Giải pháp nâng cao khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm của

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 59 - 63)

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm:

2.2.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm của

các chủ thể:

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chung của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên chủ thể chun trách, giữ vai trị chính trong hoạt động này là các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cơ quan cơng an, Viện kiểm sát và Tịa án. Các cơ quan này

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 54

bên cạnh việc đang làm tốt vai trị của mình thì cũng cịn nhiều hạn chế trong cơng tác phòng chống tội phạm. Do đó việc nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống tội phạm là một yêu cầu cấp bách hiện nay, là một nhân tố quan trọng quyết định việc loại bỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Theo đó, tác giả xin đưa ra một số ý kiến sau:

Cơ quan Công an: Đây là lực lượng nòng cốt trong phòng ngừa tội phạm

thông qua các hoạt động điều tra, trinh sát, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Tham mưu cho Đảng, nhà nước trong hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch phịng ngừa tội phạm…Việc thơng thạo về các nghiệp vụ trên sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ, chiến sĩ cơng an đấu tranh phịng chống tội phạm có hiệu quả hơn. Điều này địi hỏi chiến sĩ Cơng an nhân dân phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt đồng thời phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắt các kiến thức về hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như các hoạt động tố tụng hình sự. Do đó Nhà nước ta cần có những phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng công an nhân dân đạt được những yêu cầu cần thiết trên. Đối với lực lượng công an chuyên về lĩnh vực kinh tế, bên cạnh bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn chung thì cần phải bồi dưỡng thêm về chun mơn trong lĩnh vực kinh tế để các chiến sĩ này có hiểu biết sâu hơn hoạt động kinh tế cũng như biết phân tích các hoạt động kinh tế, kế tốn trong việc thanh tra, kiểm tra. Riêng đối với lĩnh vực thuế, cơ quan chủ quản trực tiếp là các cơ quan quản lý thuế như Cục thuế, Hải quan…Do đó, cơ quan Cơng an cần có sự phối hợp tốt, giám sát, kiểm tra lẫn nhau với các cơ quan này để có thể kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi trốn thuế cũng như tham ô, nhũng nhiễu của cơ quan thuế, cán bộ thu thuế. Trên cơ sở nắm rõ tình hình các vụ án trong lĩnh vực thuế, lực lượng Công an cần tham mưu kịp thời cho Chính phủ, các bộ ngành tài chính về những phương thức, thủ đoạn phạm tội phổ biến, về các trường hợp trốn thuế. Từ đó đề ra kế hoạch phòng ngừa tội phạm đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định của các văn bản thuế để phù hợp với tình hình thực tế, bịt kín các lỗ hỏng pháp luật mà tội phạm lợi dụng để trốn thuế.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 55

Cần tính tốn lại tổ chức của lực lượng Công an nhân dân để vừa đảm bảo phòng ngừa, đấu tranh theo tuyến, địa bàn, ngành hàng trọng điểm vừa phân công theo hệ loại đối tượng, nhóm tội danh. Do đó nên cần tách ra hoặc bổ sung thêm các đơn vị chuyên trách phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế theo các nhóm tội như tội trốn thuế, tội sản xuất buôn bán hàng giả,…là những tội phạm kinh tế có tính đặc thù riêng và đang có chiều hướng phức tạp [10-tr.240]. Bên

cạnh đó cần trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, cung cấp kinh phí phù hợp, nâng cao mở rộng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của bộ phận phòng chống tội phạm này.

Viện kiểm sát: thông qua thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp, Viện kiểm sát thực hiện vai trò phòng ngừa tội phạm của mình. Vì vậy cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ của kiểm sát viên để có thể đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, truy tố đúng người, đúng tội. Thêm vào đó cần phải nâng cao trình độ về thống kê tội phạm cho kiểm sát viên vì việc thống kê này sẽ là cơ sở để đánh giá tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp phịng ngừa tội phạm thích hợp đối với từng địa phương, từng thời kỳ.

Tòa án: Vai trò phòng ngừa tội phạm của Tịa án thể hiện thơng qua hoạt

động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự, xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, thông qua công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và hoạt động tuyên truyền pháp luật. Trong đó qua hoạt động xét xử, Tịa án nắm rõ cơ cấu, động thái của tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm. Vì vậy, Tịa án cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác lên kế hoạch phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, số vụ án trốn thuế được đưa ra xét xử mỗi năm là rất ít. Vì thế để tăng cường tuyên truyền trong nhân dân về pháp luật thuế và răn đe các chủ thể có động cơ trốn thuế, Tòa án cần mở các phiên tòa xét xử lưu động xử lý nghiêm các vụ án trốn thuế.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 56

Hiện nay ở nước ta, cơ quan thực hiện nhiệm vụ thống kê tội phạm là Viện kiểm sát nhân dân. Trong phạm vi của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Cơ quan Cơng an, Tịa án có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, Viện kiểm sát thống kê tội phạm một phần theo chức năng của mình, một phần dựa vào nguồn số liệu thống kê từ cơ quan Cơng an và Tịa án. Thế nhưng số liệu tội phạm chưa phản ánh trung thực nhất tình hình tội phạm trên thực tế. Bởi vì cơng tác thống kê hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập, các cơ quan có chức năng thống kê trên chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhau. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn cho các cán bộ làm nhiệm vụ thống kê thì chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng. Để từ đó cơng tác thống kê tình hình tội phạm phản ánh trung thực nhất tình hình tội phạm trên thực tế, thúc đẩy công tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả hơn.

Bên cạnh các chủ thể phòng ngừa tội phạm trực tiếp kể trên, ta còn phải kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Việc nâng cao ý thức và vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện và tố giác tội phạm là điều hết sức cần thiết hiện nay. Riêng trong lĩnh vực thuế, các cơ sở kinh doanh cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ thuế, của cơ quan thuế. Vì thực tế cho thấy, các vụ tham nhũng bị phát hiện liên quan đến cán bộ thuế phần lớn là do các chủ doanh nghiệp, công dân nộp thuế tố giác, số vụ việc do cơ quan chức năng như cơ quan thuế cấp trên, thanh tra, cơ quan Công an phát hiện là rất hiếm. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tố giác này cho cơng dân, ta phải thiết lập một cơ chế, chính sách tố giác tội phạm cho người dân, nâng cao tinh thần này cho họ bằng các biện pháp khuyến khích cũng như đảm bảo an toàn cho người tố giác. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần phát hiện kịp thời tội phạm đang xảy ra và có các biện pháp kịp thời xử lý.Từ đó giúp cho cơng tác phịng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.

SVTH: Trần Xuân Đài Trang 57

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế GTGT trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)