Dự báo về tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

TIỀN GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Dự báo về tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.1 Dự báo về tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Cơ sở dự báo

3.1.1.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay trong đó có các loại tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ngày càng tăng cao, ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Chỉ thị xác định cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng, chống với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơng tác phịng, chống tội phạm phải được thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp, phải tơn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân và phải lấy chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn cơng trấn áp tội phạm; đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tội phạm để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia cơng tác này.

- Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nước…

- Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm của các cơ quan chuyên môn; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các cơ quan khác, các tổ chức quần chúng trong phòng, chống tội phạm.

3.1.1.2 Các định hướng chủ yếu của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm của ngành Công an

Cũng trong nội dung chỉ thị số 48 - CT/TW, các định hướng chủ yếu của ngành Công an trong cơng tác phịng chống tội phạm được xác định trên các nội dung sau:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an tồn xã hội;

- Thực hiện tốt cơng tác thống kê tội phạm và ban hành quy chế thẩm định về bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng nhân dân vào cơng tác phịng, chống tội phạm;

- Củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng Công an trực tiếp chống tội phạm từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tập trung, chuyên sâu; xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ chống tội phạm vững vàng về chính trị, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, về pháp luật phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân;

- Đẩy mạnh công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu tiên tiến về khoa học, cơng nghệ trong cơng tác phịng, chống tội phạm;

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng, chống tội phạm, trước hết là với các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực ASEAN. Tổ chức thực hiện tốt các Công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia.

Riêng đối với Công an TPHCM, trong hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện đấu tranh chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự tháng 12/2012, lãnh đạo Công an Thành phố đã xác định trong thời gian tới cần đẩy mạnh mơ hình tồn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh phong trào quần

chúng, công tác phối hợp giữa các lực lượng, giữa các tỉnh thành để kịp thời chia sẻ thông tin và triệt phá nhanh nhất các băng nhóm, đặc biệt là loại tội phạm có tổ chức, xã hội đen, địi nợ th. Đồng thời lưu ý các lực lượng chức năng không chủ quan trước tình hình tội phạm. Phịng chống tội phạm phải đi liền với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Công an đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới là những định hướng chiến lược mang tính dự báo vì đều xây dựng dựa trên cơ sở những xu hướng phát triển của tội phạm trong tình hình mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những giải pháp, chiến lược cụ thể trong đấu tranh, phòng ngừa đối với tội phạm nói chung và tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói riêng.

3.1.2 Một số dự báo cụ thể về tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới

3.1.2.1 Lượng tiền Việt Nam giả được đưa ra lưu thông sẽ gia tăng và ngày càng tinh vi, khó phát hiện

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ đường lối đổi mới, mở cửa, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới trên quan điểm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và định hướng XHCN, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những hoạt động hợp tác được định hướng, kiểm sốt có mục tiêu cụ thể, trước hết là với các nước láng giềng, nơi có hoạt động phát triển mạnh của khu vực kinh tế cửa khẩu, nơi diễn ra sầm uất các giao dịch bn bán xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu mạch. Đây là vấn đề mang tính hai mặt. Các lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia, An ninh kinh tế, An ninh kinh tế đối ngoại, thị trường và nền tài chính quốc gia cần phải nhận thấy rằng: thị trường đầu mối và các thị trường hàng hóa lớn đang là cơ hội để phát triển kinh tế nội địa và cũng là môi trường, địa bàn chứa đựng các nguy cơ một số loại tội phạm hoạt động, trong đó có tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền Việt Nam giả.

Trong những năm gần đây tình hình làm tiền Việt Nam giả từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc) rồi chuyển vào Việt Nam tiêu thụ bằng nhiều cách ngày một ồ ạt về số lượng, lan rộng về địa bàn và kéo dài về mặt thời gian. Mặc dù các cơ quan chức năng của ta đã có nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn nhưng tình hình vẫn tiếp diễn rất phức tạp, chưa có biểu hiện giảm xuống. Tình hình những năm gần đây cho thấy nạn tiền giả khó có thể chặn đứng, dập tắt trong một khoảng thời gian ngắn, nhất là tình hình tiền Việt Nam giả xâm nhập

vào Việt Nam dọc tuyến biên giới Việt - Trung. Cần phải thấy rõ hoạt động làm tiền Việt Nam giả từ nước ngoài rồi vận chuyển vào Việt Nam sau đó có xu hướng đem đi tiêu thụ tại các thành phố lớn, trong đó TPHCM là một trong những địa bàn mà các đối tượng hướng đến đầu tiên. Hoạt động làm tiền giả ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam, dùng người Việt Nam (kể cả những đại lý bán, trao đổi tiền giả trên đất Trung Quốc do người Việt Nam mở) để lưu hành là một phương thức, thủ đoạn hết sức thâm độc và xảo quyệt của bọn phạm tội. Với phương thức hoạt động này, các cơ quan bảo vệ pháp luật của ta gặp rất nhiều khó khăn trong q trình đấu tranh. Thực tế cho thấy trong những năm qua chúng ta mới chỉ phát hiện và đấu tranh tương đối có hiệu quả với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đưa từ nước ngồi về, cịn đối với hoạt động làm tiền Việt Nam giả ở nước ngồi thì hầu như chúng ta chưa có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả và càng không thể trừng trị được kẻ phạm tội trước pháp luật. Hoạt động này của bọn phạm tội được dự báo diễn ra theo chiều hướng cụ thể như sau:

- Tiền Việt Nam giả sản xuất ở nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc) sẽ được các đối tượng tiếp tục làm với số lượng lớn và chủ yếu là các loại tiền polymer có mệnh giá lớn (100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng) để đưa vào Việt Nam lưu hành nhằm mục đích thu lợi bất chính.

- Tiền Việt Nam giả sản xuất ở nước ngồi sẽ có những cải tiến về phương pháp - công nghệ, tận dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật, do đó sẽ càng khó phát hiện hơn. Gần đây, qua cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm tiền giả, Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư đã xác định tiền giả được cải tiến in với công nghệ cao, họa tiết hoa văn sắc nét, màu sắc giống tiền thật hơn trước. Từ khoảng năm 2012, tiền giả đã 4 lần thay đổi serial, xuất hiện loại tiền giả khi vuốt nhẹ có cảm giác gợn tay, gần giống tiền thật.

- Các tổ chức hoạt động làm tiền Việt Nam giả ở nước ngồi sẽ hoạt động quy mơ hơn, tinh vi, xảo quyệt hơn, lợi dụng nhiều con đường khác nhau để đưa về TPHCM và các địa bàn khác để tiêu thụ.

Với những phân tích như trên kết hợp với diễn biến của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trong thời gian gần đây, có thể dự báo trong thời gian tới, lượng tiền giả được tuồn về TPHCM sẽ tăng lên với những hình thức làm giả tinh vi và ngày càng giống tiền thật hơn.

3.1.2.2 Tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả sẽ diễn biến ngày càng phức tạp hơn

Từ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, có cơ sở để khẳng định tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng. Bởi lẽ, những khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa được khắc phục và đang đối diện với nhiều khó khăn mới: khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu, thiên tai ngày càng nhiều do tác động của biến đổi khí hậu… Ở trong nước, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng toàn cầu nên tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng, đời sống của người dân tại TPHCM, nhất là đối với những người dân nhập cư vào TPHCM để mưu sinh, cịn nhiều khó khăn. Họ sẽ dễ bị các đối tượng thuê hoặc lôi kéo vào các đường dây tàng trữ, lưu hành tiền giả. Bên cạnh đó, việc thanh tốn bằng tiền mặt trong hầu hết các giao dịch cũng là một điều kiện mà các đối tượng lợi dụng để dễ dàng thực hiện hành vi đưa tiền giả ra lưu hành.

Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng phạm tội là muốn thu lợi bất chính từ hành vi lưu hành tiền giả. Chúng có thể đổi tiền giả thành hàng hóa có giá trị, tuy nhiên phần lớn chúng muốn nhanh chóng “tẩu tán” tiền giả và thu về tiền thật một cách nhanh chóng. Do đó trong thời gian tới bên cạnh việc mua hàng trực tiếp bằng tiền giả, các đối tượng vẫn tiếp tục tìm cách bán tiền giả cho các đối tượng hám lợi khác. Vì vậy, số lượng đối tượng phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả sẽ ngày một tăng lên.

Mặc dù các công tác tuyên truyền và đấu tranh của các lực lượng chức năng trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua có những hiệu quả nhất định, nhưng do có những hạn chế trong hợp tác quốc tế và quản lý ở cửa khẩu nên lượng tiền Việt Nam giả từ nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) vẫn tuồn về Việt Nam và TPHCM ngày càng nhiều (như đã dự báo như trên). Điều này cũng góp phần làm cho tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả ở TPHCM diễn biến ngày càng phức tạp hơn.

3.1.2.3 Thủ đoạn phạm tội sẽ ngày càng tinh vi hơn

Thời gian qua, các lực lượng chức năng bằng những biện pháp khác nhau đã phát hiện xử lý nhiều vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, cơ quan ANĐT Công an TPHCM đã điều tra phát hiện 69 vụ với 149 bị can thu được hơn 1.118.780.000 tiền Việt Nam giả. Tuy nhiên ta có thể thấy, số vụ án và số bị can qua từng năm vẫn chưa có xu hướng giảm xuống

rõ rệt, thậm chí xét về thiệt hại lại có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng ngày càng sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Trong thời gian tới, chúng sẽ tập trung vào một số thủ đoạn sau:

- Những đối tượng vận chuyển tiền giả từ nước ngồi về TPHCM sẽ khơng trực tiếp tiêu thụ mà thông qua các “chân rết” để tiêu thụ với số lượng nhỏ hoặc bán trực tiếp tiền giả cho các đối tượng khác để thu về tiền thật với giá trị tương ứng nhỏ hơn.

- Các đối tượng tàng trữ tiền giả sẽ chia nhỏ lượng tiền giả có được và đem cất giấu ở nhiều nơi khác nhau.

- Các đối tượng lưu hành tiền giả sẽ tiếp tục lợi dụng tâm lý mất cảnh giác của người bán hàng, lợi dụng những nơi không đủ ánh sáng, lợi dụng trường hợp người bán hàng già, yếu; lợi dụng những địa điểm tấp nập để giao dịch như các cây xăng, tiệm tạp hóa, chợ… để đưa tiền giả ra lưu thơng.

- Khi bị phát hiện hành vi lưu hành tiền giả, các đối tượng sẽ tìm cách ngụy biện, đổ lỗi cho người khác, sử dụng tiền thật mua hàng thay cho tiền giả bị trả lại… để khỏi gây nghi ngờ và nhanh chóng bỏ đi để tránh bị bắt giữ.

- Để tránh bị phát hiện, các đối tượng trong nước sẽ hạn chế việc trực tiếp vận chuyển tiền giả qua các cửa khẩu biên giới mà có thể gửi lẫn trong số hàng hóa khác được mua bán, vận chuyển hợp pháp qua biên giới hoặc thuê mướn số đối tượng “cửu vạn” chuyên nghiệp vận chuyển trái phép qua các đường tiểu ngạch thường sử dụng trong hoạt động buôn lậu.

- Để di chuyển số tiền giả tới đối tượng tiêu thụ “thứ cấp”, các đối tượng “đầu nậu” sẽ mở rộng việc lợi dụng các phương tiện vận tải công cộng, nhất là các phương tiện thuộc loại không hoạt động chính thức trong các bến do Nhà nước quản lý (thường là “xe dù”) để vận chuyển tiền giả từ biên giới phía Bắc về TPHCM. Sau đó, đối tượng trực tiếp lưu hành mới mang số tiền giả dự định lưu hành theo người đến địa điểm thực hiện hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)