Qua bảng trên ta thấy, tại địa bàn TPHCM trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, phịng ANĐT Cơng an TPHCM đã thụ lý điều tra tổng cộng 69 vụ án trong đó các bị can có hành vi tàng trữ và lưu hành tiền NHNN Việt Nam giả. Số vụ án có xu hướng giảm vào 2 năm 2009, 2010 nhưng năm 2011 và 2012 số vụ án có xu hướng tăng lên. Các bị can đều bị khởi tố bởi một, hai hoặc ba hành vi tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả, trong đó chủ yếu là tàng trữ và lưu hành tiền giả.
Tuy nhiên, thống kê trên của phịng ANĐT Cơng an TPHCM chưa thể phản ánh chính xác thực trạng tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả xảy ra trên địa bàn. Bởi vì cũng như mọi tội phạm khác, vẫn cịn một tỷ lệ tội phạm ẩn mà trong quá trình điều tra, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà cơ quan ANĐT chưa thể phát hiện được. Tỷ lệ tội phạm ẩn đó theo tác giả là không nhỏ, sau khi xem xét những đặc trưng của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Do thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi. Điều này thể hiện ngay cả trên việc làm tiền giả. Đồng tiền giả ngày càng giống tiền thật nên việc phát hiện ra tiền giả càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đối tượng phạm tội ngày càng chặt chẽ hơn trong việc tàng trữ, lưu hành tiền giả và có nhiều thủ đoạn mới nhằm đối phó với cơ quan chức năng và với cả người dân;
- Do đồng tiền của NHNN ta chưa có những đặc điểm để chống bị làm giả ở mức độ cao;
- Do người dân trong quá trình trao đổi chưa có thể sử dụng rộng rãi các phương tiện hữu hiệu để phát hiện tiền giả;
- Do phương tiện thanh toán ở Việt Nam hiện nay vẫn là tiền mặt, các hình thức thanh tốn khác chưa được thực hiện một cách rộng rãi;
- Do hạn chế về phương tiện và lực lượng của cơ quan chức năng trong điều tra, phát hiện, xử lý tiền giả.
Vì vậy số lượng thực tế chắc chắn còn vượt xa con số 69 vụ và 119 bị can mà Cục ANĐT Bộ Cơng an và Phịng ANĐT Cơng an thành phố Hồ Chí Minh đã khám phá được.
Qua tham khảo số liệu tổng kết cơng tác phịng chống tội phạm tiền giả trong 10 năm (2002 – 2012) theo tổng hợp thống kê của Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Bộ Cơng an và Phịng An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Cơng an TPHCM qua công tác truy xét từ năm 2007 đến đến hết năm 2012 trên cả
nước xảy ra 1937 vụ án liên quan đến tiền giả, riêng các tỉnh miền Đông nam bộ là 507 vụ. Qua đó ta thấy, TPHCM – một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nơi tập trung nhiều đối tượng, thành phần khác nhau, là một trong những địa bàn tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả xảy ra phức tạp nhất.
Trong thực trạng hoạt động phạm tội của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM ta thấy hầu như tất cả các vụ án, các đối tượng đều thể hiện hai hành vi là tàng trữ tiền giả và lưu hành tiền giả.
Qua thống kê số liệu của phòng ANĐT Công an TPHCM, VKSND TPHCM và của TAND TPHCM thì đa số các đối tượng đều bị điều tra, truy tố, xét xử hành vi “tàng trữ, lưu hành tiền giả”, chỉ một số ít vụ đối tượng thực hiện một hành vi “tàng trữ tiền giả” hoặc “lưu hành tiền giả”. Trong tổng số 69 vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả diễn ra trên địa bàn TPHCM thì:
- Đối tượng thực hiện hành vi tàng trữ tiền giả: 02 vụ chiếm 2,90%; - Đối tượng thực hiện hành vi lưu hành tiền giả: 12 vụ chiếm 17,39%; - Đối tượng thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả: 55 vụ chiếm 79,71%.
Sở dĩ các đối tượng bị khởi tố về một hành vi độc lập là tàng trữ hoặc lưu hành tiền giả chiếm tỉ lệ thấp vì hai hành vi này thường gắn liền với nhau. Thực tế có cả hành vi vận chuyển nhưng cơ quan điều tra ít khi khởi tố hành vi này. Rất khó để có thể phát hiện ra đối tượng chỉ thực hiện hành vi tàng trữ tiền giả, các cơ quan chức năng thường phát hiện khi đối tượng đang thực hiện hành vi lưu hành tiền giả, từ đó tiến hành các hoạt động khám xét, truy tìm và làm rõ hành vi tàng trữ tiền giả. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi trong việc cất giấu tiền giả đã gây khó khăn rất nhiều cho việc phát hiện. Điều này cho thấy số lượng tội phạm ẩn của loại tội phạm này còn rất cao.
2.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm tội, loại tội (được phân chia theo nhiều căn cứ khác nhau) trong chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra trong cùng địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định16
.