- Thực hiện có hiệu quả dự án“Nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn tiền giả lưu hành trong hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước” của NHNN Việt Nam
Thời gian quan, NHNN Việt Nam chi nhánh TPHCM cũng đang thực hiện dự án “Nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn tiền giả lưu hành trong hệ thống
Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước” với tổng mức đầu tư hơn 293 tỷ đồng của NHNN. Mục tiêu chung của dự án là đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tiền giả; bảo vệ đồng tiền Việt Nam trong hoạt động kiểm đếm, phân loại, thu, chi tiền mặt; không để tiền giả lọt vào hệ thống kho quỹ của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về đặc điểm bảo an của đồng tiền Việt Nam, cách phân biệt tiền thật, tiền giả nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho cá nhân, tổ chức; nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân khi phát hiện tiền nghi giả, tiền giả, hạn chế đến mức thấp nhất tiền giả quay vịng, lưu thơng trên thị trường. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, nhận thức pháp luật về phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam cho toàn bộ cán bộ kiểm ngân, thủ quỹ, giao dịch viên thuộc hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đào tạo, cấp chứng chỉ về nghiệp vụ giám định tiền cho số cán bộ làm công tác giám định tiền của NHNN; Nâng cao năng lực kiểm đếm, phân loại của các tổ chức tín dụng, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phân loại tiền, đảm bảo toàn bộ lượng tiền mặt thu, chi qua quỹ Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được kiểm tra chặt chẽ, chính xác; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước với các ngành chức năng trong cơng tác phịng, chống tiền giả…
Thực hiện dự án trên, bên cạnh việc tuyền truyền, NHNN chi nhánh TPHCM đã áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, NHNN mở các lớp tập huấn nghiệp vụ phát hiện tiền giả, kết hợp
với việc nâng cao hiểu biết pháp luật về tội phạm tiền giả cho tất cả các nhân viên NHNN chi nhánh TPHCM. Từ năm 2010 - 2012, NHNN chi nhánh TPHCM đã tập trung chủ yếu vào các công việc cho đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ kiểm ngân, kho quỹ…. Nội dung tập huấn tập trung vào hướng dẫn cách nhận biết và xử lý tình huống khi nhận được tiền nghi giả, tiền giả; thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả của tội phạm. Mục đích chính của hoạt động này là
nhằm ngăn chặn tiền giả lưu thông trên thị trường và lọt vào hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
Thứ hai, NHNN chi nhánh TPHCM tiến hành công tác điều tra xã hội học
đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền qua từng năm; từ đó, rút kinh nghiệm và bổ sung những nội dung mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Công tác điều tra xã hội học trên cũng là cơ sở để đưa ra phương hướng công tác hàng năm của NHNN chi nhánh Thành phố. Dựa vào những kết quả điều tra, NHNN còn đưa ra những kiến nghị cho các lực lượng chức năng đưa ra các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả phù hợp.
- Đưa vào lưu hành đồng tiền có khả năng chống làm giả cao
Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, việc NHNN Việt Nam đưa tiền polymer vào lưu thông dần thay thế tiền cotton mệnh giá từ 10.000 đồng trở lên từ sau năm 2003 trên cả nước nói chung và tại TPHCM nói riêng. Tiền polymer tại Việt Nam là loại tiền bằng polymer được NHNN Việt Nam phát hành năm 2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại, đồng thời nâng cao chất lượng, nhất là khả năng chống làm giả của đồng tiền. Theo NHNN Việt Nam, giấy nền polymer cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật chống giả trong đồng tiền. Bên cạnh những yếu tố bảo an được ứng dụng tương tự như trong giấy in tiền cotton (hình bóng chìm, hình định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...), giấy nền polymer cịn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in laser. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt cịn có ưu điểm rất dễ nhận biết. Việc in tiền trên chất liệu polymer cũng tính tới khả năng phân biệt tiền giả cho người khiếm thị. Với đặc tính chống làm giả cao của tiền polymer, việc làm tiền polymer giả tại Việt Nam là điều rất khó thực hiện. Qua khảo sát, điều tra của Công an TPHCM, trên cả nước chưa phát hiện cơ sở làm tiền polymer giả nào. Tất cả tiền giả bằng chất liệu polymer đều được làm từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan) sau đó được đưa vào nước ta tiêu thụ. Điều đó làm hạn chế phần lớn điều kiện phạm tội của các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả. “Đến cuối 2007 đầu năm 2008, tiền cotton có mệnh giá 10.000 đồng trở lên
khơng cịn lưu hành trên địa bàn TPHCM”29. “Đến nay, các loại tiền giả polymer đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng, hoặc đơn giản là có thể kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc (tiền giả làm bằng chất liệu ni lông, dễ bai, giãn hoặc rách)"30
. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng không nắm được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể là nạn nhân tiềm tàng của tội phạm về tiền giả.
Kết quả các biện pháp trên của NHNN thể hiện rõ khi lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước liên tiếp giảm trong hơn 4 năm qua. Theo số liệu thống kê của NHNN, quý I/2012 giảm 32,11% so với cùng kỳ năm 2011; giảm 45,63% so với cùng kỳ năm 2010 và giảm 75,23% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, năm 2011, lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước giảm tới 23,86% so với năm 2010; giảm 56,84% so với
năm 2009; giảm 58,14% so với năm 2008 và giảm 65,71% so với năm 200731.
2.4.1.2 Các biện pháp phòng ngừa của các ngân hàng khác ngoài Ngân hàng Nhà nước
Các ngân hàng khác ngoài NHNN Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại nước ngoài và các Ngân hàng liên doanh và các văn phịng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngồi. Trong đó các ngân hàng tiêu biểu như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Agribank, Ngân hàng Á Châu - ACB… cũng thông qua các hoạt động giao dịch tiền tệ tăng cường các biện pháp nhằm phát hiện tiền giả, ngăn chặn tiền giả vào hệ thống ngân hàng như tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có giao dịch với Ngân hàng về cách nhận biết tiền giả; nâng cao năng lực chun mơn của các nhân viên tín dụng, kho quỹ của Ngân hàng. Đặc biệt, các Ngân hàng đều quán triệt và yêu cầu mọi nhân viên nhanh chóng báo cáo với lực lượng Công an khi phát hiện tiền giả hoặc nghi giả. Các biện pháp trên phát huy hiệu quả cụ thể là số tiền giả thu được qua hệ thống ngân hàng đã giảm rõ rệt qua từng năm.
2.4.1.3 Các biện pháp phòng ngừa của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh