm tội:

Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi con người cụ thể, cho nên việc loại trừ những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến việc lựa chọn hành vi xử sự của con người là điều ta nên làm đầu tiên. Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, ta phải tác động vào khâu hình thành động cơ phạm tội, tức tác động đến những tư tưởng, ý thức tâm lý của một con người cụ thể.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 65

Ở khâu hình thành động cơ phạm tội, khi này ý định trốn thuế vẫn còn diễn ra trong ý thức chủ quan của người nộp thuế. Do đó việc cần làm ở khâu này là ta phải dập tắt ý đồ phạm tội cũng như những tác động làm hình thành động cơ đó. Động cơ được hình thành dựa trên nền tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân, của tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân đã được hình thành trong suốt một quá trình lâu dài của sự phát triển nhân cách. Do đó, ta cần phải chú ý đến yếu tố mơi trường có thể hình thành đến các tâm lý tiêu cực của con người như là yếu tố từ gia đình, trường học hay từ xã hội. Ở khía cạnh gia đình, việc bố mẹ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước sẽ là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Về phía nhà trường thì cần có những phương pháp giáo dục về các kỹ năng sống, làm việc cũng như ý thức tơn trọng pháp luật nói chung, ý thức đạo đức về trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội cho học sinh, sinh viên, bên cạnh đó cần tun truyền thêm các chính sách thuế của nhà nước trong trường học. Ngồi ra, ở khía cạnh xã hội thì nhà nước cần tạo ra nhiều chính sách thuế và phương thức quản lý hợp lý, tạo tâm lý cho người nộp thuế là họ là những người có quyền và nghĩa vụ đóng góp, phục vụ cho cơng cuộc xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Bên cạnh đó cần phải kết hợp cả những biện pháp văn hóa và kiểm sốt con người để hiểu được những đặc điểm tâm lý của họ, phát hiện ra những tư tưởng tiêu cực đó để có biện pháp ngăn chặn.

Đứng từ góc độ của người nộp thuế, có thể sẽ có những người ln có ý thức tôn trọng pháp luật, mong muốn bản thân sẽ góp một phần nào đó cho đất nước thông qua thuế. Thế nhưng khi bản thân họ kinh doanh khơng có lợi nhuận hoặc lợi nhuận ít thì việc đề cao lợi ích của mình trước tiên là điều mà các chủ thể thường hay chọn lựa. Do đó để cá nhân người nộp thuế có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, tháo gỡ những khó khăn cho các chủ thể kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao như hiện nay, tạo thuận lợi nhất cho họ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu cũng như mong muốn của người nộp thuế, thơng qua đó có thể chia sẻ tạo cho họ những tâm lý thoải mái

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 66

và tránh xa đi những biểu hiện tiêu cực. Thêm vào đó, phải tạo ra sự tin tưởng của người nộp thuế vào đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế, để họ tin rằng số tiền mình đóng góp khơng phải lọt vào tay các cán bộ này mà hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.

Có thể thấy rằng việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm trốn thuế ngay từ khâu hình thành động cơ phạm tội của người nộp thuế là một trong những giải pháp tối ưu. Vì khi này hành vi trốn thuế chưa xảy ra trên thực tế, do đó có thể tránh được các thiệt hại xảy ra cho Nhà nước và xã hội, không mất thời gian và tiền của trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Tuy nhiên, đây là một quá trình xã hội lâu dài và địi hỏi phải có nhiều hướng đi hợp lý từ các chính sách xã hội, pháp luật của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)