Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 70)

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:

2.2.2.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý cho xử sự của một chủ thể, loại trừ được các khả năng phạm tội do pháp luật thiếu quy định điều chỉnh, hoặc có quy định nhưng khơng cụ thể. Do đó việc ban hành pháp luật một

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 60

cách kịp thời, chặt chẽ, sửa đổi bổ sung những văn bản còn thiếu sẽ phát huy được vai trò phòng ngừa tội phạm của pháp luật. Qua nghiên cứu BLHS 1999 và một số văn bản pháp luật về thuế GTGT cùng với một số ý kiến của các chuyên gia, tác giả xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật như sau:

Về Luật hình sự: Điều 161 BLHS năm 1999 khơng quy định như thế nào là

tội trốn thuế, trên thực tế thì các cơ quan có thẩm quyền thường căn cứ vào Điều 108 Luật quản lý thuế năm 2006 để kết luận một hành vi có dấu hiệu trốn thuế hay khơng. Đây là một điểm thiếu sót của BLHS mà ta cần bổ sung thêm vì tiêu chí để xác định hành vi trốn thuế là một vấn đề rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế. Vì thế cần được quy định trong BLHS để tạo ra căn cứ pháp lý cho việc áp dụng pháp luật và đặc biệt việc quy định rõ cấu thành của tội trốn thuế sẽ tạo cơ sở cho việc phân biệt tội này với các tội có bản chất tương tự nhau trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Điều này sẽ giúp cho cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình được chính xác và khách quan hơn. Thêm vào đó, cần xử lý nghiêm minh đối với các hành vi trốn thuế, tham ô, nhũng nhiễu trong lĩnh vực thuế. Bởi vì Luật hình sự nước ta quy định về mức xử phạt đối với tội trốn thuế còn quá nhẹ so với các nước trên thế giới (khung hình phạt cao nhất chỉ từ 2 đến 7 năm tù), thêm vào đó lại có rất ít trường hợp bị xử lý về tội này nên khi này BLHS khơng đủ sức răn đe và phịng ngừa tội phạm.

Trốn thuế là một hành vi vi phạm có thể chịu một trong hai chế tài là xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Cái ranh giới định lượng giữa hình sự và hành chính có thể bị cả hai phía là bên người nộp thuế và cán bộ thuế lợi dụng để lách luật. Vì thế chính sách hình sự ở nước ta cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về mức độ định lượng này để đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội và bịt kín kẽ hở cho các tội phạm lợi dụng để tránh chế tài hình sự.

BLHS hiện hành chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân. Vấn đề đặt ra là thực tế hiện nay phần lớn hành vi trốn thuế là của các tổ chức, doanh

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 61

nghiệp và chính việc trốn thuế của các đối tượng này mới thường ở mức độ nguy hiểm cao và có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên các tổ chức này chỉ có thể chịu trách nhiệm hành chính, một chế tài quá nhẹ so với hành vi vi phạm. Do đó, để có thể ngăn chặn hành vi vi phạm của pháp nhân, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phù hợp với xu thế của pháp luật trên thế giới, pháp luật hình sự Việt Nam cũng cần thiết phải có sự khẳng định pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ một số nước trên thế giới hiện nay như Anh, Canada, Trung Quốc… có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Theo đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự từ những người quản lý có vị trí nhất định vi phạm pháp luật hình sự với hình phạt chủ yếu là hình phạt tiền. Và những người quản lý này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt như hình phạt đã áp dụng đối với pháp nhân.

Về các văn bản pháp luật thuế: Luật thuế GTGT phải thể hiện đơn giản, rõ

ràng, ổn định, công bằng và nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế. Một trong những phương hướng để đạt được những điều này là chúng ta phải hồn thiện phương pháp tính thuế GTGT hiện nay. Bởi vì phương pháp tính thuế có hồn thiện thì Luật thuế GTGT mới có thể hồn thiện được. Luật thuế GTGT hiện hành quy định hai phương pháp tính thuế GTGT đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT. Điều này đã, đang và sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế và hưởng chế độ khấu trừ khác nhau. Thiết nghĩ nên bỏ phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT để đảm bảo tính cơng bằng về thuế và tiến tới minh bạch hóa việc sản xuất, kinh doanh với chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách rõ ràng, đầy đủ. Theo kinh nghiệm các nước cho thấy, họ thường quy định ngưỡng doanh thu chịu thuế, cụ thể những chủ thể kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng thì khơng phải nộp thuế, trên ngưỡng thì phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ trên doanh thu. Phương pháp này có thể áp dụng để thay thế phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT hiện nay. Để cho Luật thuế GTGT còn tồn tại duy nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế. Điều này sẽ tạo ra môi trường kinh

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 62

doanh bình đẳng cho các cơ sở kinh doanh, cũng như tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý thuế, từ đó góp phần hoàn thiện Luật thuế GTGT và ngăn ngừa các hành vi trốn thuế do sơ hở từ luật.

Danh mục các mặt hàng không chịu thuế GTGT tuy đã được giảm song phạm vi còn khá rộng, tạo ra sự phức tạp và làm giảm hiệu quả trong quản lý thuế, một số mặt hàng đưa vào diện này chưa hợp lý, gây gián đoạn trong công tác tính thuế, thu thuế GTGT, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế.

Ngoài ra, để thực hiện tốt Luật Thuế GTGT thì việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và kê khai thuế đầy đủ là các yếu tố quan trọng. Bởi hóa đơn, chứng từ khơng chỉ phục vụ cho việc tính và thu thuế GTGT mà cịn là cơ sở tính thuế đầu ra, đầu vào. Do vậy, chống thất thu thuế nói chung và chống thất thu thuế GTGT nói riêng cần giải quyết những vấn đề liên quan đến hóa đơn, chứng từ. Trên cơ sở đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về việc doanh nghiệp tự in hóa đơn để trao quyền tự tạo, tự in hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng trốn thuế GTGT qua hóa đơn đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động tự tạo và quản lý hóa đơn, một xu thế tất yếu của sự phát triển. Thế nhưng, khi mở quyền cho doanh nghiệp thì phải siết ở cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thì mới làm cho chính sách pháp luật phát huy được hiệu quả. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện kiểm soát gắt gao như trước đây (hóa đơn chỉ duy nhất một mẫu do Bộ Tài chính phát hành, doanh nghiệp phải đóng dấu trên từng hóa đơn) mà tình trạng bn bán hóa đơn bất hợp pháp vẫn diễn ra, gây thất thu thuế. Hiện nay, khi Nhà nước giao quyền tự tạo hóa đơn cho doanh nghiệp thì việc thơng thống này lại tiềm ẩn trong nó nhiều nguy cơ phát sinh thêm “chiêu trị” mới để trốn thuế. Vì nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp hiện nay chưa cao. Thế nên, bên cạnh việc nới lỏng này cho doanh nghiệp thì nhà nước cần có các văn bản pháp luật bổ sung để siết chặt hành vi vi phạm và phải tăng cường hơn công tác thanh tra, kiểm tra.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 63

Luật thuế GTGT năm 2008 quy định để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì ngồi điều kiện có đầy đủ hóa đơn mà cịn phải có thêm chứng từ thanh tốn qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Quy định này có tác dụng thúc đẩy thanh tốn qua ngân hàng, ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp vì chứng từ khi này xác nhận là có giao dịch thực tế giữa bên bán và bên mua, loại trừ gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng gây ra nhiều hoang mang cho doanh nghiệp vì chưa được hướng dẫn cụ thể và quy định chỉ mang tính khuyến khích là chủ yếu nên chưa có chế tài nếu doanh nghiệp khơng thực hiện thanh tốn qua ngân hàng. Thiết nghĩ để quy định này phát huy hết được ý nghĩa của nó thì chúng ta cần có lộ trình áp dụng cho phù hợp và phải có sự tập huấn cho các doanh nghiệp để họ không lúng túng trước quy định mới, và khi đó số tiền để phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng có thể nhỏ hơn mức hơn 20 triệu đồng để quản lý, kiểm soát tốt hơn việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế.

Cơ chế thơng thống trong đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp cần được thắt chặt hơn để các doanh nghiệp “ma” khơng cịn được thành lập một cách tràn lan, tùy tiện nữa. Cần thiết phải xác định nhân thân người lập doanh nghiệp đồng thời phải xác định điều kiện của người điều hành doanh nghiệp như trình độ văn hóa, pháp luật, chun mơn nghiệp vụ…Song song với sự thay đổi của Luật doanh nghiệp thì cơ chế kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh sau khi được thành lập cũng phải được tăng cường hơn nhằm ngăn chặn một cách triệt để việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp. Từ đó hạn chế được tình trạng trốn thuế thơng qua hóa đơn GTGT, một thủ đoạn phổ biến hiện nay.

Việc thất thu thuế không chỉ do người nộp thuế mà cịn có nguyên nhân quan trọng từ phía cơ quan quản lý thuế, thực tế cho thấy khơng ít cán bộ thuế thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khiến cho đối tượng nộp thuế bất hợp tác. Tuy nhiên trách nhiệm cụ thể của cán bộ thuế, cơ quan quản lý thuế lại không được quy định cụ thể trong Luật quản lý thuế. Điều này tạo

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 64

ra sự bất bình đẳng trong luật cũng như tạo tâm lý coi thường pháp luật cho một bộ phận cán bộ thuế hiện nay. Do đó để đảm bảo việc xử lý vi phạm được công bằng, nghiêm túc, bình đẳng trước pháp luật ở cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, thì trong dự thảo sửa đổi Luật quản lý thuế cần thiết phải bổ sung thêm trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)